Chính sách ưu đãi về xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam docx (Trang 84 - 85)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH PHỦ

3. Chính sách ưu đãi về xuất khẩu.

Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho Tổng Công ty đủ sức

cạnh tranh trong bối cảnh của sự toàn cầu hoá:

- Cho tiếp tục áp dụng thuế suất hàng dệt may bằng 0% để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.

- Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở khai thác, phát huy

hiệu quả, nội lực của đất nước, Bộ tài chính cần xem xét lại mức thuế

nhập khẩu của các mặt hàng trong nước đã bắt đầu sản xuất được, trong đó có sợi, vải để đảm bảo sản xuất ttrong nước tránh tình trạng

giá thành sản xuất của sản phẩm lại lớn hơn giá nhập khẩu, làm giảm

sức cạnh tranh của hàng hoá ta trên thị trường nước ngoài. Nhà nước

cần miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất các chủng loại sản

phẩm (mặt hàng dệt, phụ liệu may...) thay thế nhập khẩu để làm hàng phục vụ xuất khẩu, tạo điều kiện cho Tổng Công ty có thể bán ngang hoặc thấp hơn giá nhập sản phẩm cùng chủng loại và tạo cho hàng may mặc xuất khẩu được theo phương thức FOB.

- Bên cạnh đó, Nhà nước có thể áp dụng một số biện pháp khác như cấp tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu.... nhằm giúp Tổng Công

ty giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập, lợi nhuận đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu. Thực tế mấy năm qua, Nhà nước

vẫn chưa thực sự chú trọng tới hoạt động hàng may mặc. Một thực

trạng trong ngành may xuất khẩu đó là: dù biết rằng gia công may

không hiệu quả bằng hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, Tổng

Công ty phải vay vốn mua nguyên liệu đầu vào, rồi sau một chu kì sản

xuất (3-4 tháng) mới bán sản phẩm thu tiền lãi trả ngân hàng. Do

không có ưu đãi về lãi suất nên sau khi trừ đi chi phí sản xuất và lãi ngân hàng, hiệu quả thu được không cao hơn hình thức gia công là bao nhiêu, lại chịu nhiều rủi ro. Trong khi đó, hình thức gia công tuy hiệu

quả thấp nhưng chắc chắn. Như vậy Nhà nước và xã hội bị thiệt vì đơn

cử một ví dụ là: theo hình thức gia công thì giá gia công một áo sơ mi

khoảng 0,7-0,8 USD, gấp gần 5 lần. Do vậy, đòi hỏi Nhà nước phải

nhanh chóng áp dụng một cách hợp lý các biện pháp trên để khuyến

khích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam docx (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)