Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Dệt-may Việt

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam docx (Trang 27 - 31)

I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT-MAY VIỆT

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Dệt-may Việt

Nam:

Ngành Dệt - May xuất khẩu Việt Nam ra đời từ những năm 58 ở miền Bắc

và những năm 70 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 sau khi thống nhất đất

nước thì ngành mới có sự phát triển đáng kể.

Năm 1978, Liên hiệp các xí nghiệp dệt toàn quốc được thành lập trên cơ sở

thống nhất Liên hiệp các xí nghiệp Dệt phía Bắc và Tổng Công ty Dệt phía Nam, đã phát huy vai trò tích cực trong công tác quản lí ngành kinh tế kĩ thuật,

tạo ra những khả năng liên kết sản xuất giữa hai miền.

Năm 1987-1989, từ tổ chức Liên hiệp các xí nghiệp Dệt chuyển thành Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Dệt để kết hợp sản xuất và kinh doanh xuất

nhập khẩu. Đến ngày 5/3/1996 Liên hiệp sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt được

chuyển thành Tổng Công ty Dệt Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là:

- Trung tâm thương mại của ngành dệt, lấy xuất nhập khẩu là trung tâm hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của ngành.

- Làm đầu mối của ngành kinh tế kĩ thuật và là hạt nhân của hiệp hội Dệt

Việt Nam.

Với mô hình này, không đáp ứng được yêu cầu củng cố và phát triển ngành Dệt, không phát huy được sức mạnh tổng hợp, không tạo được thế và lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Mặt khác, Nghị định 388/HĐBT ra đời tạo cho các cơ sở phát huy lợi thế chủ động nhưng lại thiếu sự liên kết với nhau thành

sức mạnh, xuất hiện việc tranh mua tranh bán cục bộ bản vị trong sản xuất kinh

doanh, dẫn đến không có một sự chỉ huy thống nhất trong ngành. Do quản lí

phân tán nên không đủ sức có đại diện ở nước ngoài, một cuộc triển lãm ở nước ngoài có nhiều đơn vị tham gia mặt hàng trùng lặp, giá cả chào hàng không giống nhau. Nhiều Công ty nước ngoài đã lợi dụng sơ hở về mặt tổ chức

và quản lí của ta chèn ép, thủ đoạn dẫn đến thua thiệt cho nền kinh tế nói

chung và cho từng cơ sở ngành dệt nói riêng.

Tiến gần đến thế kỷ 21, công nghiệp dệt may đã và đang có thêm những

thuận lợi để phát triển sôi động với tốc độ ngày càng cao. Song song cùng phát triển các nguồn lực trong nước, các doanh nghiệp quốc doanh cũng đang trong

quá trình tích cực thay đổi về tổ chức quản lí, sắp xếp lại sản xuất theo hướng

liên kết nhiều đơn vị cùng ngành nghề hoặc cùng cấp quản lí thành những

Tổng Công ty, Công ty lớn : đổi mới thiết bị và công nghệ, tăng cường đào tạo

cán bộ quản lí kỹ thuật, tiếp thị, thiết kế mẫu mã nhằm nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Trên tinh thần này, ngày 29 tháng 4 năm 1998 Chính Phủ

Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam (VINATEX) trên cơ sở thống nhất Tổng Công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp

các xí nghiệp sản xuất-xuất nhập khẩu May nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, tạo được thế và lực để thúc đẩy sản xuất-kinh doanh hàng Dệt-May phát triển.

Tổng Công ty Dệt May Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Textile and Garment Corporation, viết tắt là VINATEX. Trụ sở chính

của Tổng Công ty đặt tại 25 Bà Triệu Hà Nội. Tổng Công ty Dệt-May Việt

Nam là một trong 18 Công ty quốc gia hoạt động theo hướng tập đoàn, chịu sự

quản lí trực tiếp của Chính phủ và Bộ công nghiệp. Tổng Công ty có tư cách

pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm

về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do Tổng Công ty quản lý,

có con dấu, có tài sản và các quĩ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng

trong nước và nước ngoài theo luật định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng Công ty.

Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt,

hàng may mặc (từ đầu tư, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu),

tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác nhau theo qui định của

pháp luật. Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Lựa

chọn, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hướng dẫn và phân công thị trường cho các đơn vị thành viên. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, thiết bị theo chiến lược chung. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, kĩ thuật và công nhân lành nghề.

Các ngành nghề kinh doanh cụ thể là : Công nghiệp dệt may : sản xuất

kinh doanh từ nguyên liệu vật tư, thiết bị phụ tùng, phụ liệu hoá chất, thuốc

nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may, xuất nhập khẩu hàng dệt

may gồm các chủng loại tơ, sợi vải hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn

bông, len thảm đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu hoá chất,

thuốc nhuộm, hàng công nghệ thực phẩm, nông lâm hải sản, thủ công mĩ nghệ,

ô tô xe máy, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác, kinh doanh kho vận,

khu ngoại quan. Thiết kế, thi công xây lắp phục vụ ngành dệt may và xây dựng

dân dụng. Dịch vụ khoa học công nghệ, du lịch khách sạn, nhà hàng văn

phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước, xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng ngành dệt may, trang thiết bị văn phòng, thiết bị tạo mẫu thời trang, phương

tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử cao su.

Với tổng số vốn khi thành lập là 1.562.500 triệu đồng, trong đó:

-Vốn lưu động: 547.140 triệu đồng

-Vốn cố định : 1.015.360 triệu đồng

Hiện tại, Tổng Công ty có 40 doanh nghiệp thành viên tham gia sản xuất từ

kéo sợi dệt vải, hoàn tất và may mặc, một Công ty tài chính, ba xí nghiệp sửa

chữa và sản xuất phụ tùng, một viện thiết kế kĩ thuật dệt may, một viện mẫu và thời trang, ba trường đào tạo công nhân. Có các chi nhánh ở thành phố Hải

Phòng và Đà Nẵng và hai Công ty du lịch và dịch vụ thương mại ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một số đại diện ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng

Công ty còn có Công ty tài chính TFC là tổ chức tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự đổi mới tổ chức như trên

có ý nghĩa kết hợp hai ngành dệt và may trước đây vốn hoạt động riêng lẻ

thành một tổ chức chung để giảm dần sự cạnh tranh phân tán, manh mún trong

đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời có thể tích tụ, tập

trung vốn cho sự phát triển lâu dài vừa chuyên môn hoá vừa đa dạng hoá một cách cân đối, hài hoà. Trong tương lai không xa, với sự ra đời của hiệp hội Dệt

May Việt Nam đã tạo mái nhà chung cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc

mọi thành phần kinh tế có thể liên kết và hỗ trợ nhau tốt hơn trong sản xuất

kinh doanh.

2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.

Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam có quyền quản lí, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực đã được giao theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục

tiêu nhiệm vụ do Nhà nước giao. Mặt khác, Tổng Công ty có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lí, sử dụng các nguồn lực mà Tổng Công ty đã nhận của Nhà nước, điều chỉnh các nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành

viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của

toàn Tổng Công ty. Ngoài những quyền hạn trên, Tổng Công ty còn có những

nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt và hàng may theo qui hoạch và kế hoạch phát triển ngành dệt và ngành may của Nhà nước và theo yêu cầu của

thị trường, bao gồm : xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu phụ

liệu, thiết bị phụ tùng, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước,

phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước

giao, gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu

quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện

nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.

khoa học công nghệ và công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng Công ty.Tổ chức các hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn đầu tư, đào tạo trong và ngoài Tổng Công ty.

- Xác định chiến lược đầu tư, thẩm định các luận chứng hợp tác, đầu tư,

liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp thành viên trình Nhà nước xét

duyệt, làm chủ các công trình đầu tư mới.

- Điều tra nghiên cứu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước về cung cấp

vật tư, nguyên liệu chính, thực hiện hợp tác quốc tế, kinh doanh đối ngoại, thị trường xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam docx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)