Giải pháp đầu tư hiện đại hoá công nghệ-m ẫu mã hàng may.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam docx (Trang 78 - 80)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ PHÍA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM.

2. Giải pháp đầu tư hiện đại hoá công nghệ-m ẫu mã hàng may.

Thực trạng rõ nét đối với hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công

ty là chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công (chiếm 80%). Do vậy, hiệu

quả đem lại không cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành Dệt ở nước ta chưa

phát triển, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ, thiết bị kĩ thuật chậm so với

Trung Quốc, Thái Lan khoảng 5-7 năm, hàng năm sản xuất mới đạt 50-60%

năng lực. Do vậy, chất lượng và số lượng vải trong nuớc kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Như trên đã phân tích, để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, Tổng Công ty cần giảm dần hình thức gia công xuất khẩu và đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu theo phương thức FOB.

Do vậy, giải pháp cần thiết ở đây là phải đầu tư phát triển ngành dệt để phát

triển ngành may, bao gồm cả đâù tư chiều sâu và đầu tư các công trình mới,

nâng cao trình độ công nghệ phát triển sản xuất đồng bộ.

Đầu tư chiều sâu bao gồm cả đầu tư mở rộng là một yêu cầu cấp thiết để có

lượng cao, giá thành hạ, có vải cho ngành may xuất khẩu theo phương thức

FOB, chiếm lĩnh lại thị trường nội địa và hoà nhập vào thị trường may ASEAN

khi hiệp định AFTA có hiệu lực.

Tổng Công ty cần tăng vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại, đặc biệt ưu tiên các công nghệ tiên tiến cho

ngành dệt nhằm tăng nhanh các loại vải đủ tiêu chuẩn cho ngành may xuất

khẩu. Đầu tư chiều sâu nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây

chuyền thiết bị, bổ sung mới, cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ

mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất... để tăng

một số mặt hàng chủ lực, có uy tín về nhãn hiệu hàng hoá, có giá cạnh tranh ở

cả thị trường trong và ngoài nước.

Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế,

kỹ thuật, với chiến lược phát triển của Tổng Công ty. Dù là bổ sung một máy,

một dây chuyền công nghệ... đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản lý ... nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất. Song tìm giải pháp để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là một vấn đề quan trọng và cấp

thiết, có tính quyết định tới tốc độ phát triển. Ngân sách Nhà nước thì hạn chế,

nhiều công trình hạ tầng y tế và giáo dục Nhà nước phải ưu tiên. Bước đầu

công nghiệp hoá của các nước nghèo Châu Á vẫn phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Do vậy, với phương châm thực tế trong hoàn cảnh

Việt Nam hiện nay, Tổng Công ty cần nhanh chóng đưa Công ty tài chính đi

vào hoạt động. Nhiệm vụ của Công ty tài chính là huy động vốn (phát hành trái phiếu vay từ các nguồn tín dụng trong và ngoài nước ...) để cho vay (các dự án đầu tư) và thực hiện một số dịch vụ tài chính khác.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty cần đầu tư phát triển sản xuất phụ liệu, nguyên liệu mà trong nuớc có điều kiện. Đây là chất xúc tác để chuyển đổi hình thức

gia công xuất khẩu sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Vì theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm, Tổng Công ty có thể tận dụng được những nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước, giá cả rẻ hơn làm tăng

quyết thất nghiệp. Mặt khác, hình thức xuất khẩu này còn vừa tạo đầu ra cho

ngành dệt vừa tạo đầu vào cho ngành may.

Đặc biệt trong lĩnh vực mốt, Tổng Công ty còn có nhiều bỡ ngỡ, chưa có đủ hiểu biết về yêu cầu thị hiếu của từng thị trường EU, Mỹ, Nhật... nên sớm đầu tư thích đáng về cơ sở tạo mốt và nâng cao nghiệp vụ tạo mốt, sử dụng

các thiết bị chuyên dùng computer, điện tử trong thiết kế cắt may, có kế hoạch

hợp tác với viện Mốt, hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt người nước ngoài để

rút ngắn quá trình thâm nhập và đẩy nhanh sản phẩm của ta tới các thị trường

rộng lớn đó.

* Nâng cao chất lượng mặt hàng.

Với mục tiêu sản xuất các mặt hàng có chất lượng, mẫu mã phong phú đẹp,

hợp thời trang, hạ giá thành, tăng dần vải dệt cho ngành may xuất khẩu theo FOB đạt 70% vào năm 2010. Tổng Công ty cần xây dựng được qui chế quản

lý chất lượng mặt hàng, xây dựng các hoạt động bảo đảm chất lượng và hoạt động quản lý, hoạch định chất lượng.

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng cần xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng

không ngừng và tăng cường trách nhiệm xét duyệt chính sách về quản lý chính

sách chất lượng. Triển khai xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9000 và TMQ.

Điều này đòi hỏi công sức trí tuệ, thời gian đầu tư đổi mới mạnh mẽ, và quyết

tâm của lãnh đạo Tổng Công ty mới có thể đạt được.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam docx (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)