Các giai đoạn phát triển của ruồi trâu, Ruồi trâu trưởng thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình nhiễm ngoại ký sinh trên lợn, nhiễm trứng và ấu trùng giun sán đường tiêu hóa trên nền đệm lót sinh học tại huyện duy tiên hà nam, biện pháp phòng trị (Trang 40 - 41)

của ruồi trâu

Ruồi cái đẻ từ 50 - 60 trứng, trứng mầu vàng, dài 1mm, sau 4 ngày trứng nở ra ấu trùng dạng hình giun phân đốt nhẹ, ấu trùng ăn thực vật và thành thục sau khoảng 15 ngày rồi biến thành nhộng, nhộng có hình trụ phân đốt mầu xám. Sau 8 ngày thì phát triển thành dạng trưởng thành (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996).

2.5.2. Rận lợn (Haematopinus suis)

Rận là một trong số những loài ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất trên lợn. Tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào điều kiện chuồng nuôi và cách thức chăm sóc. Rận cái trưởng thành dài khoảng 0,5cm. Do có kích thước lớn nên chúng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ bằng cách đâm thủng da sau đó hút máu. Vị trí ký sinh ưa thích của chúng là những vùng da gấp quanh cổ và nách, trong tai, bốn chân và các ngón chân. Cả con đực và cái đều có thể hút máu, chúng hút bốn lần một ngày. Vết cắn của rận gây kích thích mạnh cho lợn, khiến chúng đau và ngứa. Do đó lợn thường cọ mình vào tường hoặc nền chuồng, đây chính là nguyên nhân khiến lợn bị rụng lông, tổn thương da dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp.

Vòng đời

Toàn bộ vòng đời của rận diễn ra trên vật chủ. Rận cái đẻ trứng trên bề mặt da của lợn. Rận cái đẻ từ 2-3 trứng mỗi ngày, chúng có thể đẻ 90 trứng trong thời gian từ 25-30 ngày. Trứng nở sau 12 - 20 ngày. Rận con trưởng thành sau khoảng 10-12 ngày. Sau khoảng 14-18 ngày, rận cái đã có thể đẻ trứng (D. P. Davis and R. E. Williams, 1986).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình hình nhiễm ngoại ký sinh trên lợn, nhiễm trứng và ấu trùng giun sán đường tiêu hóa trên nền đệm lót sinh học tại huyện duy tiên hà nam, biện pháp phòng trị (Trang 40 - 41)