Giun đực dài 12-25mm, rộng 1,4-2,0mm. đuôi cong tù, có nhiều gai, gai giao hợp không bằng nhau, dài 0,88mm. con cái dài 25-49mm. Âm hộ đổ ra hơi dịch về phía trước đường giữa thân. Trứng dài 0,068-0,074mm rộng 0,039- 0,042mm.
Hình 2.10. Trứng của giun dạ dày
Trứng tồn tại rất lâu trong phân, tới 6 - 12 tháng, trong điều kiện tự nhiên sống 1-2 năm. Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển là khoảng 25°C. Khi nhiệt độ xuống thấp (12°C) trứng phát triển chậm. Ở độ sâu 3 cm, nhiệt độ 26-33°C hàm lượng nước 9,5 – 19% thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển ở
nhiệt độ thấp -4,8 đến -13,4oC, hàm lượng nước 6,3- 17%. Trứng có thể bị chết
khi độ ẩm quá thấp, nhiệt độ cao hoặc độ ẩm và nhiệt độ điều cao. Khi nhiệt độ
45-50°C trứng chết trong nửa giờ, nước nóng 60oC diệt trứng trong 5 phút, nước
70°C chỉ cần 1-10 giây. Chính vì vậy việc ủ phân sẽ làm tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng.
Ở môi trường yếm khí trứng không phát triển được nhưng vẫn duy trì sự sống, vì thế trong môi trường nước bẩn hay thiếu oxy trứng vẫn sống.
Vòng đời
Hình 2.11. Vòng đời phát triển của giun dạ dày 2.5. NHỮNG NGOẠI KÝ SINH TRÙNG
2.5.1. Ruồi trâu (Stomoxyst calcitrans)
Ruồi trâu sống phổ biến ở miền núi, trung du và đồng bằng của nước ta. Ruồi trâu có hình dạng giống ruồi nhà, chỉ khác là ngực chúng có mầu xám và có 4 sọc đen, bụng có 3 chấm đen. Ruồi trâu có sở thích hút máu vật nuôi và đẻ trứng trên phân ngựa, trâu, bò nhưng thích hợp nhất là đẻ trứng ở các đống rác mục nát, ẩm ướt và hôi thối.
Vòng đời
Ruồi trâu phát triển qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Ở nhiệt độ 21 đến 260C thời gian phát triển của trứng là 3 ngày, ấu trùng: 15 ngày và nhộng là 10 ngày. Sau khi thoát nhộng 8 ngày ruồi trưởng thành thì chúng giao phối và đẻ trứng.
Hình 2.12. Các giai đoạn phát triển của ruồi trâu
Ruồi cái đẻ từ 50 - 60 trứng, trứng mầu vàng, dài 1mm, sau 4 ngày trứng nở ra ấu trùng dạng hình giun phân đốt nhẹ, ấu trùng ăn thực vật và thành thục sau khoảng 15 ngày rồi biến thành nhộng, nhộng có hình trụ phân đốt mầu xám. Sau 8 ngày thì phát triển thành dạng trưởng thành (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996).
2.5.2. Rận lợn (Haematopinus suis)
Rận là một trong số những loài ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất trên lợn. Tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào điều kiện chuồng nuôi và cách thức chăm sóc. Rận cái trưởng thành dài khoảng 0,5cm. Do có kích thước lớn nên chúng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ bằng cách đâm thủng da sau đó hút máu. Vị trí ký sinh ưa thích của chúng là những vùng da gấp quanh cổ và nách, trong tai, bốn chân và các ngón chân. Cả con đực và cái đều có thể hút máu, chúng hút bốn lần một ngày. Vết cắn của rận gây kích thích mạnh cho lợn, khiến chúng đau và ngứa. Do đó lợn thường cọ mình vào tường hoặc nền chuồng, đây chính là nguyên nhân khiến lợn bị rụng lông, tổn thương da dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp.
Vòng đời
Toàn bộ vòng đời của rận diễn ra trên vật chủ. Rận cái đẻ trứng trên bề mặt da của lợn. Rận cái đẻ từ 2-3 trứng mỗi ngày, chúng có thể đẻ 90 trứng trong thời gian từ 25-30 ngày. Trứng nở sau 12 - 20 ngày. Rận con trưởng thành sau khoảng 10-12 ngày. Sau khoảng 14-18 ngày, rận cái đã có thể đẻ trứng (D. P. Davis and R. E. Williams, 1986).
2.5.3. Ghẻ lợn (Sarcoptes scabiei var suis)
Đặc điểm sinh học: ghẻ lợn có tên khoa học Sarcoptes scabiei var suis gây
triệu chứng ngứa trên da và thường được gọi là bệnh ghẻ. Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu. Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 đến 0,4 mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 1/4 mm đường kính, 300 - 400µ, có 8 chân.
Vòng đời: ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 - 6 lần lột xác. Trong vòng 20 - 25 ngày trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Trên thực tế, hầu như toàn bộ đời sống của ghẻ ký sinh ở trên da và trong da của lợn. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đã thụ tinh đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày ghẻ đào dài thêm khoảng từ 1 đến 5 mm. Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ. Những ghẻ cái có thể sống ký sinh trên cơ thể lợn từ 1 đến 2 tháng. Nếu rời khỏi cơ thể vật chủ ký sinh, ghẻ chỉ có khả năng sống được vài ngày. Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con (F. Alonso de Vega
et al., 1995).
PHẦN 3. NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Xác định trứng, ấu trùng trưởng thành của ngoại ký sinh trùng ở lợn và chất đệm lót sinh học.
3.1.2 Xác định sự tồn tại của trứng, ấu trùng ký sinh trùng thải qua đường tiêu hóa của lợn trên nền đệm lót sinh học.
3.1.3 Đánh giá sức sống của trứng giun đũa lợn trong đệm lót nhân tạo. 3.1.4 Đề xuất biện pháp phòng trị.
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.2.1. Thời gian
Từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2016
3.2.2. Địa điểm
Trại thực nghiệm khoa chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hộ chăn nuôi lợn áp dụng đệm lót sinh học tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU:
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nền chuồng đệm lót sinh học chăn nuôi lợn thịt
- Lợn nuôi thịt
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu
Chế phẩm sinh học Vnua Biomix Nguyên liệu đệm lót
Trứng và ấu trùng ký sinh trùng qua đường tiêu hóa, trứng, ấu trùng và trưởng thành của ngoại ký sinh trùng.
3.3.3. Thiết bị và dụng cụ
3.3.3.1. Thiết bị
Tủ sấy, máy hấp tiệt trùng, tủ lạnh, cân điện tử, cân phân tích, lò vi sóng,
3.3.3.2. Dụng cụ
Phiến kính Lamen, đũa thủy tinh, ống nghiệm, đĩa Petri, Bơm tiêm, giá ống nghiệm, các dụng cụ thủy tinh…
Tất cả các dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm đều phải được rửa sạch, bao gói và hấp tiệt trùng ở 120o
C.
3.3.3.3. Hóa chất, môi trường
- Nước muối Nacl bão hòa MgSO4 bão hòa
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phƣơng pháp thu mẫu
Mẫu đệm lót được thu thập từ nền đệm lót sử dụng chế phẩm sinh học Vnua Biomix tại các hộ chăn nuôi lợn.
Mẫu nguyên liệu đệm lót lấy 10 - 15 gram để trong lọ nhựa có nắp, có ghi nhãn. Mẫu đệm lót được lấy ở 3 vị trí là bề mặt đệm lót, cách bề mặt 15cm và sâu cách bề mặt 40cm. Mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm Ký sinh trùng - Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Việc xét nghiệm mẫu đệm lót được thực hiện ngay trong ngày lấy mẫu để phát hiện các trứng và ấu trùng giun sán thải qua đường tiêu hóa và các giai đoạn trứng, ấu trùng và trưởng thành của ngoại ký sinh trùng của lợn có trong các tầng đệm lót của chuồng nuôi.
3.4.2 Quan sát trứng, ấu trùng, thiếu trùng ruồi trực tiếp dƣới kính lúp, kính hiển vi soi nổi độ phóng đại 40 lần
Hình thái ấu trùng, thiếu trùng hay dạng trưởng thành có kích thước lớn của một số ngoại ký sinh trùng được quan sát trực tiếp từ mẫu thu được bằng mắt thường, qua kính lúp hoặc kính hiển vi soi nổi.
Định loại loài và các giai đoạn của ngoại ký sinh trùng thông qua phân biệt dựa vào đặc điểm hình thái.
3.4.3. Phƣơng pháp trực tiếp
Mục đích là phát hiện ghẻ trên da lợn
Quan sát trực tiếp những vùng da có mụn hoặc xây sát, cạo da lợn lấy bệnh phẩm kiểm tra các giai đọan của ghẻ qua phương pháp soi tươi bệnh phẩm với dầu hỏa
Phát hiện rận trên lợn qua quan sát trực tiếp trên lông và da lợn dưới kính lúp (Phạm văn Khuê, Phan Lục, 1996).
3.4.4. Phƣơng pháp xét nghiệm chất đệm lót
- Phương pháp Fuleborn
Mục đích của phương pháp nhằm phát hiện các trứng giun tròn Ascaris suum, Trichocephalus suis, Oesophagostomum dentatum, Strongyloides ransomi
nhẹ hơn tỷ trọng của nước muối NaCl bão hòa nên nổi trên bề mặt dung dịch Cách tiến hành: lấy 5 gam mẫu vào một cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh khuấy mẫu đệm lót trong 40-50 ml nước muối NaCl bão hòa. Sau đó lọc qua lưới lọc để loại trừ cặn bã. Dung dịch lọc được để yên trong lọ tiêu bản (miệng hẹp, đáy rộng). Sau khoảng 15-30 phút trứng sẽ nổi lên bề mặt. Dùng vòng vớt, vớt lớp váng trên bề mặt dung dịch đưa lên phiến kính, đậy lamel, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm trứng giun sán.
- Phương pháp Cherbovik
Mục đích của phương pháp nhằm phát hiện các trứng giun tròn có tỷ trọng
lớn hơn tỷ trọng lớn như: trứng Metastrongylus spp (giun phổi), trứng
Gnathostoma spp, Ascarop spp (giun dạ dày), Macracanthorhyncus hirudinaceus
(giun đầu gai).
Cách tiến hành: tương tự phương pháp Fuleborn, chỉ khác là thay dung dịch nước muối NaCl bão hòa bằng các chất có tỷ trọng cao hơn như đường bão hòa, MgSO4 bão hòa...
- Phương pháp gạn rửa sa lắng
Mục đích là tìm trứng sán lá có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước như:
Fasciolopsis buski (sán lá ruột lợn), Fasciola sp (sán lá gan).
Cách tiến hành: lấy một lượng mẫu cho vào cốc thủy tinh có nước cất, khuấy mạnh cho tan, cho qua lưới lọc vào cốc thuy tinh, bổ sung thêm nước tới gần đầy cốc. Để yên cho cặn lắng xuống, đổ nước trên đi, lại cho nước vào, để yên 15 phút cho trứng lắng xuống, làm liên tục nhiều lần đến khi nước trong suốt, sau đó đổ nước đi, cho cặn vào đĩa lồng soi kính hiển vi tìm trứng.
- Phương pháp Baermann
Mục đích là tìm ấu trùng Oesophagostomum sp (giun kết hạt),
Strongyloides sp (giun lươn) trong chất độn chuồng của nguyên liệu đệm lót
Cách tiến hành: Dùng bộ Baermann gồm 1 ống nhựa dài 5cm, một đầu nối với phễu thủy tinh, một đầu nối với ống nghiệm dài 5cm. Bộ Baermann được đặt trên giá đỡ, đặt lên phều một lưới lọc. Đưa phân hoặc chất thải tới gần đầy lưới
lọc. Dùng nước có nhiệt độ 400C vào phễu tới khi ngập chất cần xét nghiệm. Để
yên tĩnh 40 phút, nhẹ nhàng bỏ lưới lọc ra gạn bỏ nước trong phễu đi chỉ giữ lại lượng ít nước trong ống nghiệm. Đổ nước ra đĩa Petri (đĩa lồng), soi dưới kính hiển vi tìm ấu trùng.
3.4.5. Định loại trứng và ấu trùng giun sán và ngoại ký sinh trùng
Định loại trứng, ấu trùng giun sán dựa vào hình thái cấu tạo của trứng giun sán theo khóa định loại trứng giun sán của Monnig (Trịnh Văn Thịnh, 1963). Thu thập trứng bằng phương pháp mổ tử cung giun trưởng thành.
3.4.6. Đánh giá sức sống của trứng ký sinh trùng qua nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình đệm lót nhân tạo nghiệm trên mô hình đệm lót nhân tạo
3.5. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.5.1. Xác định tình hình nhiễm trứng trong đệm lót nuôi lợn
Nghiên cứu thực nghiệm hơn 3 hộ chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học có bổ sung chế phẩm sinh học Vnua Biomix. Mỗi tháng lấy mẫu đệm lót để kiểm tra 1 lần với 4 phương pháp xét nghiệm: Fulleborn, Cherbovic, Gạn rửa sa lắng và Baerman. Kiểm tra liên tục trong 18 tháng.
Đánh giá sức sống của trứng giun sán qua mô hình đệm lót nhân tạo theo các bước: tạo đệm lót sinh học có bổ sung chế phẩm sinh học Vnua Biomix, đưa phân lợn vào đệm lót, đưa trứng giun đũa, giun tóc vào các tầng bề mặt, cách bề mặt 15cm, cách bề mặt 40cm của đệm lót. Hàng ngày đảo phân 3 giờ 1 lần. Đo nhiệt độ của các tầng đệm lót. Đánh giá sức sống của trứng qua phát triển của tế bào phôi trứng sau khi nuôi trứng 20 ngày trong nước cất.
3.5.2. Đánh giá sức sống trứng trong đệm lót qua thực nghiệm
Xác định biến đổi của trứng giữ trong đệm lót qua quan sát trứng dưới kính hiển vi
- Đánh giá sức sống của trứng qua nuôi trứng trong môi trường nước cất. - Chọn ô chuồng có diện tích 2m2, tạo tấm đệm lót gồm trấu kết hợp với phân lợn với khối lượng phân tương đương với lượng phân 2 con lợn có khối
lượng 25kg thải ra, hằng ngày bổ sung lượng phân lợn tương đương vào đảo lớp bề mặt với độ sâu 10cm làm trộn phân với trấu, mỗi ngày đảo 4 lần.
- Trứng giun đũa lợn được thu thập từ mổ tử cung giun cái, đưa vào túi ni lông trộn lẫn 1g phân lợn.
- Số lượng túi: 3 túi, mỗi túi chứa 200 trứng giun
- Mỗi túi được giữ lại 3 vị trí khác nhau trong 20 ngày: bề mặt, cách bề mặt 15cm2 và cách bề mặt 40 cm2.
- Hàng ngày đo nhiệt độ của đệm lót bằng nhiệt kế bách phân.
- Sau 20 ngày giữ trong tấm đệm lót, các túi trứng được lấy ra làm sạch quan sát biến đổi của trứng và tiếp tục nuôi trứng 20 ngày trong môi trường nước cất để tìm hiểu sự phát triển của trứng.
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm sức sống của trứng giun
3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Thu thập phân tích số liệu, xử lý bằng phần mềm Excel trên máy tính. Bề mặt (trấu và phân) Túi trứng Túi trứng Túi trứng 15cm 40cm Tấm đệm lót
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 THÀNH PHẦN LOÀI NGOẠI KÝ SINH TRÙNG XUẤT HIỆN TRÊN NỀN ĐỆM LÓT SINH HỌC NUÔI LỢN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH NỀN ĐỆM LÓT SINH HỌC NUÔI LỢN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VNUA BIOMIX TRƢỚC KHI NUÔI LỢN
Xét nghiệm 45 mẫu nguyên liệu ở nền đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm Vnua Biomix cho thấy, lớp bề mặt của nền đệm lót trước khi đưa lợn vào nuôi
không bị nhiễm các giai đoạn trứng và ấu trùng, nhộng của ruồi trâu (Stomocyst
calcitrans), rận (Haematopinus suis) và ghẻ (Sarcoptes scabiei var suis).
Ở độ sâu cách bề mặt đệm lót 15cm sử dụng chế phẩmVnua Biomix, chúng tôi không phát hiện thấy các giai đoạn trứng và ấu trùng, nhộng của ruồi trâu (Stomocyst calcitrans), rận (Haematopinus suis) và ghẻ (Sarcoptes scabiei var suis).
Nguyên liệu ở độ sâu cách bề mặt đệm lót 40cm sử dụng chế phẩm Vnua Biomix, không bị nhiễm các giai đoạn trứng và ấu trùng, nhộng của ruồi trâu (Stomocyst calcitrans), rận (Haematopinus suis) và ghẻ(Sarcoptes scabiei var suis).
Từ thực nghiệm cho thấy, nguyên liệu dùng làm đệm lót sinh học tại 3 nông hộ nuôi lợn sử dụng chế phẩm Vnua Biomix tại xã Bạch Thượng là an toàn về dịch tễ các bệnh do ngoại ký sinh gây ra (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Kết quả thành phần loài ngoại ký sinh trùng đƣợc xác định ở đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm Vnua Biomix trƣớc khi nuôi lợn Số chuồng theo dõi Tên loài ngoại ký sinh trùng
Số mẫu nhiễm( mẫu)
Bề mặt Cách bề mặt 15 cm Cách bề mặt 40 cm Số mẫu kiểm tra Trứng Tỷ lệ (%) Ấu trùng Tỷ lệ (%) Nhộng Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Trứng Tỷ lệ