2.5.3. Ghẻ lợn (Sarcoptes scabiei var suis)
Đặc điểm sinh học: ghẻ lợn có tên khoa học Sarcoptes scabiei var suis gây
triệu chứng ngứa trên da và thường được gọi là bệnh ghẻ. Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu. Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 đến 0,4 mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 1/4 mm đường kính, 300 - 400µ, có 8 chân.
Vòng đời: ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 - 6 lần lột xác. Trong vòng 20 - 25 ngày trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Trên thực tế, hầu như toàn bộ đời sống của ghẻ ký sinh ở trên da và trong da của lợn. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đã thụ tinh đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày ghẻ đào dài thêm khoảng từ 1 đến 5 mm. Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ. Những ghẻ cái có thể sống ký sinh trên cơ thể lợn từ 1 đến 2 tháng. Nếu rời khỏi cơ thể vật chủ ký sinh, ghẻ chỉ có khả năng sống được vài ngày. Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con (F. Alonso de Vega
et al., 1995).