Cụ thể như sau: Ban lãnh đạo công ty cùng các bộ phận chuyên trách marketing cần phân tích điều kiện hiện tại của công ty, tuỳ thuộc vào từng tình
Phân tích tình thế
Xác định mục tiêu marketing
Xây dựng các phương án chiến lược marketing
Lựa chọn phương án tối ưu
Kiểm tra, hoàn thiện chiến lược marketing
hình cụ thể về hoạt động bán hàng, hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tuỳ thuộc vào mức ngân sách marketing có thể của công ty và điều kiện về nguồn lực, và các điều kiện khác của mình, ngoài ra cần xem xét đến thị trường( các sản phẩm cạnh tranh, các chính sách marketing của đối thủ cạnh tranh...) để từ đó công ty đề ra mục tiêu marketing cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau. Trên cơ sở xác định mục tiêu marketing (mục tiêu marketing đặt ra không quá cao cũng không quá sơ sài ) mà công ty đưa ra các phương án chiến lược marketing khác nhau. Hiện nay mục tiêu của chiến lược marketing của công ty là tăng thị phần cho công ty, đẩy mạnh tiêu thụ và mục tiêu đưa thương hiệu sản phẩm của công ty lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị điện. Các phương án chiến lược có thể do tập thể đưa ra cũng có thể do các cá nhân đưa ra, công ty phải tạo điều kiện nhằm khuyến khích tinh thần đóng góp ý kiến của từng cá nhân để có thể tận dụng được nhứng ý tưởng độc đáo trong quá trình xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Sau khi có được các phương án marketing khác nhau, ban lãnh đạo công ty cùng bộ phận chuyên trách dựa vào điều kiện cụ thể của công ty và tình hình thị trường cụ thể để lựa chọn ra trong đó phương án tối ưu. Phương án tối ưu phải đảm bảo có thể đạt được mục tiêu marketing mà công ty đã đặt ra và phù hợp với khả năng thực hiện của công ty. Đó là phương án khả thi nhất trong tất cả các phương án chiến lược marketing đã đưa ra. Cuối cùng để khẳng định lại rằng chiến lược marketing đã chọn là chiến lược tối ưu, công ty nên đưa vào giai đoạn kiểm tra và hoàn thiện, công ty cần thí điểm triển khai ở một vài thị trường để xem xét hiểu quả và tìm ra ưu nhược điểm của chiến lược đó và hoàn thiện nó. Sau đó công ty mới có thể đưa chiến lược đó áp dụng cho toàn bộ thị trường của mình.
2.3 Xây dựng và hoàn thiện các chính sách sản phẩm
Ngày nay, có các vũ khí cạnh tranh cơ bản như cạnh tranh bằng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá cả, dịch vụ... Trong đó cạnh tranh bằng sản phẩm luôn là phương pháp cạnh tranh sắc bén và có hiểu quả lâu dài. Chính vì vậy mà chính sách về sản phẩm là vô cùng quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển. Chính sách sản phẩm bao gồm các hoạt động và các biện pháp đề ra và thực hiện chiến lược, chiến thuật về sản phẩm.
Tại công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim có rất nhiều mặt hàng, chủng loại sản phẩm với kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng khác nhau, thoả mãn những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Và cho đến nay, các hoạt động về phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm đã được triển khai ở công ty nhưng chưa được đi sâu. Vì vậy công ty cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách này.
Đầu tiên công ty nên hoàn thiện các sản phẩm hiện có. Tức là quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm hiện có, nghiên cứu đổi mới, phối hợp cùng nhà sản xuất kiểm tra kỹ lưỡng hơn hàng hoá trước khi đưa tới tay khách hàng đảm bảo sản phẩm bán ra đều phù hợp với quy cách, chất lượng, giảm thiểu tối đa hàng hoá bị trả lại, tránh trường hợp khách hàng phản ứng qúa mạnh trước các lỗi sản phẩm của công ty. Ngoài chất lượng ra công ty nên quan tâm đến kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, tính năng và đặc biệt là tính an toàn trong khi sử dụng. Hơn nữa việc lắp đặt cũng là vấn đề quan tâm. Sản phẩm của công ty là các thiết bị điện, vì vậy việc dễ lắp đặt và độ an toàn cao, dễ sử dụng là yếu tố công ty nên chú trọng. Hiện nay đời sống vật chất của người tiêu dùng cũng ngày càng cao hơn, đòi hỏi của người tiêu dùng cũng cao hơn, vì vậy họ sẵn sàng bỏ tiền để mua sản phẩm đem lại độ thoả mãn cho họ. Công ty cần quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng để có thể có nhiều hình thức cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
Về phát triển sản phẩm: đó là việc hình thành các sản phẩm mới. Để có nhiều sản phẩm mới trên thị trường công ty cần phối hợp với nhà sản xuất nắm rõ tình hình nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để có thể phát triển sản phẩm mới một cách có hiểu quả. Để đưa một sản phẩm mới ra thị trường, công ty cần phải cân nhắc thật kỹ, xác định thời điểm tung sản phẩm ra thị trường và loại bỏ sản phẩm trên thị trường, phải xác định rõ sản phẩm mới đó có đặc điểm gì, đặc tính như thế nào, xây dựng được từng bước kế hoạch marketing, kế hoạch tiêu thụ.... Để có kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường một cách có hiểu quả, công ty cần xác định được nhu cầu của khách hàng, kế
hoạch tung sản phẩm ra thị trường, lên kế hoạch thu thập các thông tin phù hợp phục vụ cho quyết định của mình.
Về khác biệt hoá sản phẩm cũng là vấn đề công ty cần quan tâm nhằm kéo dài chu kỳ sống sản phẩm. Đối với các sản phẩm như công tắc ổ cắm là những sản phẩm chủ đạo của công ty và có chỗ đứng vững trên thị trường, đem lại lợi nhuận cao cho công ty thì công ty nên nghiên cứu khác biệt hoá sản phẩm những sản phẩm đó.
Ngoài ra công ty còn phải đổi mới sản phẩm. Để đổi mới sản phẩm, công ty có thể tiến hành qua 4 bước chủ yếu sau:
1. Hình thành ý tưởng về sản phẩm mới 2. Rà soát và đánh giá ý tưởng
3. Phân tích hiểu quả kinh tế
4. Kiểm tra và đưa sản phẩm thâm nhập thị trường.
Tóm lại, chính sách sản phẩm là một trong những chính sách quan trọng để công ty có thể thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, đem lại thành công cho công ty.
2.4 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Hai yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân khách hàng của một doanh nghiệp đó chính là chất lượng và giá cả. Vì vậy một giải pháp về chính sách giá là không thể thiếu đối với công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim.
Mặc dù công ty đã thực hiện chính sách giá cả khác nhau như đưa ra mức giá cho từng sản phẩm, mức giá chung cho tất cả các vùng, tuy nhiên mức gía mà công ty đề ra hiện tại chưa tạo được năng lực cạnh tranh về giá cho công ty, vì vậy công ty cần đưa ra cho mình các biện pháp nhằm giảm thiếu chi phí kinh doanh, giảm giá bán sản phẩm.
Hiện nay thị trường Hà Nội đang là một thị trường tiềm năng, thị trường mạnh với rất nhiều các đại lý, các công trình xây dựng cũng nhiều, công ty có thể xác định lại một mức giá dành riêng cho thị trường Hà Nội để có thể giảm giá thu hút thêm nhiều khách hàng mua sản phẩm của mình. Việc vận chuyển
sản phẩm đến các đại lý trong địa bàn Hà Nội sẽ tốn ít chi phí vận chuyển, vì vậy để mức giá có thể thấp hơn đối thủ cạnh tranh, công ty có thể tính gía dựa trên chi phí vận chuyển thực trên địa bàn Hà Nội, không áp dụng mức giá mà chi phí vận chuyển san bằng cho cả những khách hàng ở xa. Đối với các khách hàng ở xa, công ty vẫn giữ hình thức giá chung cho tất cả các thị trường.
Công ty tiếp tục các mức thưởng thanh toán và thưởng doanh số cho các đại lý cấp 1, ngoài ra công ty nên chú ý quan tâm và đề ra chính sách thưởng doanh số cho một số đại lý cấp 2. Chẳng hạn, đối với các đại lý cấp 2 có mức doanh thu cao, công ty áp dụng thưởng 1- 2% doanh số mà đại lý đó có được.
Ngoài ra, trong thời gian tới công ty có kế hoạch đưa sản phẩm mới ra thị trường là máng và đế âm. Vì vậy việc đưa sản phẩm mới ra thị trường cần được xác định một mức giá phù hợp để có thể bước đầu giới thiệu sản phẩm và tăng doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm này.
Công ty cần thống nhất mức giá bán của các đại lý trong quá trình đại lý bán cho đại lý cấp 2, các cửu hàng nhỏ lẻ và đến tay người tiêu dùng. Để tránh trường hợp chênh lệch giá quá mức. Gây ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm cũng như của công ty.
Về chính sách thưởng của công ty, công ty có thể thực hiện chính sách thưởng doanh số theo từng quý, sẽ tạo động lực hơn cho khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Có thể theo từng quý, công ty tổ chức các mức thưởng doanh số mà công ty đưa ra tuỳ thuộc vào từng quý để đưa ra mức thưởng phù hợp.
Việc định giá cả là một nghệ thuật, nếu công ty đưa ra được một chính sách giá hiểu quả sẽ tạo điều kiện tăng năng lực cạnh tranh của công ty, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và tạo cho sản phẩm cũng như công ty có chỗ đứng trên thị trường và trong lòng khách hàng.
Mục tiêu của việc phân phối là đảm bảo cung cấp kịp thời sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và lấp những lỗ trống trong thị trường. Hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì việc cung ứng sản phẩm một cách nhanh nhất đến tay người tiêu dùng là một lợi thế của công ty. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình, công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim cần hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của mình đồng thời thực hiện các hoạt động quản lý các dòng chảy trong kênh có hiểu qủa hơn.
Mặc dù công ty đã lựa chọn được kênh phân phối cho mình tuy nhiên trong kênh vẫn còn nhiều bất cập. Công ty cần đưa ra các biện pháp nhằm bao phủ thị trường, phát triển, tìm kiếm thị trường tại các địa bàn huyện chưa có sản phẩm của công ty tại đó, có như vậy công ty mới có thể mở rộng thị trường cũng như xây dựng thương hiệu của mình mạnh hơn. Để có thể bao phủ thị trường công ty có thể cử các cán bộ kinh doanh đến các địa bàn huyện chưa có sản phẩm của công ty giới thiệu sản phẩm của công ty và tìm kiếm các đại lý có tiềm năng. Ngoài ra công ty có thể tìm hiểu các địa bàn chưa có sản phẩm của công ty, sau đó phối hợp với các đại lý cấp 1 tại các địa bàn lân cận để giới thiệu sản phẩm. Tạo điều kiện bước đầu thu hút các đại lý đó trở thành các đại lý cấp 2. Sau đó tuỳ từng khả năng tiêu thụ của các đại lý cấp 2 đó mà công ty chuyến sang thành đại lý cấp 1 của công ty. Việc bao phủ thị trường, mở rộng thị trường là việc làm nên được công ty quan tâm, có như thế sản phẩm của công ty mới đến được tới tay người tiêu dùng trong cả nước.
Ngoài ra, công ty cần có thêm các phòng trưng bày sản phẩm tại các tỉnh thành trong cả nước, tuỳ điều kiện địa lý từng tỉnh mà công ty quyết định đặt phòng trưng bày ở đâu, với số lượng bao nhiêu phòng, để đảm bảo sao cho khả năng giới thiệu sản phẩm tới khách hàng là cao nhất. Tại các phòng trưng bày sản phẩm, công ty sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm đồng thời có thể bán lẻ sản phẩm nếu có nhu cầu.
Có thể ứng dụng mô hình phân phối sau cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.