3.2.2 .Tăng cường công tác quản lý thuthuế củathành phốTuyên Quang
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước theo hướng sắp xếp, sửa đổi hoặc giảm những quy trình, thủ tục gây phiền hà hoặc không thật sự cần thiết. Từng bước cải tiến quy trình cấp phát kinh phí ngân sách vừa phải bảo đảm trực tiếp đến người sử dụng đúng mục đích, thông thoáng về
thủ tục nhưng vẫn phải chặt chẽ trong kiểm soát chi tiêu. Tiếp tục nhân rộng mô hình khoán chi hành chính để tăng hiệu qủa trong quản lý.
Tỉnh cần đẩy mạnh hỗ trợ từ cơ quan quản lý cấp trên: tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn… Nhằm đưa chế độ, chính sách đến với cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính ngày càng tốt hơn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính…Qua đó có kiến nghị với các ngành, địa phương và đơn vị về việc chấn chỉnh, xử lý công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ. Góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội, quản lý tài chính và thu, chi NS của ngành, địa phương.
Việc xây dựng cơ chế tài chính cho toàn tỉnh nên xét đến yếu tố khu vực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ trượt giá của đồng tiền Việt Nam, chính sách tiền lương tại thời điểm xây dựng định mức và nội dung chi thực hiện tự chủ. Việc giao dự toán kinh phí tự chủ trong thời gian tới Tỉnh cần tách biệt quỹ tiền lương ra khỏi kinh phí tự chủ khi đó sẽ giải quyết được tình trạng đơn vị nào có quỹ tiền lương cao thì sẽ làm giảm khoản kinh phí chi cho hoạt động và cần tính toán đến yếu độ đặc thù, không nên áp dụng mức bình quân, cào bằng giữa các địa phương cũng như các đơn vị trong cùng nhóm. Đồng thời, mạnh dạn trao quyền hơn nữa cho các đơn vị trong việc phân bổ, tuyển dụng và sử dụng biên chế, tiến tới trao quyền hoàn toàn cho các đơn vị này.
Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để xây dựng biên chế cho các đơn vị làm cơ sở giao kinh phí tự chủ hoặc phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ TCTC như các doanh nghiệp. Tỉnh cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy định thống nhất tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính để các địa phương, đơn vị tự chủ làm cơ sở trong việc đánh giá chất lượng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ công chức trong đơn vị để việc chi trả tăng thu nhập cho cán bộ công chức mang tính công bằng, dân chủ.
Tuy nhiên, đối với các văn bản hướng dẫn của tỉnh, cần phải phù hợp với văn bản của Trung ương, tránh vì chặt chẽ quá mà quy định thêm các công đoạn khác làm cho cơ sở khó thực hiện. Mặt khác, các ngành chức năng cần mở những lớp tập
huấn chuyên đề đi sâu vào các nội dung như xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, về thành lập mới, sát nhập giải thể, quy định chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động, về quy định quản lý sử dụng cán bộ,... tạo điều kiện cho cơ sở nắm chắc các nội dung, chủ động xây dựng các phương án và tổ chức triển khai thực hiện tốt quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm tại cơ sở.
Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thành phố có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tưphát triển.
UBND tỉnh sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành đã lâu nay không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu ngân sách nhà nước nhất là ngành Thuế và Kho bạc.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sư đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XHtrên địa bàn thành phố và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND thành phố cho đến các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:
- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu ngân sách của thành phố Tuyên Quang. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thành phố phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Thực tiễn quản lý thu ngân sách nhà nrớc trên địa bàn thành phốTuyên Quang đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành Thuế phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phốTuyên Quangvà từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Thông qua thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích
luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn thành phố có hiệu quả,tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND thành phố Tuyên Quang, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CT- XH từ thành phố cho đến các xã, phường cần phảiquan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm. Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chỉ dẫn, góp ý để tiếp tục hoàn thiện Luận văn tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài Chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC quy định tiêu thức
phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địaphương.
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTc ngày23/6/2003hướng dẫn
thực hiệnNghị định số 60/2003/NĐ-CP.
3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 108/2008/TT-BTC Hướng dẫn xử lý ngân
sáchcuốinămvàlập,báocáoquyếttoánngânsáchnhànướchàngnăm.
4. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LuậtNSNN.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê
chuẩn quyết toán ngân sách địaphương.
6. Chi cục thuế thành phố “Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm và
nhiệm vụ công tác nămsau”.
7. Đàm Thị Kim Duyên (2015) “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Quốc gia HàNội.
8. TS. Tô Thiện Hiền (2012) Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang
giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm2020.
9. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình quản lý thu NSNN, Nxb Tài chính, HàNội.
10. HĐND tỉnh Tuyên Quang (2010), Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 Về việc phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm từng nguồnthu; và Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 18/7/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2015.
11. Đỗ Thị Mai Lan (2015) “Quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
Hà Nội” luận văn Thạc sỹ kinhtế
12. Trịnh Thị Thu Nga (2014)“Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sỹ kinhtế
13. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB thống kê
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước và
các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, HàNội.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật quản lý thuế số 78/200, Nxb chính trị quốc gia, HàNội.
16. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, NXB thống kê 17. T.S Lê Đình Thăng và Th.sLăng Trịnh Mai Hương, (2015) “Ngân sách
nhà nước năm 2014 dưới góc nhìn kiểm toán nhà nước”. Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ
18. Nguyễn Xuân Thu (2015) “ Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở
Việt Nam”. Luận án tiến sỹ ngành tài chính ngânhàng
19. Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014) “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách
nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”; Luận văn thạc sỹ kinhtế
20. Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang (2016), Báo cáo quyết toán thu
ngân sách thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
21. Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang (2017), Báo cáo quyết toán thu
ngân sách thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
22. Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang (2018), Báo cáo quyết toán thu
ngân sách thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
23. Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang (2019), Báo cáo quyết toán thu
ngân sách thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
24. Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn2020-2025.