Quy trình tổ chức thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT hà huy tập (Trang 28)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3. Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn

3.3.3. Quy trình tổ chức thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học

a. Đầu năm học

- Kết hợp với tổ nhóm chuyên môn giới thiệu danh mục TBDH. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng loại thiết bị. Tiến hành lắp ráp và trao đổi kỹ năng sử dụng thiết bị, đặc biệt các loại thiết bị hiện đại mở lớp tập huấn cho giáo viên cách sử dụng và học tập nội quy phòng kho thiết bị quốc phòng.

- Tổ chức nghiên cứu phân phối chương trình làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng của tổ nhóm và cá nhân.

- Đôn đốc việc lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, làm thêm đồ dùng để bổ sung vào TBDH.

b. Trong năm học

Tổ chức kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thiết bị của giáo viên, cán bộ giáo viên thiết bị theo định kỳ và đột xuất.

- Kiểm tra tháng: Vào cuối tháng (1 lần/tháng) kiểm tra việc thực hiện bảo quản, sử dụng TBDH có đúng với kế hoạch với phân phối chương trình và có đúng với ngun tắc quản lý, sử dụng để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục.

- Cuối kỳ: Tổng hợp việc thực hiện và sơ lược tổng số tiết sử dụng, chất lượng sử dụng qua các tiết học kiểm tra sự hao mòn tài sản, bảo quản tài sản theo đúng yêu cầu, triển khai các loại thiết bị cho học kỳ 2. Giáo viên quản lý thiết bị báo cáo lại công tác sử dụng và bảo quản tài sản theo mẫu quy định của nhà trường. Đây là cơ sở để tiếp tục triển khai kế hoạch sử dụng, sửa chữa, bổ sung kịp thời cho học kỳ sau và các năm tiếp theo.

c. Cuối năm học

- Tổng kiểm tra tồn bộ thiết bị dạy học, qua đó đánh giá chất lượng của từng loại, kết hợp với yêu cầu của bộ môn, làm cơ sở lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung TBDH cho năm học sau.

- Về quản lý chuyên môn: thống kê số lượng các thiết bị được sử dụng trong năm. Đánh giá ưu, nhược điểm, những điểm khó khi triển khai sử dụng TBDH. Từ đó rút ra phương án sử dụng hiệu quả nhất, phổ biến kinh nghiệm bổ sung cho kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên.

- Thống kê các thiết bị khơng sử dụng được phân tích ngun nhân: do kỹ năng sử dụng của giáo viên, hay do chất lượng của thiết bị, hay do thiếu thiết bị… Đề ra giải pháp khắc phục cho năm sau. Qua thống kê giúp Ban Giám hiệu đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua mỗi kỳ và năm học.

- Về công tác bồi dưỡng: Qua công tác thống kê những mặt mạnh, yếu trong việc quản lý và sử dụng TBDH để lập kế hoạch bồi dưỡng trong từng kỳ và bồi dưỡng dài hạn.

3.4. Một số hình ảnh về cơng tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học và hoạt động học tập, hội thao, các thành tích đạt được về cơng tác GDQPAN tại trường.

3.4.1. Một số hình ảnh về cơng tác bảo quản thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phịng an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập

3.4.2. Một số hình ảnh về cơng tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập. dục quốc phòng - an ninh tại trường THPT Hà Huy Tập.

3.4.3. Một số hình ảnh học sinh tham gia học tập mơn Giáo dục quốc phịng - an ninh của trường THPT Hà Huy Tập.

3.4.4. Một số hình ảnh học sinh tham gia hội thao và nhữngthành tích đạt được trong hội thao Giáo dục quốc phịng an thành tích đạt được trong hội thao Giáo dục quốc phòng an ninh của trường THPT Hà Huy Tập.

4. Kết quả thực hiện đề tài Sau các năm thực hiện theo những giải pháp trên vào công tác quản lý và sử Sau các năm thực hiện theo những giải pháp trên vào công tác quản lý và sử

dụng thiết bị dạy học vào giảng dạy bộ mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh, tơi nhận thấy có những kết quả như sau:

- Phịng bảo quản thiết bị dạy học mơn Giáo dục quốc phòng – an ninh được sắp xếp và tổ chức một cách hợp lý, ngăn nắp, đúng quy định, an toàn và bảo đảm.

- Phương pháp bảo quản và sử dụng thiết bị được tiến hành thường xun, có tính khoa học và tính hiệu quả cao.

- Cơng tác mượn, trả các thiết bị dạy học được tiến hành nghiêm túc, ghi chép lưu trữ hồ sơ cụ thể và đúng quy định đề ra.

- Giáo viên trong nhóm bộ mơn đã thường xuyên sử dụng và sử dụng ngày càng có hiệu quả các thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy.

- Các tiết thực hành ngoài thao trường bãi tập sử dụng thiết bị dạy học được thực hiện một cách đầy đủ, đúng tiến độ quy định, đảm bảo an tồn về vũ khí trang thiết bị luyện tập và thao trường bãi tập.

- Chất lượng giảng dạy và học tập ngày một nâng lên. Năng lực chuyên môn của cán bộ giáo viên trong nhóm bộ mơn được nâng lên rõ rệt. Sự phối hợp giữa giáo viên quản lý thiết bị và giáo viên bộ môn về công tác mượn, trả thiết bị dạy học ngày một nhịp nhàng, khoa học, chất lượng và đảm bảo an toàn.

- Trong các cuộc thi hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh cấp trường và cấp Tỉnh dành cho học sinh ngày càng thu hút nhiều em tham gia và đạt được thành tích cao. Đồng thời tạo cho các em học sinh hứng thú học tập với môn học GDQPAN, nâng cao nhận thức, phát triển năng lực giúp các em có những kiến thức ban đầu về quân sự phổ thông, rèn luyện ý thức tự học tự rèn luyện và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.

- Bên cạnh đó, thiết bị dạy học được bảo quản và sử dụng có hiệu quả nhất là nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo tận tình và phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, tổ chun mơn và nhóm chun mơn.

4.1. Bảng thống kê so sánh của 01 năm học trước chưa thực nghiệm và 02 nămhọc sau thực nghiệm khi thực hiện giải pháp ở trên. học sau thực nghiệm khi thực hiện giải pháp ở trên.

Khối lớp Số tiết sử dụng

thiết bị cả năm Kết quả đạt được Đánh giá chung

Khối 10 18 tiết Đã thực hiện 16 tiết

- 50% có phiếu đăng ký khi thực hành và mượn thiết bị. - Các tiết thực hành được thực hiện nghiêm túc nhưng chưa đầy đủ vì một số giáo viên ngại sử dụng thiết bị và chưa đủ thiết bị

- Thiết bị vật chất vũ khí được chuẩn bị nhưng chưa đầy đủ.

- Giáo viên hướng dẫn thực hiện các thao tác khi sử dụng thiết bị vẫn còn lúng túng. - Học sinh hứng thú say mê và hiểu bài sâu sắc với các tiết có sử dụng thiết bị nhưng tần số sử dụng thiết bị chưa nhiều.

Khối 11 23 tiết Đã thực hiện 20 tiết

Khối 12 15 tiết Đã thực hiện 12 tiết

4.1.2. Năm học 2019 – 2020: Năm thứ nhất áp dụng các biện phápKhối lớp Số tiết sử dụng Khối lớp Số tiết sử dụng

thiết bị cả năm

Kết quả đạt được Đánh giá chung

Khối 10 18 tiết Đã thực hiện 17 tiết

- 100% có phiếu đăng ký khi thực hành và mượn thiết bị. - Các tiết thực hành được thực hiện nghiêm túc.

- Thiết bị dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ.

- Giáo viên hướng dẫn thực hiện các thao tác khi sử dụng thiết bị ngày càng thành thạo và chính xác hơn.

- Học sinh hứng thú say mê hứng thú với môn học và hiểu bài sâu sắc hơn với các tiết có sử dụng thiết bị

- Học sinh đăng ký tham gia vào các hội thi hội thao cấp trường nhiều hơn

Khối 11 23 tiết Đã thực hiện 22 tiết

Khối 12 15 tiết

4.1.3. Năm học 2020 – 2021: Năm thứ hai áp dụng các biện phápKhối lớp Số tiết sử dụng Khối lớp Số tiết sử dụng

thiết bị cả năm

Kết quả đạt được Đánh giá chung

Khối 10 18 tiết Đã thực hiện 18 tiết

- 100% có phiếu đăng ký khi thực hành và mượn thiết bị. - Các tiết thực hành được thực hiện nghiêm túc.

- Thiết bị vật chất vũ khí được chuẩn bị đầy đủ.

- Giáo viên hướng dẫn thực hiện các thao tác khi sử dụng thiết bị thành thạo và chính xác hơn.

- Học sinh hứng thú say mê và hiểu bài sâu sắc hơn với các tiết có sử dụng thiết bị

- Học sinh tích cực, chủ động tham gia cuộc thi hội thao cấp trường, cấp tỉnh và đạt nhiều giải cao

Khối 11 23 tiết Đã thực hiện 23 tiết

Khối 12 15 tiết

Đã thực hiện 15 tiết

Nhận xét: Nhìn vào bảng so sánh kết quả trước khi thực nghiệm và sau

khi thực nghiệm các biện pháp ta nhận thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt. Trước khi thực nghiệm tổng số lượng tiết giáo viên sử dụng thiết bị dạy học năm học 2018 – 2019 cả 3 khối là 48 tiết; sau khi thực nghiệm các biện pháp áp dụng lần thứ nhất năm học 2019 – 2020 của cả 3 khối là 53 tiết tăng 5 tiết; sau khi thực nghiệm các biện pháp áp dụng lần thứ hai năm học 2020 – 2021 của cả 3 khối là 56 tiết tăng 3 tiết. Nhìn chung tất cả các tiết thực hành giáo viên đều sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, đây là một chuyển biến rất tích cực trong giảng dạy.

4.2. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn Giáo dục quốc phòng – anninh trước khi thực nghiệm ninh trước khi thực nghiệm

Xếp loại

Lớp GIỎI KHÁ TRUNGBÌNH YẾU KÉM

10T1 25% 55% 20% 0%

10A1 28% 47% 25% 0%

11A3 20% 55% 25% 0%

11D2 24% 55% 21% 0%

12T3 27% 58% 15% 0%

4.3. Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của mơn Giáo dục quốc phịng – anninh sau khi thực nghiệm ninh sau khi thực nghiệm

Xếp loại

Lớp GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM

10T1 35% 57% 8% 0% 10A1 40% 50% 10% 0% 11A3 35% 57% 8% 0% 11D2 36% 56% 8% 0% 12D2 36% 62% 2% 0% 12T3 37% 60% 3% 0%

4.4. Bảng so sánh kết quả học tập cuối năm mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh trước và sau khi thực nghiệm:

Xếp loại

Lớp

GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM

Tỷ lệ % Chênh lệch % Tỷ lệ % Chên h lệch % Tỷ lệ % Chênh lệch % Tỷ lệ % Chênh lệch % 10T1 25 Tăng 10 55 Tăng 2 20 Giảm 12 0 Giảm 0 35 57 8 0 10A1 28 Tăng 12 47 Tăng 3 25 Giảm 15 0 0 40 50 10 0 11A3 20 Tăng 15 55 Tăng 2 25 Giảm 17 0 0 35 57 8 0 11D2 24 Tăng 12 55 Tăng 1 21 Giảm 13 0 0 36 56 8 0 12D2 30 Tăng 6 60 Tăng 2 10 Giảm 8 0 0 36 62 2 0 12T3 27 Tăng 10 58 Tăng 2 15 Giảm 12 0 0 37 60 3 0

Nhận xét: Nhìn vào bảng so sánh kết quả học tập cuối năm môn Giáo dục

kết quả có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt kết quả học tập bộ môn giáo dục quốc phòng – an ninh đạt loại giỏi và loại khá được nâng lên đáng kể.

PHẦN III. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Sử dụng thiết bị dạy học là một việc làm cần thiết nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc sử dụng các thiết bị dạy học ngày càng phải phát huy hết lợi ích của nó nhằm thúc đẩy quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

Qua nhiều năm làm công tác quản lý thiết bị, tôi nhận thấy rằng thiết bị dạy học là trang thiết bị không thể thiếu trong nhà trường. Nếu bổ sung thiết bị đầy đủ thường xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nâng cao ý thức sử dụng thiết bị cho giáo viên bộ môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên phụ trách thiết bị với ban giám hiệu và giữa giáo viên phụ trách thiết bị với giáo viên bộ môn.

Tham gia đầy đủ các hội nghị, các lớp tập huấn được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, lắng nghe báo cáo nắm được những ưu điểm, những mặt còn hạn chế của các đơn vị bạn. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị của đơn vị mình.

Hằng năm nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho kho thiết bị quốc phòng được đầy đủ, đa dạng phong phú hơn. Lưu trữ tốt các hồ sơ thiết bị qua mỗi năm. Phụ trách thiết bị phải có tinh thần, trách nhiệm, có hiểu biết về chun mơn và thực hành thành thạo sử dụng các loại trang thiết bị vũ khí của bộ mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh.

Ngồi những nhiệm vụ bảo quản, quản lý giáo viên mượn và trả trang thiết bị dạy học. Một yếu tố khác góp phần để giáo viên mượn thiết bị và dạy thực hành ngày càng nhiều là cán bộ giáo viên quản lý thiết bị phải biết sử dụng tất cả các thiết bị và nhận thức được nhu cầu sử dụng của từng người. Có như thế, phong trào mượn thiết bị dạy học mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục. Làm tốt điều này thì cơ sở vật chất thiết bị của trường sẽ tránh được sự lãng phí, đắp chiếu. Qua đây giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi người về giữ gìn, bảo quản vũ khí trang thiết bị quân sự thật tốt trong quá trình học tập và chiến đấu sau này.

Vì vậy với đề tài này có khả năng áp dụng nhiều năm thực tế trong trường THPT. Hiệu quả của việc đổi mới những giải pháp quản lý cũng như sử dụng thiết bị ở trường THPT Hà Huy Tập năm học này đạt kết quả cao hơn so với những năm trước và việc sử dụng thiết bị của giáo viên ngày càng nâng cao hơn. Phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có tổ chức sắp xếp và kế hoạch ngay từ đầu năm học. Sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Hà Huy Tập

năm học 2018 – 2019, tiếp tục áp dụng cho năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021-2022 và có khả năng áp dụng cho các năm học tiếp theo vào các trường phổ thơng cùng cấp có hiệu quả.

2. Kiến nghị

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Quan tâm, chỉ đạo kịp thời cho các nhà trường THPT về cơng tác Giáo dục quốc phịng an ninh hàng năm.

- Tăng cường mở các lớp tập huấn về cơng tác Giáo dục quốc phịng an ninh cho giáo viên tham gia trao đổi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Phối hợp, đề xuất với các đơn vị quân sự như Bộ tư lệnh quân khu 4, Ban chỉ huy quân sự Tỉnh, Thành phố để cung cấp các loại vũ khí, trang thiết bị phục vụ dạy học mơn Giáo dục quốc phịng cho các trường THPT trên địa bàn Tỉnh hiện nay.

* Đối với nhà trường:

- Quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên được học hỏi

kinh nghiệm, giao lưu để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

- Hằng năm nhà trường cần có kế hoạch chiến lược ưu tiên về mua sắm,

bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, vũ khí trang thiết bị cho nhóm Quốc phịng để nâng cao hoạt động dạy và học mơn Giáo dục quốc phịng – an ninh.

- Bảo đảm chế độ phù hợp cho đội ngũ giáo viên Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT hà huy tập (Trang 28)