PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 11 (Trang 39)

- Với thông tin trên tác động đến người tiêu dùng: nhiều người tiêu dùng sẽ đ

PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng các phương tiện dạy học để làm mới phong cách của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động tránh sự nhàm chán. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy sẽ giúp học sinh nắm được bài, có thái độ tích cực, yêu thích đối với môn học - môn GDCD.

Vì thế, sử dụng những phương pháp dạy học tích cực và thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học nói chung và trong dạy học GDCD nói riêng có ý nghĩa to lớn. Việc sử dụng các hình thức này trong dạy học GDCD để hình thành tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội ở trường phổ thông là điều cần thiết. Nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc, tìm tòi, khám phá kiến thức mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn GDCD hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn, giúp cho học sinh có kiến thức và kỹ năng vận dụng vào trong thực tiễn đời sống. Trong dạy học GDCD, giáo viên cần biết sử dụng những hình thức khác nhau và cũng cần biết tăng cường phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học để tăng cao hiệu quả dạy học GDCD. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải tự học, tự nghiên cứu, tự sưu tầm những phương pháp dạy học tích cực, thiết thực trong công tác giảng dạy. Tăng cường thăm lớp dự giờ, một mặt giúp giáo viên đúc rút được, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, mặt khác còn tích lũy cho ta những kiến thức bổ ích để phục vụ cho bộ môn mình dạy. Giáo viên phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã chú ý đến việc hình thành và phát triển năng lực lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh trong quá trình giảng dạy và năm học này tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm để viết nên đề tài này. Tôi cũng mong muốn rằng đề tài của tôi sẽ được nhiều giáo viên quan tâm, ứng dụng tốt vào giảng dạy GDCD và mở rộng ra các môn học khác ở THPT để nhằm giúp các em học sinh biết thêm về các kiến thức khoa học, vận dụng những tri thức tự nhiên, xã hội, văn hóa vào cuộc sống, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và tham gia vào các công việc tại gia đình, địa phương mình một cách phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 11 (Trang 39)