III. Kết quả đạt được.
2. Đặc điểm về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng
- Về bối cảnh lịch sử: Được tiến hành trong điều kiện của một nước thuộc địa
chịu sự xâm lược và thống trị của CNTD, ĐQ, đồng thời trong thời đại cách mạng GPDT phát triển mạnh mẽ, được sự ủng hộ của quốc tế. CM Việt Nam thể hiện sự kết hợp của hai trào lưu CM GPDT và CM XHCN.
- Về mục tiêu: Có mục tiêu chính nghĩa vì độc lập dân tộc và thống nhất đất
nước, vì khát vọng hòa bình và tự do của nhân dân. Việc hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã mở đường đưa cả nước tiến lên CNXH.
- Về nhiệm vụ: Cách mạng Việt Nam đồng thời tiến hành GPDT và bảo vệ tổ
quốc, kháng chiến và kiến quốc, giành chính quyền và xây dựng, bảo vệ chính quyền.
- Về lực lượng: Có Đảng lãnh đạo, có Nhà nước động viên, tổ chức toàn dân
đánh giặc và không ngừng chăm lo đời sống của nhân dân, có Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi tập hợp, đoàn kết đông đảo các lực lượng, giai cấp trong xã hội.
- Về tư tưởng chỉ đạo:
+ Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững tư tưởng tiến công toàn diện vào các thế lực ngoại xâm. Phòng
ngự bị động là con đường chết của bất cứ cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh CM.
+ Luôn luôn giữ vững ưu thế về tinh thần lãnh đạo của Đảng và tinh thần chiến đấu của quân dân.
31 + Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng thắng số lượng. + Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng thắng số lượng.
+ Dựa vào sức dân làm chủ để chiến thắng.
+ Tranh thủ thời cơ giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. + Nắm chắc tình hình để phân tích cục diện trong nước và quốc tế, đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa Việt Nam và đối phương trong từng giai đoạn của khởi nghĩa và chiến tranh, từ đó đề ra chiến lược, sách lược đúng.