Kĩ thuật "Động não"

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT (Trang 30)

II. ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

4. Kĩ thuật "Động não"

4.1. Khái niệm

Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ.

4.2. Các quy tắc động não.

- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành

viên.

- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày. - Khuyến khích số lượng các ý tưởng.

- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.

Các bước tiến hành như sau:

- Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề.

- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: Trong khi thu thập ý kiến, không

đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.

- Kết thúc việc đưa ra ý kiến. - Đánh giá.

- Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: Có thể ứng

dụng trực tiếp, có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm, không có khả năng ứng dụng, đánh giá những ý kiến đó lựa chọn, rút ra kết luận hành động.

Ứng dụng:

• Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề. • Tìm các phương án giải quyết vấn đề;

• Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. Có 2 hình thức động não chính:

- Động não gián tiếp bằng phiếu

+ Đề nghị trong khoảng thời gian 3 phút, mỗi người động não để liệt kê tối đa những dữ kiện mình tìm ra cho vấn đề đã nêu.

+ Hết thời gian, thư kí tổng hợp và hệ thống lại ghi trên giấy khổ lớn, treo lên bảng.

+ Lần lượt từng người nêu một dữ kiện ngắn gọn liên quan đến vấn đề đưa ra, người sau không được nêu trùng lại dữ kiện của người đã nêu rồi.

+ Quá 3 giây chờ đợi, người tới phiên mà không nêu được dữ kiện thì phải nợ và mời người kế tiếp cho đến khi nêu được tối đa các dữ kiện. Ai đã nêu dữ kiện được ở 1 vòng có thể cho qua nếu không nêu được dữ kiện mới ở vòng sau

+ Thư kí nhanh tay ghi những dữ kiện mà không cần sắp xếp theo thứ tự vào giấy khổ lớn.

4.3. Cách thức tiến hành

- Bước 1. Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phân công nhóm trưởng và thư ký

cho mỗi nhóm (hoặc các nhóm tự phân công).

- Bước 2. Giáo viên giao vấn đề và thời gian quy định cho từng nhóm.

- Bước 3. Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong

một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.

Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.

- Bước 4. Giáo viên làm sáng tỏ các ý kiến chưa rõ ràng. Tổng hợp ý kiến của

học sinh, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không. Sau đó, chốt ý.

4.4. Ví dụ

Ví dụ 1. Khi dạy bài 6 (Tiết 1 - Lịch sử 11). Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động “động não” theo 4 nhóm (3 bàn một nhóm) trả lời câu hỏi: “Vì sao Mĩ thực hiện chính sách tiên trung lập”? thời gian 5 phút.

Các nhóm trưởng cho các thành viên trình bày ý kiến nhanh, thư ký ghi lại các ý kiến vào tờ giấy, trình bày ý kiến của nhóm cho giáo viên và cả lớp.

Giáo viên thu thập tất cả ý kiến, sau đó nhận xét về các ý kiến và chốt lại ý kiến chính xác nhất lên bảng như:

+ “Mĩ thực hiện chính sách tiên trung lập” vì:

- Mĩ có điều kiện cách biệt về vị trí địa lý (Chiến tranh diễn ra ở Châu Âu còn Mĩ ở Châu Mĩ), nên Mĩ có điều kiện hòa bình tập trung để phát triển kinh tế.

- Vào thời kỳ này, chủ nghĩa hòa bình đang rất phát triển ở nước Mĩ, các tổ chức

hòa bình phản đối chiến tranh phản đối chiến tranh mạnh mẽ ở Mĩ.

- Thời kỳ này, Mĩ cũng đang thực hiện chính sách biệt lập đối với Châu Âu. - Mĩ thực hiện chính sách trung lập để buôn bán vũ khí, làm giàu thông qua chiến

- Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh (các nước đang bận tham gia chiến tranh) để cúng

cố ảnh hưởng của mình ở khu vực Milatinh và mở rộng phạm vi của mình ở Trung Quốc.

- Tổng thống Mĩ (Woodrow Wilson) chưa muốn tham chiến vì nhiệm kỳ tranh

cử tổng thống của ông sắp diễn ra (vào tháng 11 năm 1916), ông muốn đắc cử trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Ví dụ 2. Khi dạy bài 6 (Tiết 2). Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Lịch sử 11

Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động “động não” theo 4 nhóm (3 bàn một nhóm)

trả lời câu hỏi: “Tại sao Mĩ thực hiện chính sách hậu tham chiến”? hay “Tại sao Mĩ lại

tham gia vào phe hiệp ước”? thời gian 7 phút.

Các nhóm trưởng cho các thành viên trình bày ý kiến nhanh, thư ký ghi lại các ý kiến vào tờ giấy, trình bày ý kiến của nhóm cho giáo viên và cả lớp.

Giáo viên thu thập tất cả ý kiến, sau đó nhận xét về các ý kiến và chốt lại ý kiến chính xác nhất lên bảng như:

- “Mĩ thực hiện chính sách hậu tham chiến” vì:

+ Mĩ lo sợ cách mạng ở nước Nga sẽ giành thắng lợi, từ đó làm lan rộng ra toàn thế giới.

+ Mĩ muốn có được lợi ích lớn hơn về thương mại. + Quan hệ Mĩ và Đức ngày càng căng thẳng….

+ Điện báo Zimmermann của ngoại trưởng Đức gửi cho đại sứ Đức ở Mehico ngày 16.1.1917 bị bại lộ và ngày 1.3.1917 báo Mĩ công bố nội dung này và gọi đó là âm mưu của Mĩ.

- Khi tham gia vào cuộc chiến tranh Mĩ đứng về phe Hiệp ước vì:

+ Mâu thuẫn giữa Mĩ và Đức.

+ Để được chia phần lợi nhận sau chiến tranh.

+ Mĩ tính toán nếu đứng về phe Liên minh thì phe Hiệp ước thua trận sẽ không có tiền trả cho Mĩ.

+ Nếu phe Hiệp ước thua thì Anh và Pháp cũng đã kiệt quệ nên Mĩ sẽ đứng đầu phe Hiệp ước. Còn đứng về phía Liên minh khó lòng vượt qua Đức để đứng đầu phe Liên minh.

Ví dụ 3. Khi học bài 1. Nhật Bản

GV đặt câu hỏi động não: “Tại sao đế quốc Nhật Bản được gọi là đế quốc phong

kiến quân phiệt hiếu chiến”? hay “Tại sao cuộc duy tân Nhật Bản thành công”?

Cách thực hiện:

- GV gọi từng HS trả lời, phát biểu ý kiến của từng cá nhân, GV ghi bảng tất cả

các ý kiến, cả ý kiến đúng và chưa đúng.

- Sau khi tập hợp đầy đủ các ý kiến. GV sẽ phân tích để chỉ ra những ý kiến đúng,

- GV trình bày nội dung chính. 5. Kỹ thuật đóng vai.

5.1. Khái niệm

Kỹ thuật đóng vai là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học. “Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định”. Với định nghĩa này các tác giả tiếp cận kỹ thuật đóng vai theo hướng nhấn mạnh vai trò của người học qua việc thể hiện quan điểm thái độ, hành vi của mình trước tình huống được giao. Giáo viên nêu các tình huống mở để người học sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung, kĩ năng của mình.

5.2. Vai trò của kỹ thuật đóng vai trong dạy học Lịch sử.

Kỹ thuật đóng vai có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH Lịch sử ở trường phổ thông, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.

Kỹ thuật đóng vai làm phong phú thêm kỹ thuật dạy học cho giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới PPDH lịch sử ở trường phổ thông.

Kỹ thuật đóng vai có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của người học (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thể hiện hình tượng nhân vật…). Do vậy kỹ thuật đóng vai có thể kết hợp với phương pháp thuyết trình để làm cho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống.

Kỹ thuật đóng vai giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử đang học, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho HS. Ngoài việc cung cấp kiến thức sát với nội dung bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới cho bài học

Kỹ thuật đóng vai có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học là học sinh tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức, vì vậy mục tiêu giáo dục sẽ thay đổi theo các bước: Thái độ, hứng thú - Kĩ năng - Tri thức.

Kỹ thuật đóng vai có tác dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống, kĩ năng thuyết trình. Đóng vai đòi hỏi học sinh phải chủ động trong quá trình học tập như một bên liên quan trong một kịch bản tưởng tượng hay thực, trong quá trình tham gia sẽ giúp HS hình thành kĩ năng giao tiếp giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân- tập thể, từ đó giúp HS biết cách giao tiếp, ửng xử với bạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh. Thông qua đóng vai HS thể hiện nhận thức, thái độ trong tình huống cụ thể và phải có cách ứng xử phù hợp với tình huống đó. Qua các vai diễn, HS bộc lộ khả năng giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, các tình huống trong cuộc sống…HS sẽ tự tin khi đứng trước đám đông và thấy mình cần cố gắng hơn nữa để vai diễn của mình nhận được sự khen ngợi từ mọi người…

5.3. Cách thức sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử

5.3.1. Đóng vai nhân vật lịch sử

* Khái niệm: Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông của giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên định nghĩa “Nhân vật Lịch sử là người có vai trò nhất định trong một sự kiện, một thời kì Lịch sử”. Nếu không có nhân vật Lịch sử thì các sự kiện trở nên nhàm chán, thiếu sinh động. Do đó khắc họa biểu tượng nhân vật bằng kỹ thuật đóng vai trong dạy học có vai trò quan trọng trong tạo hứng thú học tập cho học sinh.

* Các bước tiến hành đóng vai nhân vật Lịch sử

Bước 1: Giáo viên căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học, nêu ra nhiệm vụ chuẩn bị bài mới (lựa chọn nhân vật để tiến hành đóng vai)

Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể GV đưa ra các tiêu chí (diễn xuất, đạo cụ, thời gian…)

Bước 3: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và thông qua kịch bản với giáo viên

Bước 4: Các nhóm được phân công lên đóng vai theo kịch bản đã xây dựng Bước 5: Nhận xét, đánh giá

- Đại diện nhóm tự nhận xét đánh giá

- Các nhóm còn lại dựa vào các tiêu chí GV đưa ra để nhận xét, bổ sung đặt câu hỏi, phản biện tranh luận

- GV tổng kết đánh giá

* Đóng vai nhân vật cho phần khởi động

Ví dụ: Khi dạy bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thông nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XIX

Mục tiêu:

- Nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan

đến bài học, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ học tập của bài và giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

- Học sinh nắm được: Sự thành lập vương triều Tây Sơn và vai trò thống nhất đất

nước vua Quang Trung- Nguyễn Huệ. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giáo viên chọn kịch bản “Cuộc họp bàn của nghĩa quân Tây Sơn trước khi đại phá quân Thanh”.

Bước 2: Chia cả lớp thành 6 nhóm nhỏ yêu cầu đóng vai các nhân vật: Người lính, Chúa Công, đô đốc Đặng Văn Long, đô đốc Trần Quang Diệu, Tiên Sinh, đô đốc

Trần Thị Xuân trong “Cuộc họp bàn của nghĩa quân Tây Sơn trước khi đại phá quân

Bước 3: Mỗi nhóm chọn 1 vai nhân vật lịch sử và lên kịch bản, phân công vai diễn và thông qua giao viên.

+ Sản phẩm: Phụ lục 2.1

Bước 4: Các nhóm được phân công lên đóng vai theo kịch bản đã xây dựng Bước 5: Nhận xét, đánh giá

Giáo viên phát vấn: Thông qua phần đóng vai của các nhóm, em hãy cho biết

nhân vật “Chúa Công” đó là ai? Đó là triều đại lịch sử nào?

* Đóng vai nhân vật lịch sử cho phần hình thành kiến thức mới.

Ví dụ:Khi học Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất

(1914 -1918) (Lịch sử 11) Mục tiêu:

Nắm được nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước và buổi đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 -1917.

Sự khác nhau trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với các vị tiền bối lớp trước.

Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giáo viên chọn kịch bản: Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành. Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai Nguyễn Tất Thành, anh Tư Lê, người dẫn truyện (Thời gian: 5 phút).

Bước 3: Mỗi nhóm chọn 1 vai nhân vật lịch sử và lên kịch bản, phân công vai diễn và thông qua giao viên.

+ Sản phẩm: PHỤ LỤC 2.2

Bước 5: Nhận xét, đánh giá

Giáo viên phát vấn: Thông qua phần đóng vai của các nhóm, em hãy cho biết

+ Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

+ Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì khác với các vị tiền bối trước đó? 5.3.2. Đóng vai nhân vật giả định

Nếu đóng vai nhân vật lịch sử, học sinh đã có nguyên mẫu qua các tư liệu lịch sử… nhưng khi đóng vai nhân vật giả định học sinh sẽ tưởng tượng về nhân vật mình hóa thân qua vốn hiểu biết của mình trong cuộc sống như phóng viên, hướng dẫn viên du lịch, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao, hoặc các nhà hoạt động chính trị…

Các bước thực hiện đóng vai nhân vật giả định.

Bước 1: Giáo viên dựa vào kiến thức nội dung bài học để lựa chọn việc áp dụng kỹ thuật đóng vai hợp lí.

Bước 2: Giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm về chuẩn bị, xây dựng kịch bản, phân công đóng vai.

Bước 3: Các nhóm thông qua kịch bản với giáo viên và tiến hành tập diễn. Bước 4: Các nhóm diễn trên lớp.

Bước 5: Nhận xét của học sinh, giáo viên về: sự sáng tạo trong thể hiện nhân vật, đúng/ sai về nội dung, những thông tin cần bổ sung…

Ví dụ:

Ví dụ 1. Khi dạy bài 1. Nhật Bản (Lớp 11)

Mục 1. Nhật Bản từ dầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 Mục tiêu:

HS nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga trước cách mạng, rút ra nguyên nhân bùng nổ cách mạng Nga

Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ từ tiết học trước: Yêu cầu học sinh đóng vai phóng viên của đài truyền hình Việt Nam đang tác nghiệp tại Nhật Bản ghi lại tình hình nước Nhật trước cuộc duy tân. Phản ánh 3 nội dung: Kinh tế, xã hội, chính trị nước Nhật. Thời gian cho học sinh trình bày sản phẩm là 5 phút.

Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đóng 1 vai phóng viên tác nghiệp ở Nhật (Nhóm 1: Kinh tế, nhóm 2: Chính trị, nhóm 3: Xã hội). Các nhóm xây dựng kịch bản và phân công đóng vai.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)