III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3. Tiến hành thực nghiệm
3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Hoàng Mai ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy khối 11. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm để dạy.
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh
11A13 45 11A14 42
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
Như vậy lớp thực nghiệm và đối chứng có tương đương nhau về sĩ số và đều là những lớp học ban khoa học xã hội, tôi tiến hành điều tra chất lượng ban đầu của hai lớp qua kết quả năm học 2020-2021
Lớp Sĩ số
Kết quả năm học 2020-2021
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
10A13 45 8 17.8 34 75.6 3 6.7 0 0
10A14 45 7 15.5 35 77.7 4 8.9 0 0
Bảng 2: Bảng thống kê năm học 2020-2021 môn Lịch sử của lớp ĐC và TN
Qua kết quả học tập bộ môn ở năm lọc trước thì hai lớp ĐC và TN là tương đương nhau về kết quả học tập môn Lịch sử.
Thời gian thực nghiệm: Năm học: 2021-2022 (Tuần 27)
3.2. Nội dung thực nghiệm.
Cả hai lớp này đều được dạy cùng một bài: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm
- Các lớp thực nghiệm: Sử dụng các kỹ thuật như sơ đồ tư duy, đóng vai, mãnh
ghép, khăn trải bàn, động não…Sau đó tôi cho kiểm tra 15 phút với hình thức trắc nghiệm.
- Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại gợi mở…). Sau đó tôi cho kiểm tra 15 phút với hình thức trắc nghiệm.
3.4. Kế hoạch dạy học thực nghiệm:
Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX (KHGD: tiết 27)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Định hướng năng lực học sinh
* Năng lực lịch sử:
- Biết sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về bài học, biết quan sát và khai thác tranh ảnh, lược đồ liên quan đến bài học.
- Trình bày được:
+ Hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ (tự phát).
+ Diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
- Hiểu được:
+ Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương.
+ Mục đích của Chiếu Cần Vương, khái niệm chiếu Cần Vương.
+ Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương. - Đánh giá được tính chất và ý nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Phân tích được nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX.
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực xử lý thông tin và dữ liệu, năng lực tạo nội dung kĩ thuật số.
- Năng lực sưu tầm, khai thác và sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, tư liệu lịch sử liên quan đến bài học.
- Năng lực tạo và biên tập sản phẩm với các hình thức: video, clip, trò chơi, bài thuyết trình PowerPoint.
2. Phẩm chất
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Học liệu:
- Ảnh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng. - Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885-1896).
- Video “Chiếu Cần Vương” theo đường link:
https://www.youtube.com/watc h?v=a9eu6Tb-zK8
- Video “Cuộc phản công của phe chủ chiến tại kinh thành Huế”:
https://www.youtube.com/watc h?v=7EwcHu0MTTk
- Video “Tóm tắt Phong trào Cần vương”
https://www.youtube.com/watc h?v=aOQNVmkyMc8
2. Thiết bị:
- Máy tính, tivi, điện thoại kết nối internet. - Các phần mềm: Zalo; LMS; Azota.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
Mục đích: Với việc quan sát những hình ảnh kết hợp với đoạn video trên màn hình ti vi học sinh có thể nhận biết được các nhân vật cũng như sự kiện lịch sử. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên (GV) yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau trên màn hình ti vi:
Và video “Chiếu Cần Vương” theo đường link:
https://www.youtube.com/watch ?v=a9eu6Tb-zK8
+ Nội dung: HS quan sát các hình ảnh, video trên màn hình sau đó trả lời các câu hỏi sau:
1. Những hình ảnh và đoạn thoại trên màn hình gợi cho em nhớ đến nhân vật, sự kiện gì trong lịch sử?
2. Em biết gì về sự kiện đó?
Bước 2: Học sinh nghe, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi + Sản phẩm:
- Học sinh biết được hình ảnh thứ nhất là vua Hàm Nghi, hình ảnh thứ 2 là Tôn
Thất Thuyết, hình ảnh thứ 3 là chiếu cần Vương. Video nói về nội dung của chiếu Cần Vương.
- HS có thể trình bày được thời gian và sự ra đời của chiếu Cần Vương.
Bước 3: GV chọn 1-2 học sinh trình bày các nguồn sử liệu mà cá nhân khai thác. Bước 4: Giáo viên lựa chọn 1 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến và sự bùng nổ phong
trào Cần Vương Mục đích
- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc phản công quân Pháp của
phe chủ chiến tại kinh thành Huế.
- Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc phản công quân Pháp của phe
- Hình thành được khái niệm “Chiếu Cần Vương. - Rút ra nguyên nhân của phong trào Cần Vương.
Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh theo dõi mục 1. Cuộc phản công
quân Pháp của phe chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương kết hợp với các video:
Video “Cuộc phản công tại kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885”:
https://www.youtube.com/watch? v=7EwcHu0MTTk
Video “Tóm tắt Phong trào Cần vương”:
https://www.youtube.com/watch? v=aOQNVmkyMc8
Tiến hành đóng vai phóng viên đài VTV đang tác nghiệp tại Huế và biên tập viên tại trường quay VTV về cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến. Yêu cầu nộp sản phẩm trước 1 ngày (Thứ 3 tuần sau).
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị kịch bản, phân công vai diễn, tổ
chức thực hiện trên lớp học ảo Zoom, Zalo, hoặc ở nhà tùy ý và nộp sản phẩm trước tiết học 1 ngày cho giáo viên. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.
Sản phẩm: PHỤ LỤC 2.5
https://drive.google.com/file/d/1J4_54HUl6ddA0r1BGkNGdZM8pJCy6Mze/view
Bước 3.
+ GV xem xét sản phẩm của học sinh, phát hiện, thảo luận trước lớp, chỉ ra những phần chưa được của học sinh.
+ Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý, GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi
1. Nguyên nhân cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến?
2. Diễn biến cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến.
GV tiếp tục nêu câu hỏi đề thảo luận:
1. Tại sao cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến lại nhanh chóng bị thất bại?
2. Chiếu Cần vương là gì? Mục đích và tác dụng của chiếu Cần vương?
Bước 4: GV chia sẻ màn hình và kết luận.
* Sản phẩm:
1. Nguyên nhân cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến: + Pháp: Cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
+ Nhân dân: Tiếp tục đấu tranh chống Pháp => quân Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Triều đình: * Phe chủ hòa:
* Phe chủ chiến: Do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động. Chủ trương: Dựa vào sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, chuẩn bị lực lượng, khi có cơ hội sẽ chống Pháp, lập lại trật tự (phong kiến) cũ.
Pháp tìm cách loại phe chủ chiến xiết chặt nền “bảo hộ” ở Huế => Phe chủ
chiến quyết định ra tay trước. 2. Diễn biến:
+ Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.
+ Rạng sáng ngày 5/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. 3. Kết quả:
+ Thất bại.
+ Tôn Thất Thuyết dẫn vua Hàm Nghi và tam cung ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ban hành chiếu Cần vương.
Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đang âm ỉ cháy trong lòng
quần chúng nhân dân, tạo thành 1 phong trào vũ trang chống Pháp kéo dài hơn 10 năm gọi là phong trào Cần vương.
Hoạt động 2: Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Mục đích:
- Trình bày được 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương về: Lãnh
đạo, lực lượng, địa bàn, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, kết quả. - Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 giai đoạn.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh xem video theo đường dẫn sau: https://www.youtube.com/watch?v=aOQNVmkyMc8
Kết hợp với tài liệu sách giáo khoa mục 2: Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương, lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương (1885-1896), các tài liệu khác….. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu các nhóm sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn thực hiện nhiệm vụ sau (Thời gian: 5 phút):
+ Nội dung: 1. Lập bảng thống kê Nội dung Giai đoạn 1: 1885-1888 (Nhóm 1) Giai đoạn 2: 1888-1896 (Nhóm 2) Lãnh đạo
Lực lượng tham gia Địa bàn
Trận tiêu biểu
Kết quả Đặc điểm
Bước 2: Học sinh thực hiện trực tiếp trên lớp, bằng giấy A0. Nhóm trưởng phân công thư ký ghi chép, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và thống nhất ý kiến chung cả nhóm. Cử đại diện trình bày.
Bước 3: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các vấn đề chưa rõ hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp.
Bước 4: GV kết luận như phần sản phẩm và chia sẻ màn hình (share nội dung trên màn hình) nội dung sau:
Nội dung Giai đoạn 1: 1885-1888 Giai đoạn 2: 1888-1896
Lãnh đạo Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân Các văn thân, sỹ phu yêu nước Lực lượng
tham gia
Nhân dân lao động Nhân dân lao động
Địa bàn Rộng lớn (Khắp cả nước) nhưng tập trung chủ yếu ở Bắc, Trung kỳ. Thu hẹp: Chuyển lên vùng trung du và miền núi Trận tiêu
biểu
Khởi nghĩa mai Xuân Thưởng ở Bình Định, khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An….
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê….
Kết quả
-Năm 1888 do sự chỉ điểm của trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang Angieri.
-Kết quả: Thất bại.
-Năm 1896 khi tiếng súng trên núi Vụ quang vụt tắt cũng là lúc phong trào Cần vương bị dập tắt.
-Kết quả: Thất bại
Đặc điểm Có vua lãnh đạo Không có vua lãnh đạo
Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận:
1. Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra? 2. Tính chất của phong trào Cần Vương?
3. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương? 4. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm cặp đôi và sử dụng kỹ thuật động não yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời nhanh các câu hỏi trong thời gian 2 phút.
- Học sinh dựa vào các tài liệu mình sưu tầm được , tiến hành thảo luận nhanh với nhau và trả lời các câu hỏi
Sản phẩm:
1. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra vì:
Đó là do tinh thần yêu nước, muốn đánh đuổi giặc Pháp để giành độc lập của nhân dân ta. Khẩu hiệu Cần vương chỉ là danh nghĩa để dấy lên phong trào chống Pháp hơn 10 năm.
2. Tính chất của phong trào Cần Vương: Là phong trào yêu nước của nhân dân ta
theo tư tưởng phong kiến, mang tính dân tộc sâu sắc.
3. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương: Chưa có đường lối cứu nước
đúng đắn, chưa có giai cấp tiến tiến lãnh đạo, phương pháp vũ trang đơn thuần chưa khoa học
4. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương: Bồi đắp lòng yêu nước, đấu tranh
chống ngoại xâm, làm chậm quá trình bình định của Pháp, để lại nhiều bài học kinh nghiệm...
Hoạt động 3. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương và
phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX Mục đích:
- Học sinh kể tên được các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương.
- Trình bày được: nguyên nhân, lãnh đạo, địa bàn, giai đoạn chính và ý nghĩa của
các cuộc khởi nghĩa đó.
- Giải thích được vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
của phong trào Cần vương Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chia cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy (Ở nhà. Gửi sản phẩm qua gmail cho giáo viên). Thời gian nộp: Thứ 3 (trước tiết học 1 ngày)
Nhiệm vụ:
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy khởi nghĩa Bãi Sậy. Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy khởi nghĩa Hương Khê. Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy khởi nghĩa Yên Thế.
Bước 2: Học sinh xác định nhiệm vụ, phân công nội dung cho thành viên chuẩn bị, làm việc nhóm có thể trực tiếp hoặc trao đổi qua zalo, messenger, zoom, gmail…. Tiến hành nộp sản phẩm cho giáo viên chấm, lấy điểm.
Bước 3: Giáo viên tiến hành chấm, nhận xét sản phẩm của học sinh qua gmail, hoặc zalo của lớp.
Bước 4. Giáo viên chia sẽ màn hình sản phẩm của các nhóm và nội dung phản hồi của giáo viên.
3. Hoạt động: Luyện tập (Thực hiện trên lớp, hướng dẫn thực hiện 5 phút) Mục đích: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh
đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức: Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến và sự bùng nổ phong trào Cần vương và các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương cũng như tính chất và ý nghĩa của phong trào Cần vương.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chia sẻ hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Azota qua đường link: https://azota.vn/de-thi/ztp5ez (PHỤ LỤC 4) vào Zalo nhóm lớp 11A13 và chuyển giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh hoàn thiện bài tập trắc nghiệm trong vòng 4 phút với 8 câu hỏi.
Bước 2: HS xác định nhiệm vụ được giao, tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở trên phần mềm Azota.
Bước 3: HS sau khi hoàn thiện bài thi, gửi ảnh báo điểm vào Zalo nhóm lớp.
Bước 4: Giáo viên công bố điểm mà phần mềm đã chấm.
4. Hoạt động: Vận dụng (3 phút) giao nhiệm vụ làm ở nhà
Mục tiêu: HS làm bài tập nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội
để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chia sẻ màn hình giao nhiệm vụ cho học sinh “Tái hiện kiến
thức phong trào Cần vương bằng sơ đồ tư duy”.
Thời gian nạp bài sau 3 ngày (tức thứ 7 tuần này) Hình thức nạp: Bằng Zalo.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện.
Bước 3: GV tạo trang Zalo riêng, quy định thời gian nạp bài sau 2 ngày (tức thứ 5 tuần này).