Tính hiệu quả

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT (Trang 51)

PHẦN III KẾT LUẬN

1. Tính hiệu quả

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, việc sử dụng một số kỹ thuật dạy học như mãnh ghép, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, đóng vai… ở trường trung học phổ thông là rất phù hợp và có tính thực tiễn cao trong điều kiện hiện nay. Bởi vì có thể áp dụng cho tất cả các bài học như bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập hoặc trong chương trình ngoại khóa cũng như thực hiện được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường.

Sử dụng các kỹ thuật dạy học có thể thực hiện được trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, cả dạy học trực tiếp và trực tuyến bằng Zoom, GoogleMeet, Zalo. Học sinh có thể sử dụng các trang Wep, phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, hoạt động trao đổi nhóm trong kỹ thuật đóng vai…một mặt thể hiện được tính chủ động trong học tập của HS, mặt khác vừa nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cả GV và HS, phù hợp với thời đại 4.0

Những năm gần đây tác giả và các đồng nghiệp trong trường đã thể nghiệm một số kỹ thuật dạy học này. Điều mà chúng tôi nhận thấy rất rõ ràng là không những GV mà cả HS đều rất hứng thú trong giờ học. Chính vì vậy, hiệu quả trong giờ học được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh nắm chắc kiến thức bài học. Không khí giờ học sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào đã triển khai.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ ở TRƯỜNG THPT (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)