Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng hình thức đóng va

Một phần của tài liệu Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 25 - 29)

Phương pháp đóng vai là một trong những PPDH tích cực, nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học. PPĐV có những vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH Lịch sử ở trường phổ thông, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.

PPĐV có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của người học (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thể hiện hình tượng nhân vật…). Do vậy PPĐV có thể kết hợp với phương pháp thuyết trình để làm cho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống.

KTĐGTX bằng hình thức đóng vai có tác dụng to lớn trong tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. Trong quá trình dạy học, sự hứng thú học tập có vai trò quan trọng trong nâng cao tính tích cực, làm tăng hiệu quả nhận thức của người học. Sử dụng phương pháp đóng vai mang lại hứng thú học tập cho học sinh vì trong quá trình đóng vai, học sinh được trao đổi giao lưu với thầy cô, bạn bè, được thể hiện năng khiếu, thể hiện mình trước đám đông hòa mình vào không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, thân thiện, hấp dẫn. Qua đó nếu được đánh giá, học sinh sẽ thấy rất hài lòng về kết quả của mình, sự hứng thú trong giờ học tăng lên, không còn cảm giác lo sợ hay nhàm chán khi được KTĐG. Với hình thức này, chọc sinh

sẽ yêu lịch sử hơn vì chính các em được đặt mình vào bối cảnh lịch sử, nhân vật vật lịch sử.

Khi tiến hành KTĐGTX bằng hình thức đóng vai bước đầu tiên là chuẩn bị: Đối với giáo viên: Căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học, nêu ra nhiệm vụ chuẩn bị bài mới (lựa chọn nhân vật để tiến hành đóng vai). GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể GV đưa ra các tiêu chí (diễn xuất, đạo cụ, thời gian…). Quy định cụ thể thời gian đóng vai cho học sinh để không làm ảnh hưởng đến tiến trình bài học. GV cung cấp thông tin về nhân vật sẽ đóng nguồn thông tin về nhân vật lịch sử có thể từ: kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa, sách tham khảo, thông tin trên Internet, thông tin từ địa phương…Trước khi học sinh thực hiện trước lớp giáo viên là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt.

Đối với học sinh: Các nhóm, cá nhân nhận nhiệm vụ, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và thảo luận, thông qua kịch bản với giáo viên. Thực hiện đóng vai theo kịch bản đã xây dựng.

Tiếp theo lànhận xét, đánh giá, cho điểm:

- Về phía học sinh: Cá nhân, đại diện nhóm tự nhận xét đánh giá. Các nhóm còn lại dựa váo các tiêu chí GV đưa ra để nhận xét, bổ sung đặt câu hỏi, phản biện tranh luận.

- Về phía GV: GV nhận xét, tổng kết, đánh giá, căn cứ vào bảng tiêu chí đánh giá và cho điểm kết hợp tham khảo đánh giá học sinh để đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng PPĐV (dùng cho cả GV và HS)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá

1 Thời gian 1 2 Đạo cụ 1 3 Độ tường minh 3 4 Diễn xuất 3 5 Tính sáng tạo 1 6 Khả năng tương tác 1 Tổng 10

GV có thể KTĐGTX học sinh bằng các hình thức đóng vai khác nhau như đóng vai nhân vật lịch sử, đóng vai nhân vật tưởng tượng, đóng vai nhân vật tình huống. Quá trình KTĐGTX bằng hình thức đóng vai được tiến hành ở hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng. Có thể minh họa như sau:

* Ví dụ 1: KTĐGTX trong hoạt động khởi động sử dụng PPĐV nhân vật lịch sử khi dạy Bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X- XV (Lịch sử 10- CB)

Mục tiêu: nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ học tập của bài và giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

Cách thức: Tổ chức đóng vai nhân vật Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi

Đánh giá: Theo mẫu tiêu chí ở bảng 6

*Ví dụ 2: KTĐGTX sử dụng PPĐV khi dạy phần khởi động Bài 12: Phong trào

dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925(Lịch sử 12- CB).

Mục tiêu:Tạo động cơ học tập, thúc đẩy mong muốn tìm hiểu kiến thức mới của HS. Đồng thời, định hướng toàn bộ quá trình nhận thức cho các em.

Cách thức: Tổ chức đóng vai các nhân vật ông Nghị Quế, bà Nghị Quế, chị Dậu trong đoạn trích “Chị Dậu bán con cho Nghị Quế”

Hình 2.5. Hình ảnh minh họa phương pháp đóng vai của HS

*Ví dụ 3: KTĐGTX trong hoạt động khởi động bằng phương pháp đóng vai khi

dạy Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa (Lịch sử 12- CB

Mục tiêu: Nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học, yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ học tập của bài và giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

Cách thức: Tổ chức đóng vai cặp đôi ăn ý. Đánh giá: Theo mẫu tiêu chí ở bảng 6

*Ví dụ 4: KTĐGTX sử dụng phương pháp đóng vai nhân vật lịch sử Nguyễn Tất

Thành cho phần hình thành kiến thức mới Bài 23: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) (Lịch sử 11- CB)

*Ví dụ 5: KTĐGTX sử dụng PPĐV khi dạy Bài 9 Cách mạng Tháng Mười Nga

năm 1917 (LS 11- CB)

cách mạng, rút ra nguyên nhân bùng nổ cách mạng Nga

Cách thức: Sử dụng phương pháp đóng vai các phóng viên đưa tin, phát vấn Đánh giá: Theo mẫu tiêu chí ở bảng 6

*Ví dụ 6: KTĐGTX trong hoạt động hình thành kiến thức mới bằng phương pháp đóng vai tình huống khi dạy bài 12: Tây Âu hậu kì trung đại tiết 2 (Lịch sử 10- CB)

Mục tiêu: Hiểu và đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc phát kiến địa lí đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại

Cách thức: Tổ chức học sinh đóng vai tình huống: một nhóm đóng vai đại diện cho người dân thuộc địa, một nhóm đóng vai đại diện những nhà phát kiến địa lí.

Đánh giá: Theo mẫu tiêu chí ở bảng 6

*Ví dụ 7: KTĐGTX sử dụng PPĐV khi dạy Bài 10 “Cách mạng khoa học công

nghệ và xu thế toàn cầu hóa” (Lịch sử 12 – CB) ở hoạt động tìm hiểu về tác động của Cách mạng khoa học công nghệ và Xu thế toàn cầu hóa.

Mục tiêu: Học sinh nắm được tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa. Từ đó rút ra trách nhiệm công dân đối với đất nước…

Cách thức: Nhóm 1 đóng vai với chủ đề: Thiên đình với vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Nhóm 2: chủ đề: Chiến tranh và vũ khí hủy diệt- Thông điệp từ tương lai. Nhóm 3: về chính sách khoa học – công nghệ và đối ngoại của nước ta theo hình thức “Dân hỏi bộ trưởng trả lời”.

Đánh giá: Theo mẫu tiêu chí ở bảng 6

*Ví dụ 8: Khi học bài 8 “Vương quốc Căm-pu-chia và vương quốc Lào”,

giáo viên cho học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch để giới thiệu về lịch sử, văn hóa của hai quốc gia này.

Đánh giá: Theo mẫu tiêu chí ở bảng 6

Một phần của tài liệu Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w