PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM

Một phần của tài liệu Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 32 - 36)

Họ và tên: ……… Thành viên nhóm: ………..Lớp…………

Tiêu chí Yêu cầu cần đạt Điểm

Tinh thần- thái độ

1 Có tinh thần hợp tác 1 2 3 4 5

3 Hứng thú với nhiệm vụ được giao

1 2 3 4 5

4 Tuân thủ sự phân công của nhóm trưởng

1 2 3 4 5

5 Thể hiện sự hiểu biết 1 2 3 4 5

Khả năng tương tác

6 Có ý kiến đóng góp cho nhóm

1 2 3 4 5

7 Cá nhân thể hiện vai trò trong nhóm

1 2 3 4 5

8 Cá nhân có sự sáng tạo trong hoạt động

1 2 3 4 5

9 Cá nhân tham gia đầy đủ các giai đoạn làm việc nhóm

Sản phẩm nhóm

10 Đạt yêu cầu, có chất lượng 1 2 3 4 5

Tổng

Thang điểm: 1=kém, 2= yếu, 3= khá, 4= tốt, 5= xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục).Điểm trung bình (cộng tổng điểm và chia cho 10)

Trong quá trình tiến hành KTĐGTX bằng hình thức hợp tác nhóm, giáo viên có thế sử dụng các kĩ thuật như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật “chúng em biết ba”, kĩ thuật “hỏi chuyên gia”, kĩ thuật phân tích video… để tăng hiệu quả hợp tác nhóm. Giáo viên đánh giá hoạt động nhóm bằng các hình thức như thuyết trình, đóng vai hoặc sản phẩm dự án học tập…để phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 11 (Lịch sử 10 - CB) – Tây Âu thời trung đại. Để làm rõ hệ quả của cuộc phát kiến địa lý, giáo viên đưa ra một hình ảnh và nêu vấn đề: Đây là hình ảnh về cuộc phát kiến địa lý: một bên là những người dân thuộc địa, họ đang nói rằng các người đến đây để cướp bóc và đàn áp chúng tôi; một bên là những người phương Tây đi phát kiến, họ nói rằng không chúng tôi đến đây để khai hóa văn minh. Giáo viên nêu câu hỏi những ai đồng ý với những người dân thuộc địa, những ai đồng ý với những người phương Tây. Giáo viên sử dụng kĩ thuật “tranh luận ủng hộ – phản đối” để tiến hành hoạt động nhóm.

Bước 1: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ + Nhóm những người thuộc địa: “Chứng minh rằng những người phương Tây đi phát kiến là để cướp bóc và đàn áp thuộc địa”.

+ Nhóm những người phương Tây: “Chứng minh quá trình phát kiến là đến để khai hóa nền văn minh”.

Bước 2: Hai nhóm làm việc, thu thập ý kiến của các thành viên, sau đó thảo luận, thống nhất ý kiến lập luận cho nhóm mình.

Bước 3: Giáo viên tổ chức cho hai nhóm tranh luận, đại diện hai nhóm lần lượt trình bày lập luận của nhóm mình (Theo yêu cầu mỗi nhóm phải từ 3 lí do trở lên).

Bước 4: Giáo viên tổ chức thảo luận chung, đưa ra nhận xét, đánh giá, tổng kết, chính xác hóa nội dung cần nhận thức.

Hình 2.7. Hình ảnh minh họa về phần “tranh luận ủng hộ- phản đối” của HS

Ví dụ 2: Khi dạy bài 23 (Lịch sử 11- CB) - Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914). Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận như sau: Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng vận động cứu nước của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh đầu thế kỉ XX. Giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để học sinh thảo luận nhóm

Cách thức tiến hành như sau:

Bước 1: Giáo viên chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 học sinh. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu HS chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần theo số thành viên nhóm. Theo sơ đồ như sau:

Bước 3: Từng thành viên trong nhóm suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa khăn trải bàn.

Bước 4: Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau, giáo viên quan sát, nhận xét và đưa ra kết luận đánh giá, cho điểm từng nhóm.

2.2.5. Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng hình thức báo cáo sảnphẩm báo tường, làm video, thiết kế Powerpoint. phẩm báo tường, làm video, thiết kế Powerpoint.

KTĐGTX trước đây chủ yếu đánh giá bằng sản phẩm viết 15 phút hoặc trả lời miệng của học sinh như vậy chưa phát huy hết năng lực của học sinh. Để góp phần đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá và tạo hứng thú học tập môn lịch sử, việc sử dụng hình thức đánh giá sản phẩm báo tường, làm video, thiết kế Powerpoint là cách đánh giá rất hiệu quả. Xuất phát từ những lí do sau đây:

- Thứ nhất: Tạo hứng thú và động cơ học tập của học sinh.

- Thứ hai: Phát huy được các năng lực của học sinh: năng lực hợp tác, năng lực tìm tòi, năng lực tư duy lịch sử, hình thành phẩm chất trách nhiệm người học.

- Thứ ba: Sản phẩm học tập phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

- Thứ tư: Học sinh được đánh giá, nhận xét công khai trên sản phẩm của mình nên rất hài lòng và tích cực hợp tác.

- Thứ năm: Qua các sản phẩm học tập giáo viên sẽ phát hiện được các thế mạnh của học sinh như: hội họa, thuyết trình, kĩ năng xử lí video, kĩ năng thiết kế… đó là kênh thông tin bổ ích để góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em.

Quy trình KTĐGTX bằng hình thức báo cáo sản phẩm báo tường, làm video, thiết kế Powerpoint được thực hiện như sau:

Bước 1: Giáo viên lựa chọn nội dung, yêu cầu học sinh các hình thức báo cáo sản phẩm (báo tường, video, powerpoint) phù hợp.

Bước 2: Học sinh tiến hành làm sản phẩm (khuyến khích theo nhóm - để tăng tính hợp tác và trách nhiệm)

Bước 3: Báo cáo sản phẩm nhóm (trước khi báo cáo, các sản phẩm phải thông qua sự kiểm duyệt của giáo viên).

Bước 4: Đánh giá sản phẩm (kết hợp học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, đánh giá của giáo viên), theo phiếu đánh giá sản phẩm như sau:

* Đối với sản phẩm báo tường

Một phần của tài liệu Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w