“Ngân hàng tự phát ”(đơn vị: nhà)
Nguồn: Tác giả sưu tầm
Trong những năm gần đây, do” Ngân hàng tự phát” làm phong phú dịch vụ ngành nghề kinh doanh của mình, vốn tài chính dần dần tăng lên, nó có thể phục vụ
82
cho nhiều doanh nghiệp thương mại biên giới, cá thể kinh doanh, du khách hai bên và chủ thể thị trường Trung - Việt hàng loạt các dịch vụ tài chính, đồng tiền nhân dân tệ lưu động quy mô quá cảnh cũng ngày càng gia tăng. Với đồng nhân dân tệ dưới sự chấp nhận của các nước láng giềng không ngừng gia tăng, nếu mà nước ta không có thể thiết lập cơ chế thu hồi nhân dân tệ tốt, sẽ có nhiều hơn nữa đồng nhân dân tệ vẫn còn đọng lại trong lãnh thổ của Việt Nam, mà sẽ tăng khó khăn cho sự quản lý tài chính của Trung Quốc, giám sát việc lưu thông đồng nhân dân tệ khu vực biên giới của khó hơn, gây khó khăn lớn cho việc quản lý đồng nhân dân tệ tại khu vực biên giới.
* Tác động tiêu cực của “Ngân hàng tự phát”: khuyến khích hoạt động rửa tiền và các hoạt động tội phạm khác
Do người kinh doanh “Ngân hàng tự phát” không quan tâm hỏi han về nguồn vốn của khách hàng và cũng không xem xét nguồn vốn là có phù hợp luật pháp quy định của hai nước Trung - Việt hay không, miễn là có dịch vụ là họ làm. Do đó, buôn lậu, cờ bạc, tiền ma túy, trốn thuế, tham nhũng và những người tham gia các hoạt động tội phạm khác và thương mại bất hợp pháp sẽ thông qua “Ngân hàng tự phát” gửi số tiền rất lớn bất hợp pháp chuyển ra nước ngoài, nhà kinh doanh “Ngân hàng tự phát” có tính năng bí ẩn, trôi dạt ngoài hệ thống quản lý tài chính. Vì vậy “Ngân hàng tự phát” cung cấp cho hoạt động rửa tiền và các hoạt động tội phạm khác không gian sống bí ẩn hơn, đã trở thành cái ô bảo vệ cho việc rửa tiền và các hoạt động tội phạm khác, nghiêm trọng gây trở ngại cho các cơ quan quản lý tài chính theo dõi và giám sát các quỹ bất hợp pháp, tăng độ khó cho công tác chống rửa tiền. Khu vực biên giới Trung - Việt lại thuộc khu cờ bạc, buôn lậu, tiền thuốc ma túy cũng là khu vực chuyển tiền qua biên giới, “Ngân hàng tự phát” tham gia vào di chuyển vốn trong một phạm vi lớn sẽ tăng khó khăn cho việc hai chính phủ liên hợp hoạt động chống rửa tiền xuyên biên giới.
3.3.2. “Ngân hàng tự phát” dễ dàng thao tác tỷ giá hối đoái biên giới
“Ngân hàng tự phát” chủ yếu dựa vào đồng tiền hai nước Trung - Việt đổi
83
tiền đô la mỹ và tính tỷ giá đồng đô la Mỹ ra tiền nhân dân tệ so với đồng tiền Việt tính thập giá và theo cung cấp nhu cầu thị trường quan hệ tiền để xác định tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền nhân dân tệ so với đồng tiền Việt với mức độ tổng thể của tỷ giá hối đoái, từ quy mô lớn “Ngân hàng tự phát” tham khảo tài liệu để thiết lập một tiêu chuẩn đối với tỷ giá báo giá cho các đối tác và khách hàng. Sau đó, dựa trên tỷ giá đó tham chiếu phù hợp với tình hình của mình quyết định tỷ giá riêng của mình. Do đó, “Ngân hàng tự phát” thống trị lĩnh vực thị trường tỷ lệ dựa vào có vốn mạnh tài chính của “Ngân hàng tự phát” trung tâm để quyết định tỷ lệ. Ngân hàng thương mại Trung - Việt khi quyết định tỷ giá cũng bị ảnh hưởng của nó. Ví dụ như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh huyện Tĩnh Tây cũng nằm trong khu vực biên giới Trung Quốc - Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Đông Hưng và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam huyện Trà Lâm tỷ giá đổi tiền để thực hiện tỷ giá của mình. Song ngân hàng Đông Hương và ngân hàng Trà Lâm Việt Nam đều tham khảo “Ngân hàng tự phát” tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ và đồng tiền Việt Nam để thực hiện. Như vậy, tỷ lệ thanh toán thương mại biên giới Trung - Việt dễ bị “Ngân hàng tự phát” thao túng giật dây, khi doanh nghiệp thương mại biên giới Trung Quốc nhập khẩu một chuyến hàng lớn từ Việt Nam về, bên Việt Nam yêu cầu dùng tiền Việt Nam để thanh toán và đồng tiền Việt Nam lại khan hiếm trên thị trường trong khu vực biên giới không đủ dùng [68]. Lúc này, “Ngân hàng tự phát” có vốn lớn để thu được lợi ích cao hơn, đã nâng cao tỷ giá đổi tiền lên. Kết quả là toàn bộ giá cả thị trường thanh toán thương mại biên giới đều bị ảnh hưởng, trên thị trường tỷ giá hối đoái thực tế và tỷ giá bộ tính đã bị chênh lệch, thậm chí biến động rất lớn, hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ bị gia tăng đáng kể, kết quả trong các doanh nghiệp thương mại và kinh doanh cá nhân xuyên biên giới phải đối mặt với rủi ro tỷ giá lớn hơn.
3.3. Một số đề xuất về giải pháp quản lý đối với hoạt động “Ngân hàng tự phát”
3.3.1. Vấn đề trong quá trình phát triển “Ngân hàng tự phát”
3.3.1.1. Luật pháp cần có biện pháp để giải quyết bế tắc của các ngân hàng
84
“Ngân hàng tự phát” là một loại tổ chức tài chính với tư cách dân gian tự hình thành và cũng là một bộ phận của tài chính cá nhân. Sau năm 2005, các chính sách quốc gia về tài chính tư nhân có ít nới lỏng. Ngày 25 tháng 05 năm 2005, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành “Báo cáo Kết quả tài chính khu vực Trung Quốc trong năm 2004”. Trong đó đã nêu ra: “chúng ta nên hiểu biết đúng đắn về tác dụng bổ sung tài chính tư nhân”, “tăng cường các chỉ tiêu tài chính tư nhân về hành vi và hướng dẫn, lấy lợi tránh hại và thúc đẩy phát triển lành mạnh của nó”[28]. Đây
là lần đầu tiên cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc có thái độ rõ ràng đối với sự biến đổi tài chính tư nhân từ phủ định để khẳng định. Vì chính sách quản lý lỏng lẻo nên tài chính cá nhân còn chưa điều chỉnh kịp thời và bổ sung. Trong hệ thống tài chính của Trung Quốc, tài chính tư nhân vẫn là trong vị trí tương đối khó giải quyết. Trong pháp luật và Quy định của Trung Quốc hiện nay, chỉ có “Tòa án nhân dân tối cao toà án về một số ý kiến trường hợp cho vay”, “đáp lại về việc làm thế nào để xác nhận hiệu quả hành vi cho vay giữa công dân và doanh nghiệp?”. Một số giải thích từ phía tư pháp đối với vấn đề bộ phận cho vay tư nhân đã làm quy định đơn giản. Năm 2008, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã trình giấy lên Hội đồng Nhà nước để chuyên môn lập pháp luật về cho vay tư nhân – “pháp lệnh cho vay” (dự thảo) đến nay còn chưa đưa ra. Vì thế cho thấy, tài chính tư nhân đã không được hỗ trợ có hiệu quả và bảo vệ về mặt pháp lý. Cụ thể đến “Ngân hàng tự phát” mà nói , các luật và quy định của quốc gia Trung Quốc càng không có luật và quy định trực tiếp đối với “Ngân hàng tự phát”, “Quy định quản lý tổ chức tài chính”, “Lệnh cấm các ngân hàng ngầm và thông báo đả kích hành vi cho vay nặng lãi” “về việc quyết định trừng phạt lừa mua ngoại tệ, trốn ngoại hối và mua bán ngoại tệ bất hợp pháp”. “Biện pháp đình chỉ hoạt động của các tổ chức tài chính bất hợp pháp và các hoạt động kinh doanh tài chính phi pháp” và các văn bản quy phạm pháp luật có mấy điều rải rác trong một số các quy định liên quan đến “Ngân hàng tự phát”. Tuy nhiên, những luật này tính mục tiêu và khả năng thao tác không mạnh, không thể hình thành hệ thống pháp lý quản lý “Ngân hàng tự phát” hiệu quả, hệ thống pháp
85
luật và các luật này chủ yếu là đả kích “Ngân hàng tự phát”. Đối với “Ngân hàng tự phát” kìm chế sự phát triển của nó. Đây là việc làm không phù hợp với nhu cầu thị trường chủ, nhu cầu thực tế đối với “Ngân hàng tự phát” trong các khu vực biên giới. Bởi vì, sự bảo vệ pháp lý không theo kịp, “Ngân hàng tự phát” một thời gian dài trong tình trạng ẩn nấp, bán ẩn nấp, hoạt động kinh doanh rất bất thường và không quy phạm. Nó rất khó khăn để có hiệu quả bảo vệ quyền lợi hai bên khi giao dịch của “Ngân hàng tự phát”.
3.3.1.2. Thiếu sự giám sát hiệu quả của chính phủ
Cơ quan giám sát của các tổ chức tài chính chính quy chủ yếu là “ba dòng một hội” (Ngân hàng nhân dân, hội kiểm soát ngân hàng, CSRC và CIRC). “Ba dòng một hội” - các quy định hiệu quả để bảo vệ sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường tài chính chính quy của nước ta. Nhưng trước mắt, trong nước Trung Quốc tồn tại rộng rãi và rất nhiều tổ chức tài chính tư nhân mà không được giám sát và hướng dẫn hiệu quả của chính phủ, luật pháp và các quy định hiện hành có liên quan đến vấn đề quản lý tài chính cá nhân nước ta chủ yếu là: “Luật quản lý giám sát Ngân hàng”, “Luật Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc”… Nhưng không chỉ rõ giám quản chủ thể cơ quan quản lý tài chính tư nhân, các cơ quan quản lý có liên quan phân chia nhiệm vụ không rõ ràng, dễ dẫn đến giám quản khoảng chân không và quy định lặp lại cùng tồn tại. “Ngân hàng tự phát” một thời gian dài đã ở vào khu khoảng chống giám quản tài chính. Cơ quan Quản lý tài chính Trung Quốc từ trước tới nay vẫn giữ thái độ đàn áp Quản trị “Ngân hàng tự phát”, dùng biện pháp “có xảy ra sự việc xong mới quản”: Nếu người kinh doanh “Ngân hàng tự phát” không có hành vi phạm tội nghiêm trọng, cơ quan quản lý tài chính cũng không kiểm tra đến và cũng không muốn bỏ nhiều tiền để giám sát quản lý. Chỉ khi “Ngân hàng tự phát” hoạt động có nguy cơ tài chính nghiêm trọng, cơ quan quản lý tài chính mới ra lệnh cấm. Tuy nhiên, vì do “Ngân hàng tự phát” là một tổ chức tài chính tư nhân tự phát, cách quản lý kinh doanh của nó nhiều chỗ không quy phạm, bình thường đã
86
tích tụ rủi ro lớn trong quá trình kinh doanh, người giao dịch rất khó nắm được xác định chính xác, sự nguy cơ của “Ngân hàng tự phát”, trong trạng thái không có sự quản lý của cơ quan tài chính chính phủ nhà nước khiến các bên tham gia giao dịch tại “Ngân hàng tự phát” đều phải đối mặt với những rủi ro nhất định, có thể gây ra một tác động tiêu cực lớn hơn. Ngoài ra, “Ngân hàng tự phát” đối với việc xác định thông tin cá nhân của khách hàng, giám sát nguồn vốn kinh phí không chú ý để tâm đến cho nên rất dễ dàng cho bọn tội phạm lợi dụng kẽ hở làm cho “Ngân hàng tự phát” đã trở thành một điểm nóng của hoạt động rửa tiền, buôn lậu và các hoạt động tội phạm khác. Vì vậy, cơ quan quản lý tái chính phải hướng dẫn và điều chỉnh “Ngân hàng tự phát” đi vào phát triển kinh doanh để có hiệu quả duy trì sự phát triển ổn định kinh tế và xã hội của khu vực biên giới Trung - Việt .
3.3.2. Học tập kinh niệm quản lý “Ngân hàng tự phát” của Việt Nam
3.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động “Ngân hàng tự phát” của Việt Nam
Hoạt động “Ngân hàng tự phát” là loại hình tồn tại của tổ chức tài chính tư nhân. Như vậy không phải là một hiện tượng độc đáo cho Trung Quốc, trong khu vực biên giới của nước láng giềng Việt Nam có thể được nhìn thấy hình bóng “Ngân hàng tự phát” ở khắp mọi nơi trong một thời gian dài. Đặc biệt là năm 1998, sau khi chính phủ Việt Nam tuyên bố công nhận “Ngân hàng tự phát” có tư cách hợp pháp. Ở khu vực biên giới Việt Nam, nhất là khu vực Móng Cái và các vùng lân cận “Ngân hàng tự phát” phát triển rất nhanh và rộng. Nhưng bên cạnh đó cũng làm cho “Ngân hàng tự phát” của cả Việt Nam và Trung Quốc triển khai hợp tác xuyên quốc gia ngày càng nhiều. “Ngân hàng tự phát” trong hệ thống thanh toán mậu dịch biên giới Trung - Việt có một thời gian đã chiếm địa vị chủ đạo. Chính phủ Việt Nam cho phép “Ngân hàng tự phát” hợp pháp hóa. Và đã làm cho “Ngân hàng tự phát” trước kia hoạt động ẩn nấp ra hoạt động công khai. Theo hướng chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam phát huy tác dụng vai trò của nó trong thanh toán thương mại qua biên giới, đối với sự phát triển kinh tế lành mạnh và ổn định của Việt Nam có đóng
87
góp nhất định. Vì vậy, nếu cứ một cách mù quáng gây áp lực đối với “Ngân hàng tự phát” trong trường hợp không hiệu quả mấy, chính phủ Trung Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm có liên quan của chính phủ Việt Nam về vấn đề quản lý “Ngân hàng tự phát” và sẽ đưa “Ngân hàng tự phát” của biên giới Trung - Việt của Trung Quốc công khai hóa, hợp phát hóa và làm cho loại nguồn lực tài chính tư nhân này trở thành lực lượng giúp nền kinh tế phát triển.
3.3.2.2. Quy chế và chính sách của “Ngân hàng tự phát” Việt Nam
Theo đề nghị của giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ngày 08 tháng 12 năm 2000, ban hành một quyết định “Quy tắc quản lý tiền tệ trong Khu vực biên giới Việt Nam và cửa khẩu khu vực kinh tế các nước láng giềng”. Trong đó, Điều VI ghi rõ: “Thành lập điểm đổi tiền trong 8 khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu biên giới, hợp pháp tiến hành kinh doanh tiền tệ với các nước lang giềng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hệ thống quản lý ngoại hối hiện hành để hướng dẫn các điểm thu đổi ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ biên giới. Điều thứ 07 ghi rõ: “Đối với dân biên giới Việt Nam phù hợp điều kiện quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho điểm thu đổi ngoại tệ, người được phép thanh lập điểm đổi ngoại tệ, phải theo quy định làm thủ tục đăng ký”. Sau đó, chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại ban hành tiếp: “Quyết định bổ sung và sửa đổi tiến hành điều lệ quản lý ngoại tệ năm 1998 của Chính phủ Việt Nam”, “Quyết định về điểm đại lý ngoại hối ở Việt Nam” và “Quản lý luật pháp bổ sung và sửa đổi pháp lệnh của cơ quan tổ chức tín dụng” pháp luật và các quy định khác. Trong đó có chính phủ Việt Nam đối với” Ngân hàng tự phát” các quy định có liên quan về việc đăng ký và quản lý [27]. Chính phủ Việt Nam quản lý “Ngân hàng tự phát” bằng các chính sách và các quy định có liên quan được tóm tắt như trong bảng dưới đây:
88
Bảng 4.3. Pháp luật quản lý của chính phủ Việt Nam đối với
“Ngân hàng tự phát” [49]
Đăng ký Cơ quan
làm thủ tục đăng ký
Chi nhánh cấp tỉnh, thành phố của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam
Điều kiện và văn bản đăng ký cần
thiết
Địa điểm mở Cơ sở đổi ngoại tệ phải mở tại khu vực trung tâm kinh tế, văn hóa, và giao thông, hoặc khu vực có nhu cầu đổi ngoại tệ với tiền mặt lớn. Nhân viên và
thiết bị
Cơ sở đổi ngoại tệ phải đáp ứng nhu cầu thiết bị về công việc đổi ngoại hối tiền mặt, và phải có nhân viên chuyên nghiệp về hoặt động giao dịch ngoại hối, kế toán hạch toán, nhận biết tiền giả.