Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các căn cứ để đưa ra giải pháp

3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn

3.1.1.1 Mục tiêu

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị điểm đến. Đẩy mạnh việc triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020. Đổi mới phương thức tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường các điểm đến.

3.1.1.2 Phương hướng phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn

- Phát triển du lịch và hội nhập du lịch trong khu vực

Với vị trí, địa hình của đất nước nói chung, thủ đô Viêng Chăn nói riêng, loại hình du lịch và giao thông có thể hội nhập với các tỉnh trong nước và các nước láng giềng. Để xác định tập trung phát triển thủ đô Viêng Chăn trở thành trung tâm du lịch của đất nước với mục tiêu phấn đấu là:

Phát triển về nguồn nhân lực nhất là đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý du lịch, hướng dẫn viên và công an du lịch giỏi cả chuyên môn và biết về ngoại ngữ. Thúc đẩy và củng cố, nâng cao chất lượng của các công ty du lịch gắn liền với cải thiện chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch. Xây dựng hạ tầng cơ sở của du lịch với chung sức của Nhà nước với tư nhân, đầu tư vào phát triển khu du lịch văn hoá, lịch sử, thiên nhiên.

- Phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác

Phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du

lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

Hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tôn tạo danh lam, thắng cảnh, di tích văn hoá, di tích lịch sử ở các khu du lịch. Coi đây là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch…,vừa đảm bảo môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, phát triển du lịch phải gắn liền với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người, nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

Bốn là, phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.

- Huy động nguồn lực cho phát triển du lịch

Để các chỉ tiêu kế hoạch đạt được, phải phấn đấu từ nay đến năm 2020 phải tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mức tăng trường bình quân 7%/năm.

Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhằm khơi dậy mọi khả năng, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực như: vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Thủ đô Viêng Chăn sẽ tạo cơ chế, chính sách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.

Trong cơ cấu các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành du lịch của thủ đô Viêng Chăn, thành phần kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng hướng dẫn mở đường, là đầu mối tổ chức các cơ sở kinh doanh khu

vực ngoài quốc doanh. Ở đây, vai trò Nhà nước rất quan trọng, Nhà nước vừa là người tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng vừa là người chỉ đạo tổ chức các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)