Thực trạng phát triển du lịch và thực trạng công tác quản lý điểm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào (Trang 93 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các căn cứ để đưa ra giải pháp

3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch và thực trạng công tác quản lý điểm đến

điểm đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn

3.1.2.1 Thực trạng phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn

Phát triển du lịch thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng được xây dựng cải thiện khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, đường giao thông “đường ô tô, đường sông, đường hàng không” được nâng cấp theo hướng hội nhập với các tỉnh trong nước và đồng thời hội nhập với các nước trong khu vực để cùng nhau phát triển. Du lịch thủ đô Viêng Chăn cũng đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, tạo việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận cư dân trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch thủ đô Viêng Chăn còn bộc lộ không ít những yếu điểm như số lượng doanh nghiệp hoạt động du lịch còn ít, đầu tư của Trung ương và địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, trình độ phục vụ của các doanh nghiệp làm du lịch còn nhiều hạn chế, lao động du lịch vừa thiếu vừa yếu, quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch trên địa bàn còn bộc lộ nhiều bất cập.... Những yếu kém trong phát triển du lịch ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành nói chung và của mỗi doanh nghiệp hoạt động du lịch nói riêng, vừa hạn chế sự phát triển của ngành, vừa chưa khai thác tối ưu tiềm năng của địa phương.

Thủ đô Viêng Chăn có điều kiện thuận lợi cơ bản là có nhiều di sản văn hóa đa dạng, danh lam thắng cảnh và khu du lịch giải trí… Du lịch thủ đô Viêng Chăn đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể đột phá, đồng thời cũng

đòi hỏi cần có một chiến lược đúng đắn, dài hạn và phù hợp trên cơ sở nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thấu đáo cả về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch trên địa bàn. Hơn nữa, du lịch nói chung và du lịch thủ đô Viêng Chăn nói riêng là ngành đặc thù, chịu tác động của nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Do đó, phát triển du lịch cũng cần đặt trong mối quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tính hiện thực, khả thi của việc đưa du lịch thủ đô Viêng Chăn trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội – môi trường đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, nhất quán với sự đồng thuận của các cấp quản lý, các doanh nghiệp và nỗ lực của mỗi cán bộ, mỗi người dân trên địa bàn.

3.1.2.2 Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn

Hiện nay, hệ thống quản lý điểm đến du lịch thủ đô Viêng Chăn là do Sở Du lịch đảm trách. Công tác quản lý đã hợp tác rộng rãi với các tỉnh lân cận về chiến lược lâu dài cũng như kế hoạch trước mắt. Ký kết liên kết, hợp tác với các tỉnh trên 3 miền nhằm phối hợp công tác quản lý về hoạt động du lịch như quản lý, kết nối các tour, vận chuyển khách, cơ sở lưu trú, nơi ăn uống, an ninh trật tự. Ngoài ra còn chú trọng công tác hợp tác quốc tế.

Tổng cục Du lịch đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Bộ máy quản lý du lịch đã được đổi mới, từ phòng du lịch nâng cấp thành Sở Du lịch tỉnh. Phương pháp làm việc của đội ngũ công chức chuyên nghiệp hơn, góp phần phát triển du lịch tốt hơn. Chính quyền cấp tỉnh có sự cố gắng, thúc đẩy chỉ đạo trong việc quản lý các đơn vị kinh doanh và tạo thuận lợi cho việc chuyên môn. Sự quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác của các cơ quan, ngành liên quan. Sự phân công công việc giữa các phòng, ban trong sở rõ ràng làm cho công việc đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm các quy chế, nguyên tắc hoạt động của Sở. Hoạt động thi đua sôi nổi của các công ty, đơn vị kinh doanh làm cho việc phục vụ kinh doanh tốt lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản lý điểm đến du lịch tại thủ đô viêng chăn, nước CHDCND lào (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)