Huyện Giồng Riềng và ngƣời Khmer huyện Giồng Riềng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 28)

2.1.1. Khái quát về huyện Giồng Riềng

Huyện Giồng Riềng nằm trong vùng Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: Bắc giáp huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang và TP Cần Thơ, Nam giáp huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang, Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, Đông giáp TP Cần Thơ.

Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 63.936 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 56.601,36 ha; dân số năm 2017 là 219.166 ngƣời, trong đó dân tộc Kinh 180.122 ngƣời (82,2%), Khmer 37.803 ngƣời (17,2%), Hoa 1.188 ngƣời (0,54%), dân tộc khác 53 ngƣời (0,02%). Giồng Riềng là huyện có quy mơ dân số lớn thứ hai tỉnh Kiên Giang (sau Rạch Giá). Phân bố dân cƣ ở huyện khá đồng đều ở các xã, ngoại trừ thị trấn Giồng Riềng. Mật độ dân số 343 ngƣời/km2, chiếm 10,01% về diện tích và khoảng 12,26% về dân số của tỉnh Kiên Giang. Là huyện có số đơn vị hành chính cấp xã nhiều nhất tỉnh và cũng nhiều cấp xã nhất ở vùng ĐBSCL: 18 xã và 1 thị trấn [47, 6].

Nhờ sự tăng trƣởng khá cao trong phát triển kinh tế xã hội những năm qua, nên đời sống của nhân dân cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 42,22 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cịn 4,92%, hộ cận nghèo 6,85%; tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,42%; tỉ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 95%,… [47, 13].

Kiên Giang nói chung và Giồng Riềng nói riêng đã trải qua q trình lịch sử hình thành tƣơng đối dài, gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử ĐBSCL từ khi bắt đầu khai phá cho đến nay. Giồng Riềng xƣa kia là vùng đất rừng tràm quanh năm ngập úng, ngày nay là vùng sản xuất lƣơng thực lớn của tỉnh. Trong lịch sử, Giồng Riềng đã tham gia hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, hịa nhịp với nhân dân cả nƣớc giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc.

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Giồng Riềng gắn liền với lịch sử của nền văn minh miệt vƣờn, có sự hội nhập của nhiều thành phần dân cƣ và nhiều tôn giáo, dân tộc đến từ nhiều vùng khác nhau, tạo nên văn hóa rất đặc trƣng Nam bộ [47, 10].

Về tơn giáo, huyện có bảy tơn giáo với tổng số 69.198 tín đồ, cùng một số nhóm có tính tơn giáo khác, sống và sinh hoạt khắp địa bàn của 19 xã, thị trấn. Cụ thể: Phật giáo Nam tơng với 14 chùa và 40.401 tín đồ; 6 miếu Ơng Tà thuộc Nam tông Khmer; Phật giáo Bắc tông với 14 chùa, 3 tịnh xá, và 11.330 tín đồ; Cao Đài Ban chỉnh 1 họ đạo và 126 tín đồ; Cao Đài Tây Ninh 4 họ đạo và 1.099 tín đồ; Cơng giáo có 7 giáo xứ, 2 giáo họ và 13.855 tín đồ; Tin Lành Việt Nam - miền Nam có 2 chi hội và 745 tín đồ; 2 nhóm Tin Lành sinh hoạt theo Chỉ thị 01 của Chính phủ: Tin Lành Trƣởng lão liên hiệp có 32 tín đồ, Tin Lành Đất hứa có 25 tín đồ; Tịnh độ cƣ sĩ có 4 Ban trị sự và 942 tín đồ; Phật giáo Hịa Hảo có 2 Ban trị sự và 531 tín đồ; Bửu sơn Kỳ hƣơng có 1 chùa và 96 tín đồ; Baha’i có 16 tín đồ [58]. Giồng Riềng chƣa có Phật giáo Nam tơng Kinh.

Trong 14 ngôi chùa Phật giáo Nam tơng thì chùa Ganganadi (Giồng Đá) đƣợc thành lập năm 1532, 6 ngôi chùa đƣợc xây dựng trƣớc năm 1986. Sau khi đất nƣớc đổi mới, chính sách dân tộc, tơn giáo đƣợc quan tâm hơn, ngƣời Khmer cũng nhƣ Phật giáo Nam tông đƣợc hỗ trợ và tạo điều kiện

nhiều hơn về cả tinh thần lẫn vật chất, từ đó có thêm 7 ngơi chùa đƣợc xây dựng kể từ sau năm 1990.

Công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị đƣợc các cấp ủy Đảng và chính quyền chăm lo thƣờng xun. Các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể thao đƣợc chú trọng, phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa đƣợc duy trì tốt. Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục ln đƣợc quan tâm, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng ngƣời Khmer. Đảng, chính quyền, UBMTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện Giồng Riềng luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo đƣợc hoạt động ổn định trong khn khổ pháp luật. (Xem hình 2.1)

2.1.2. Đời sống kinh tế, xã hội của người Khmer huyện Giồng Riềng

Kể từ đổi mới (1986) đến nay, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế, xã hội của các tộc ngƣời đã có những biến đổi sâu sắc. Ngƣời Khmer cũng khơng nằm ngồi quá trình này.

Ngƣời Khmer Giồng Riềng cũng nhƣ ngƣời Khmer trong tồn tỉnh Kiên Giang nói riêng và Nam bộ nói chung, có các tổ chức xóm làng đƣợc gọi là phum, sóc, ấp.

Trong tiếng Khmer, phum có nghĩa là một khu đất [43, 52]. Một phum thƣờng có từ 3-8 hộ gia đình cƣ trú. Khi số lƣợng hộ gia đình trong phum quá lớn, các thế hệ tiếp theo phải rời đến một khu đất mới để sinh sống và bắt đầu một phum mới. Quá trình này lặp đi lặp lại khi cơ sở tồn tại của phum vẫn còn [40, 74-79]. Gần đây số lƣợng các phum truyền thống cịn lại rất ít. Các hộ gia đình Khmer cƣ trú biệt lập trên những khu đất riêng trở nên phổ biến. Có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình này; một trong số đó là do sức ép về đất đai [40, 74-79].

Trong tiếng Khmer, sóc có nghĩa là xứ, vùng, địa phƣơng… Đối với ngƣời Khmer ở ĐBSCL, sóc là từ chỉ một đơn vị cƣ trú, một thiết chế xã hội

tự quản truyền thống tƣơng tự nhƣ làng của ngƣời Việt, buôn hay plây của một số tộc ngƣời ở Tây Nguyên [11, 97-98].

Nhiều ngƣời Khmer thƣờng gọi sóc bằng từ kép “phum sóc”. Để phân biệt với phum – thiết chế xã hội nhỏ hơn, một số nhà nghiên cứu đã đƣa ra hai thuật ngữ “phum lớn” hay “phum láng giềng” để chỉ sóc [11, 97-98]. Có ý kiến cho rằng một sóc có thể đƣợc phát triển từ một phum. Sóc lấy tên phum ban đầu nên dẫn đến sự lẫn lộn khi sử dụng từ kép “phum sóc” vốn là hai từ chỉ hai thiết chế xã hội khác nhau.

Nhiều phum họp lại thành một sóc, trong mỗi sóc thƣờng có ít nhất một ngơi chùa. Ngƣời Khmer Giồng Riềng sống tập trung, quần tụ quanh chùa để tiện cho việc học kinh kệ, lễ Phật hằng ngày, cúng dƣờng sƣ sãi, và tham gia các lễ hội gắn liền với tín ngƣỡng, tơn giáo của dân tộc mình.

Sóc có tổ chức tự quản. Ngƣời đứng đầu sóc đƣợc gọi là mê sóc, một số ngƣời giúp việc cho mê sóc họ hợp thành knas kamaka srok (ban quản trị sóc), đều do ngƣời dân bầu ra. Trong sóc, cùng với mê sóc, ban quản trị sóc, nhà chùa cũng có vai trị quan trọng trong việc duy trì sóc. Các yếu tố văn hóa nơng nghiệp lúa nƣớc quyện với văn hóa Phật giáo ảnh hƣởng đậm nét đến lối sống, sinh hoạt hằng ngày, khiến sóc Khmer có một diện mạo đặc thù, rất khác so với làng của ngƣời Việt hay các buôn, plây của các tộc ngƣời ở Tây Nguyên [40, 79-82; 11, 117-118].

Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội huyện Giồng Riềng không ngừng phát triển đã làm cho đời sống của ngƣời Khmer có nhiều thay đổi.

Ngƣời Khmer có truyền thống canh tác nông nghiệp với lúa nƣớc là chủ đạo, bên cạnh các loại cây trồng khác, và chăn nuôi lợn, gia cầm, cá chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Hoạt động thủ công nghiệp của ngƣời Khmer khá đa dạng, có nhiều sản phẩm đạt trình độ cao về thẩm mỹ và kỹ thuật, tuy nhiên chỉ mang tính gia đình, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do tính chất phân tán, quy mơ nhỏ và kém cạnh tranh trên thị trƣờng,

nên hoạt động này ở ngƣời Khmer đã không tạo thành một bộ phận kinh tế độc lập [38, 35-46].

Ngƣời Khmer Giồng Riềng chủ yếu làm ruộng, nhƣng so với ngƣời Khmer một số nơi, hoạt động kinh tế của ngƣời Khmer ở đây đa dạng hơn: trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thủy hải sản, làm thuê, và buôn bán. Ngày nay, ngƣời Khmer Giồng Riềng đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhƣ mua máy cày, máy xới, máy gặt đập liên hợp, tƣới tiêu bằng máy móc. Họ đa dạng hóa vật ni cây trồng nhƣ: nuôi cá đồng trong vèo, nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng các mơ hình “Vƣờn – ao – chuồng”, “Vƣờn – ao – ruộng”, đƣa các giống lúa, giống cây mới có năng suất cao vào trồng trọt. (Xem hình 2.2).

Năm 2018, tình hình đời sống kinh tế vùng đồng bào Khmer trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển, nhất là phum, sóc, ấp thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhờ có sự đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tƣ vốn phát triển sản xuất cho các xã, ấp thuộc chƣơng trình 135, xã thuộc vùng khó khăn, và hỗ trợ nhiều chính sách an sinh xã hội khác.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo là ngƣời Khmer còn tƣơng đối cao, số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu vốn sản xuất… trên địa bàn huyện còn nhiều. Năm 2017, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 2.586 hộ thì trong đó có 903 hộ Khmer (35%) [15, 181].

Mặc khác, yêu cầu của công cuộc đổi mới đòi hỏi ngƣời Khmer phải không ngừng nỗ lực vƣơn lên về mọi mặt, nhƣng một bộ phận ngƣời dân đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, còn thụ động, thiếu sáng tạo, v.v… Từ đó, họ càng tụt hậu hơn về kinh tế, một bộ phận dân cƣ đã không giữ đƣợc đất sản xuất, đất ở, họ phải chuyển nhƣợng khi làm ăn thất bát.

Cơng tác giữ gìn, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa trong ngƣời Khmer Giồng Riềng ln đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện, thông qua các hoạt động lễ hội hằng năm nhƣ Tết cổ truyền Chơl-

Chnăm-Thmây, lễ Ok-Om-Bóc, lễ Sene Đôn-Ta, Hội diễn văn nghệ Khmer, lễ hội cầu an, Tết nguyên đán, họp mặt cán bộ dân tộc. Thực hiện nghị quyết Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 13-11- 2015, về nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giai đoạn 2016-2021. Trong đó quan tâm xây dựng trung tâm văn hóa các xã, nhà thơng tin ấp gắn với trụ sở làm việc của ban lãnh đạo các ấp. Đầu tƣ, phát triển các bộ môn thi đấu thể thao và văn nghệ của bà con dân tộc Khmer… Tính đến nay tồn huyện có 6 đội đua ghe ngo nam, 6 đội đua ghe ngo nữ và 12 đội đua thuyền truyền thống, nhiều đội đua vỏ máy, có 2 câu lạc bộ hát Yu-kê, 4 câu lạc bộ văn nghệ Khmer; các điệu múa lâm vông, lâm thôn, apsara. (Xem hình 2.3).

Các chƣơng trình y tế quốc gia trong vùng ngƣời Khmer Giồng Riềng luôn đƣợc các cấp quan tâm khá tốt, việc khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo, cận nghèo nói chung đƣợc thực hiện tốt. (Xem hình 2.4).

Nhìn chung đời sống văn hóa của ngƣời Khmer Giồng Riềng từng bƣớc đƣợc nâng lên rõ rệt, khiến diện mạo nơng thơn, vùng có đơng đồng bào dân tộc thay đổi, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội của huyện năm 2018 [57] .

2.1.3. Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng

A.L. Kroeber và Kluckhohn (1952) trong Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái

niệm và định nghĩa) đã dẫn ra khoảng 160 định nghĩa về văn hóa của các nhà khoa học ở nhiều nƣớc khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “văn hóa” rất phức tạp.

E. B. Tylor (1871) định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức, tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức,

luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác đƣợc con ngƣời chiếm lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội.” [60, 13].

F. Boas (1921) định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm ngƣời vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên của họ, với những nhóm ngƣời khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.” [7, 149].

Ở Việt Nam, văn hóa cũng đƣợc định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh (1943) cho rằng, “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn.” [55, 431].

Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ơng gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con ngƣời và xã hội. Cịn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học.” [14, 565 và 570].

Theo UNESCO, văn hóa đƣợc hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ tổng hợp các đặc trƣng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chƣơng mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngƣỡng…” [8]; cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trƣng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.” [35, 314].

Tác giả luận văn sẽ tiếp cận vấn đề đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer từ góc độ này của UNESCO.

Về đời sống văn hóa tinh thần, ngƣời Khmer Giồng Riềng vừa mang các đặc điểm chung nhƣ ngƣời Khmer Nam bộ, vừa có những nét riêng, sẽ đƣợc tác giả luận văn phân tích dƣới đây.

Thứ nhất, và là đặc điểm lớn nhất, trong cộng đồng Khmer trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay, chùa Phật giáo Nam tông mà đại diện là các nhà sƣ ln đóng vai trị trung tâm. Nếu nhƣ các mối quan hệ ở làng của ngƣời Việt bị chi phối bởi hƣơng ƣớc lệ làng, ở buôn làng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị chi phối bởi luật tục, thì ở sóc của ngƣời Khmer lại bị chi phối bởi luân lý của Phật giáo Nam tông. Giáo lý, lời răn dạy của tôn giáo này đã trở thành chuẩn mực của ngƣời Khmer. Chính vì vậy, mặc dù ngƣời Khmer cịn có tín ngƣỡng và lễ hội dân gian chứa đựng nhiều yếu tố Ấn Độ giáo, nhƣng chúng đƣợc lồng ghép vào Phật giáo và Phật giáo ln có vị trí trung tâm [45]. Ở những chùa có điều kiện nhƣ Cái Đuốc Nhỏ, Cây Trôm, Giồng Đá, Rạch Chanh… chùa thật sự là trung tâm văn hóa của cộng đồng Khmer, hƣớng dẫn thực hiện nếp sống mới của ngƣời Khmer theo tiêu chí “Nơng thơn mới”. Chùa không chỉ là trung tâm tơn giáo mà cịn là nơi dạy học, là nơi duy trì ngơn ngữ và chữ viết. Đặc biệt là chữ Pali cũng đƣợc dạy và duy trì trong chùa. Các loại sách, kinh Phật và các tƣ liệu, sử sách về dân tộc Khmer luôn đƣợc các vị sƣ sãi giữ gìn và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Ngƣời Khmer Giồng Riềng ln gắn bó với ngơi chùa từ vật chất đến tinh thần thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hàng ngày. Phật tử luôn siêng năng đến chùa, tham gia các lễ hội tơn giáo, lễ hội dân tộc, đóng góp vật chất để tích phƣớc, sống chan hịa, đồn kết, thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau... (Xem hình 2.5).

Thứ hai, ngƣời Khmer ở Giồng Riềng thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)