Về phía sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 61 - 69)

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế

3.2.1. Về phía sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện

Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định vai trị lãnh đạo tuyệt đối và tồn diện của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội”.

Công tác tôn giáo, dân tộc vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng. Tại Nghị quyết TW 5 của Đảng lần thứ 5 (khóa VIII) đã xác định: cần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn, phát huy và phát triển vốn văn hóa các dân tộc thiểu số. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa nghệ thuật, ngơn ngữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc. Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ngày 18-4-1991 về công tác vùng đồng bào Khmer cũng đã xác định cụ thể về công tác văn hóa các dân tộc của Đảng. Phật giáo Nam tông là tôn giáo dân tộc, đây là một tôn giáo gắn liền với đời sống ngƣời Khmer trên nhiều phƣơng diện, trong đó vai trị và sức ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa tinh thần thể hiện rõ nét và nổi bật nhất. Do đó, Đảng muốn làm tốt cơng tác lãnh đạo đối với tơn giáo này thì phải có những giải pháp đồng bộ trên ba lĩnh vực dân tộc – tơn giáo – văn hóa.

Với vị trí, vai trị lãnh đạo của mình đối với cả hệ thống chính trị, Đảng cần đóng vai trị chủ đạo trong việc đề ra các chủ trƣơng đƣờng lối trong công tác tôn giáo, dân tộc. Xác định đƣợc tầm quan trọng đó, từ sau Đại hội Đảng bộ huyện Giồng Riềng lần thứ X (2015-2020), Đảng bộ huyện đã quan tâm tập trung cho sự phát triển vùng đồng bào dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc phát triển một cách tồn diện về cả nhận thức, chính trị, vật chất, và tinh thần, trong đó có ngƣời Khmer. Tuy nhiên, chúng ta cần khắc phục những bất cập giữa nhận thức và thực tiễn. Chỉ có nhận thức đúng, nhận thức sâu sắc về vai trò của Phật giáo Nam tơng thì mới có những hành động đúng hƣớng. Tạo điều kiện cho Phật giáo Nam tông hoạt động khơng đồng nghĩa với việc khuyến khích đi tu hay sùng bái mù quáng, mà là tạo khuyến khích, tạo điều kiện cho việc phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo Nam tơng đối với đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Khmer. Muốn thực hiện đƣợc những

mục tiêu đó, trong thời gian tới đối với Phật giáo Nam tông cần tập trung các giải pháp nhƣ sau:

- Các cấp ủy Đảng địa phƣơng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tạo điều kiện để Phật giáo Nam tơng có thể tồn tại và bảo tồn đƣợc vai trị vốn có của nó, từ đó giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp của ngƣời Khmer. Các cấp ủy Đảng địa phƣơng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên, và nhân dân về vai trị của Phật giáo Nam tơng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer. Phải làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phƣơng, sƣ sãi và ngƣời Khmer, nhất là lớp trẻ có ý thức tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quyết định của Chính phủ, UBND tỉnh, huyện có liên quan đến dân tộc, tơn giáo cho đồn viên, hội viên, và các tầng lớp nhân dân một cách thƣờng xun, thơng qua các đợt sinh hoạt chính trị, họp tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt của các đoàn thể. Trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW, các cấp ủy cần nắm vững quan điểm của Đảng về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.

- Trong công tác tôn giáo ở cơ sở, cấp ủy phải luôn xác định công tác vận động tín đồ các tơn giáo là vấn đề hết sức quan trọng, tuyên truyền làm cho quần chúng hiểu rõ chủ trƣơng, chính sách của Đảng là mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tƣơng đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân khơng phân biệt tín ngƣỡng, tơn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, vận động quần chúng các tơn giáo nêu cao tinh thần yêu quê hƣơng, có ý thức bảo vệ đất nƣớc, khơng để kẻ xấu lợi dụng tơn giáo phá hoại khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nƣớc, nêu gƣơng Phật tử, sƣ sãi Phật giáo Nam tông sống tốt đời đẹp đạo,

nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện.

- Quan tâm nâng cao trình độ hiểu biết của các sƣ sãi về pháp luật trong các hoạt động tôn giáo để họ có thể quán triệt chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đến ngƣời Khmer trong phum, sóc nhân các lễ hội của dân tộc, lễ hội tơn giáo, hoặc chỉ đạo các đồn thể biên soạn nội dung triển khai những chủ trƣơng, chính sách liên quan đến cơng tác dân tộc, tôn giáo tại sân chùa để đồng bào Phật tử nắm vững. Kiên quyết đấu tranh chống lại các hành động xuyên tạc, chống phá nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo.

- Đề ra các chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế-xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân, trong đó chú trọng đối với đồng bào dân tộc, tín đồ tơn giáo. Có mục tiêu cụ thể hoàn thiện an sinh xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer nhƣ xây dựng các mơ hình kinh tế, hỗ trợ chính sách về vốn vay, BHYT, điện, đƣờng, trƣờng, trạm…

3.2.2. Về phía sự quản lý của Nhà nước

Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tại Điều 3 khẳng định: “Nhà nƣớc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”; và tại Điều 24 có nêu rõ: “Mọi ngƣời có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trƣớc pháp luật; Nhà nƣớc tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”. Hiến pháp đã thể chế hóa Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa các Hiến pháp trƣớc đó vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nƣớc phải ln tạo điều kiện để nhân dân phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó có quyền tự do tín ngƣỡng đƣợc quy định tại Điều 24, Chƣơng II, Hiến pháp năm 2013: “Mọi ngƣời có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trƣớc pháp luật. Nhà nƣớc tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo. Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của mình, tơn giáo có nhiều ảnh hƣởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… có mặt tích cực nhƣng cũng có mặt hạn chế. Do đó nhà nƣớc tạo điều kiện để nhân dân tự do tín ngƣỡng tơn giáo, nhƣng đồng thời cũng phải đảm bảo các hoạt động, các quyền và nghĩa vụ đó phải nằm trong khn khổ các quy định của Nhà nƣớc. Từ đó, cơng tác quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo cần phải đƣợc tăng cƣờng để đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, đáp ứng các quá trình cách mạng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phật giáo Nam tông là một tôn giáo mang tính dân tộc, nên muốn thực hiện tốt chính sách tơn giáo, Nhà nƣớc cũng cần thực hiện tốt chính sách dân tộc. Tại Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khố IX) về cơng tác dân tộc chỉ rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lƣợc, cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mƣu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch”.

Về văn hóa đã có nhiều chủ trƣơng đƣợc triển khai, nhất là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Cụ thể, hằng năm huyện Giồng Riềng

đã hỗ trợ kinh phí tổ chức nhiều cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer. Đồng thời tổ chức đƣa các đoàn văn nghệ đi tham gia hội diễn ở trong và ngoài huyện. Ngoài ra hằng năm đã có nhiều lễ hội đƣợc tổ chức gắn liền với các hoạt động tín ngƣỡng của dân tộc Khmer nhƣ hát, múa, đua ghe ngo, thực hiện các nghi lễ trong Phật giáo Nam tông... cho thấy nỗ lực của huyện trong việc bảo tồn các giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer. Hiện trong tồn huyện có 14/14 chùa có bộ âm thanh và nhạc cụ, 1/14 chùa có dàn nhạc ngũ âm, có 19 đội văn nghệ quần chúng Khmer với 386 thành viên tham gia, các xã có đội văn nghệ hoạt động tốt nhƣ Bàn Thạch, Bàn Tân Định, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú. Đặc biệt, trung tâm văn hóa xã Long Thạnh là mơ hình thí điểm trong việc xây dựng trung tâm văn hóa xã của tỉnh, khuyến khích đồng bào dân tộc phục hồi các nghề truyền thống nhƣ đan mây tre, dệt chiếu, và một số nghề thủ công truyền thống khác để tham gia Ngày hội Văn hóa-thể thao Khmer hàng năm của tỉnh Kiên Giang. (Xem hình 3.2).

Trong những năm qua, tuy đƣợc quan tâm hỗ trợ nhiều trong việc trùng tu, sửa chữa chùa chiền và mua sắm các trang thiết bị, nhƣng chỉ phần nào đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong hoạt động của nhà chùa và các hoạt động văn hóa tinh thần. Thực tế này cho thấy nhu cầu kinh phí cho lĩnh vực văn hóa Khmer ở Giồng Riềng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.

Do đó, HĐND huyện Giồng Riềng cần kiến nghị HĐND tỉnh Kiên Giang tăng chi ngân sách để có cơ sở vật chất cho việc bảo tồn văn hóa Khmer, trong đó có việc tơn tạo duy tu chùa chiền, khơi phục, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa nghệ thuật tốt đẹp vốn có của dân tộc Khmer.

Nhà nƣớc cần có kế hoạch tiếp tục thực hiện đổi mới chất lƣợng giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí trong huyện ngang bằng với trình độ chung của tỉnh và vùng ĐBSCL. Sắp xếp, quy hoạch, đầu tƣ xây dựng hệ thống trƣờng lớp các cấp, nâng tỉ lệ trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, mở mới

một số trƣờng ở một số địa bàn dân cƣ, tăng tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp phổ thông, hạn chế thấp nhất học sinh bỏ học. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, bổ sung số lƣợng giáo viên còn thiếu, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Tăng cƣờng công tác hƣớng nghiệp dạy nghề, củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, Hội Khuyến học từ huyện đến cơ sở, và Trung tâm Học tập cộng đồng các xã, thị trấn. Các ngành chức năng cần xem xét hỗ trợ kinh phí cho giáo viên dạy chữ Khmer trong các chùa vào dịp hè và trong các trƣờng phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú. Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc in ấn sách, kinh bằng chữ Khmer – Pali, đáp ứng việc học tập của các sƣ sãi và Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer [47, 65]. Động viên các nhà sƣ tham gia tổ chức các hoạt động và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống, mở các lớp dạy ca múa và sân khấu dân gian. Làm cho các vị chức sắc thấy đƣợc rằng ngoài việc tu hành truyền đạo thì việc giữ gìn các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc cịn là trách nhiệm, là tinh thần yêu dân tộc, tinh thần sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, chùa chiền là nơi tôn nghiêm, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Khmer, nên các hoạt động đƣợc tổ chức phải phù hợp.

UBND huyện có biện pháp tăng cƣờng cơng tác quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực y tế, phân cơng ngành chun mơn có kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn, từng nội dung nhằm đạt đƣợc chất lƣợng tốt nhất về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhƣ: Tập trung đầu tƣ trang thiết bị và củng cố đội ngũ nhân lực trong ngành y tế, tăng cƣờng công tác đào tạo đội ngũ y, bác sĩ chuyên sâu theo đúng chuyên khoa, phục vụ tốt hơn yêu cầu khám, chữa bệnh cho ngƣời dân [47, 64]. (Xem hình 3.3).

Cơng tác củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong ngƣời Khmer phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, quan tâm thực hiện chính sách đối với thanh niên Khmer tham gia nghĩa vụ quân sự từ công tác tuyên truyền vận động, bình nghị để tạo an tâm cho thanh niên khi lên đƣờng

nhập ngũ. Phát huy hơn nữa vai trị của ngƣời có uy tín, sƣ sãi trong vùng đồng bào Khmer, tuyên truyền để mỗi một ngƣời Khmer hiểu rõ về vai trị của mình trong cơng tác phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở địa bàn dân cƣ. Trong công tác tuyên truyền phải tạo đƣợc sự gắn kết ngƣời Khmer vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện Giồng Riềng.

Quan tâm hơn nữa đến việc quy hoạch, đào tạo cán bộ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tôn giáo, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở phải có hiểu biết cơ bản về phong tục, tập quán Khmer, có kiến thức cơ bản về giáo lý, giáo luật của các tơn giáo nói chung, và am hiểu về Phật giáo Nam tơng Khmer nói riêng, có cơ chế ƣu đãi hợp lý đối với lực lƣợng làm cơng tác này nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách về dân tộc và tôn giáo tại cơ sở.

Cần chú trọng giảm nghèo trong ngƣời Khmer vì đây là đối tƣợng có những hạn chế trong việc tự lập, tự vƣơn lên phát triển kinh tế gia đình. Các cấp chính quyền trong huyện cần tập trung hỗ trợ vốn vay và cho tăng mức vay đối với hộ nghèo. Tổ chức dạy nghề và tạo việc làm nhằm tăng thu nhập, nhất là các ngành nghề truyền thống vốn đã có lâu đời trong ngƣời Khmer nhƣ đan lát, đan Lục Bình, đan giỏ, ghế bằng dây nhựa; làm các vật dụng gia đình bằng tre, trúc... Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm truyền thống này cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật không chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn đáp ứng cho nhu cầu trang trí, vật lƣu niệm tại các khu du lịch, liên kết nhà đầu tƣ tìm đầu ra cho sản phẩm khơng chỉ ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra nƣớc ngoài; triển khai các dự án kinh tế, quy hoạch vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)