Huyện Điện Biê n tiềm năng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên) 02 (Trang 67 - 69)

Chƣơng 3: SẠP THÁI HIỆN NAY : BIẾN ĐỔI VÀ BẢO TỒN

3.2 Sự phát triển của sạp Thái hiện nay

3.2.1.1 Huyện Điện Biê n tiềm năng phát triển du lịch

Du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm và phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển du lịch. Với những chiến lược đó, huyện Điện Biên là nơi có nhiều tài nguyên di tích lịch sử văn hóa với các dân tộc đang sinh sống, mỗi dân tộc có những đặc trưng về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng, có sức hút đối với các

du khách tới thăm và tìm hiểu, nghiên cứu. Huyện Điện Biên nằm sát với trung tâm thành phố Điện Biên Phủ đã tạo thành một đường dây liên kết các tuyến du lịch, nơi có các di tích tạo thành một chuỗi các tuyến thăm quan.

Huyện Điện Biên cùng với thành phố Điện Biên Phủ là nơi có các quần thể di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là nơi có các cụm điểm du lịch trọng tâm, tại đây có sức hút tài nguyên du lịch độc đáo. Khách tham quan không chỉ thưởng thức thông thường mà còn thỏa mãn các nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, khoa học quân sự, dân tộc học và nhân học. Đây là khu vực khai thác trung tâm về du lịch lịch sử nơi có các địa điểm du lịch nổi tiếng như Đồi A1, D1, C1,E1... hay hầm Đờ-cát-tơri, Bản Kéo, Đồi độc lập... huyện Điện Biên còn có các tiềm năng phát triển du lịch với bảo tồn các di tích liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ như các di tích như sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng.

Bên cạnh đó, huyện Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử mang đậm dấu ấn về lịch sử hào hùng trong quá khứ như khu di tích Thành Bản Phủ - khu di tích lịch sử tâm linh. Bên cạnh đó du lịch tự nhiên cũng thu hút đông đảo khách tham gia và thưởng thức như khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Uva, Pe luông, bản sáng, du lịch vãn cảnh động Pa Thơm, hồ Pa Khoang, tháp Mường Luân...

Tiềm năng du lịch về văn hóa phi vật thể của huyện Điện Biên cũng là một trong những tiềm năng lớn với 8 dân tộc cùng nhau sinh sống lâu đời trên mảnh đất Mường Thanh với các phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, các lễ hội của các dân tộc nơi đây. Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào hai ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch nhằm ca ngợi công đức của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất đánh đuổi giặc phẻ. Các nghi lễ nông nghiệp của người Thái như lễ mừng cơm mới, cúng ruộng, cúng nước, xên bản, xên mường... với các lời ca tiếng hát, tiêng trống chiêng rộn rã cùng với đó là các điệu múa xòe, múa sạp thu hút đông đảo khách tham gia. Người Hmông có lễ hội “dù su” diễn ra vào ngày 27 tháng 7 hàng năm nhằm xóa bỏ những gì có hại cho dòng họ và mong muốn có những điều tốt lành sẽ đến với dòng họ trong những năm tới.

Tài nguyên du lịch phi vật thể đôi khi không thể định hình, định lượng mà chỉ có thể cảm nhận. Đến với Điện Biên du khách có không gian văn hóa chứa đựng trong khung cảnh núi rừng, làng bản hay những phong tục tập quán, lối sống, nếp sống đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây với những lễ hội dân gian, nghệ thuật đặc sắc. Đến với Điện Biên du khách sẽ được thưởng thức kho tàng văn hóa ẩm thực đặc sắc của cộng đồng cư dân được khai thác từ tự nhiên được những bàn tay khéo léo của người dân với tấm lòng mến mộ du khách đã tạo ra những tiềm năng du lịch to lớn của Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên) 02 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)