Lễ hội Hoàng Công Chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên) 02 (Trang 80)

3.2.1.3 .Sạp Một nguồn lực văn hóa cho phát triển du lịch

3.2.2.1 Lễ hội Hoàng Công Chất

Lễ hội Hoàng Công Chất là lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại huyện Điện Biên. Lễ hội được tổ chức vào hai ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch nhân kỷ niệm ngày mất của thủ lĩnh Hoàng Công Chất tại thôn Noọng Nhai xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên. Lễ hội tưởng nhớ công ơn của người anh hùng áo vải quê lúa Thái Bình cùng hai tướng Lò Ngải và Lò Khanh (dân tộc Thái người địa phương) có công lớn đánh đuổi giặc Phẻ để bảo vệ mường, núi rừng Tây Bắc, trấn giữ vùng biên cương vào thế kỷ 18. Ông được dân tôn vinh và lập đền thờ hàng năm lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách thập phương về tham gia. Lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết gắn bó giữa miền xuôi và miền ngược. Từ năm 1994 khu đền thờ Hoàng Công Chất được công nhận là di tích lịch sử văn hóa thì cứ mỗi độ xuân về đúng vào ngày mất của ông, lễ hội được tổ chức long trọng

Lễ hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là có lễ dâng hương, rước kiệu, các nghi lễ long trọng màn tái hiện lịch sử, minh họa hình ảnh của tướng quân Hoàng Công Chất với tướng Ngải, tướng Khanh đánh đuổi giặc phẻ, giải phóng Mường Thanh. Lời chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tình đoàn kết yêu thương giữa các dân tộc. Phần hội là không khí sôi động với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn, kéo co... được tổ chức. Các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ như múa xòe, múa sạp được diễn ra. Múa sạp do các chàng trai, cô gái thái cùng biểu diễn thu hút đông đảo du khách tham quan và thưởng thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên) 02 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)