Các giải pháp bảo tồn sạp Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên) 02 (Trang 89 - 110)

3.2.1.3 .Sạp Một nguồn lực văn hóa cho phát triển du lịch

3.3. Bảo tồn sạp Thái trong bối cảnh phát triển và hội nhập

3.3.2. Các giải pháp bảo tồn sạp Thái

Trước sự mai một dần của các yếu tố văn hóa dân tộc Thái trong đó sạp Thái là một yếu tố đang bị ảnh hưởng dần. Nhằm bảo vệ và phát huy các giá

trị văn hóa của dân tộc nói chung và sạp Thái nói riêng, tỉnh Điện Biên cũng đã có các giải pháp bảo vệ và phát triển sạp Thái.

Đối với các chính sách: các chính sách là kim chỉ nam dẫn đường và bảo vệ sự tồn tại và phát triển của văn hóa. Đối với sạp Thái nói riêng và di sản văn hóa Thái nói chung tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều nghị quyết về việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc ở Điện Biên. Cụ thể quyết định số 150/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 31 tháng 1 năm 2008 về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020”. Quyết định số 1128/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 20 tháng 9 năm 2010 về việc Xây dựng bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2015. Nghị quyết số 09/NQ/YU ngày 20 tháng 12 năm 2012 về Chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 định hướng đến 2020 với nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn văn hóa các dân tộc, đầu tư phát triển nâng cao giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy vai trò các nhân tố xã hội tham gia bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc.

Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành nghị quyết số 401/QĐ- UBND tỉnh ngày 12 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Để bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa dân tộc trong đó có sạp Thái thì tỉnh cần phải phát triển hơn nữa các chính sách đầu tư, bảo tồn, phục dựng và phát triển hơn các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc trong tỉnh.

Trong những năm qua được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên thông qua công văn số 685/UBND-VX về việc phối hợp tổ chức phục dựng bảo tồn lễ hội xên mường Mường Thanh năm 2012. Được sự cho phép của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên. Hội Văn học nghệ thuật đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Thanh Nưa phục dựng lễ hội xên

mường Mường Thanh. Đây là lễ hội đặc trưng và tiêu biểu của dân tộc Thái tại Mường Thanh, sau hơn 60 năm vắng bóng. Đây là việc làm rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay khi mà sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai làm mai một dần các giá trị văn hóa tiêu biểu.

Đối với quốc tế: Điện Biên là tỉnh biên giới giáp với hai nước Lào và Trung Quốc nên thường xuyên có những dịp giao lưu văn hóa, nghệ thuật biểu diễn với các tỉnh đoàn bạn. Qua đó nghệ thuật sạp Thái lại được giới thiệu rộng rãi với các tỉnh bạn nước ngoài. Sạp là hình thức sinh hoạt phổ biến của dân tộc Thái và nó mang yếu tố mở, vừa dễ vừa khó trong cách nhảy, sạp thýờng ðýợc sử dụng ðể kết thúc các chýõng trình giao lưu. Mọi người cùng chung tay trong các điệu nhảy sạp, sự vui vẻ đó không chỉ là lời chào thân ái mà còn mở ra tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác cùng phát triển củng cố hơn nữa tình cảm thắm thiết giữa dân tộc hai nước.

Với địa danh nổi tiếng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, lại là nơi có nhiều điều kiện phát triển du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái tự nhiên, nơi đây có nhiều đặc trưng văn hóa của các dân tộc phát triển đặc sắc, nơi đây có sân bay Điện Biên Phủ việc thu hút khách du lịch tới thăm quan và trải nghiệm. Hoạt động du lịch cộng đồng thông qua các điệu xòe, điệu sạp đã thu hút đông đảo khách quốc tế và trong nước tham gia tìm hiểu. Việc bảo tồn và phát triển sạp Thái gắn với hoạt động tuyên truyền quảng bá, được dùng trong các dịp giao lưu văn hóa, văn nghệ đã giúp tạo hình ảnh của sạp Thái trong lòng các du khách quốc tế khi đến thăm Điện Biên là nhớ đến sạp Thái một di sản văn hóa dân tộc.

Bảo tồn gắn với lễ hội: Điện Biên nơi có nhiều dân tộc sinh sống, lịch sử phát triển lâu đời cho nên nơi đây còn lưu giữ được nhiều lễ hội đặc sắc và tiêu biểu cho vùng miền. Các lễ hội như lễ hội Hoàng Công Chất, lễ hội xên Mường, xên bản, lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, lễ hội hoa ban... đã thu hút đông đảo nhân dân trong huyện, trong tỉnh, trong nước và khách quốc

tế tham gia. Thông qua phần hội với các trò chơi, biểu diễn các đặc trưng văn hóa tiêu biểu thì sạp Thái lại được gìn giữ và phát huy hơn nữa trong các dịp lễ hội của dân tộc. Việc bảo tồn gắn liền với lễ hội vừa mang tính lưu giữ các đặc tính vốn có trong lễ hội, vừa góp phần vào việc quảng bá di sản đặc trưng của dân tộc mình với du khách tham dự.

Bảo tồn trong nhân dân: Đây là biện pháp quan trọng và cơ bản nhất. Biện pháp bảo tồn tại cộng đồng bởi nó được sinh ra và gìn giữ tại cộng đồng đó. Sạp Thái là món ăn tinh thần của dân tộc Thái cho nên nó được đầu tư để giữ gìn và phát triển. Trong những năm qua bằng chương trình đầu tư từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thông qua các mục tiêu chương trình quốc gia và quỹ Đan Mạch tài trợ đã có những dự án về bảo tồn dân ca, dân vũ và truyền dạy nhạc cụ dân tộc. Đây được coi là một trong những động lực quan trọng góp phần bảo tồn nghệ thuật múa dân gian cũng như các loại nhạc cụ để tôn nên những giá trị nghệ thuật của dân tộc và múa sạp được đầu tư phát triển. Hiện nay, Điện Biên đã đầu tư hơn 1000 đội văn nghệ thuộc các bản trong đó phần lớn các đội văn nghệ thuộc bản dân tộc Thái được coi là hạt nhân để duy trì và phát triển nghệ thuật. Đặc biệt là các bản văn hóa du lịch cộng đồng đạt được nhiều thành công nhất như bản Ten, bản Mển, Bản Co Mỵ... đã góp phần bảo vệ và phát triển nghệ thuật múa xòe sạp bởi không chỉ dân bản địa mà du khách quốc tế cũng muốn thử và trải nghiệm du lịch cộng đồng và thưởng thức các điệu múa xòe, múa sạp. Bản thân các thành viên trong đội được đào tạo, có ý thức giữ gìn, trách nhiệm với sự đam mê về giá trị thẩm mỹ của loại hình nghệ thuật mà cha ông đã để lại và giới thiệu nét đẹp ấy đối với các du khách trong và ngoài nước. Bằng nguồn vốn tài trợ, hàng năm sẽ tài trợ cho các bản để có thể tồn tại và phát triển, gìn giữ những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

Tạo điều kiện cho các bản tổ chức các lễ hội như xên bản, lễ hội Hạn Khuống, mừng cơm mới... qua đó các điệu múa xòe, múa sạp được bảo tồn và phát triển rộng rãi trong cộng đồng dân tộc Thái.

Đối với thế hệ trẻ thông qua môi trường giáo dục thì việc gìn giữ các giá trị truyền thống cần phải được quan tâm. Các trường, các cấp thông qua các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, tổ chức giao lưu múa xòe, múa sạp giúp các em hiểu và gìn giữ được di sản văn hóa của dân tộc mình. Với đoàn thanh niên thông qua các cuộc giao lưu văn hóa, văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian và giao lưu múa xòe, múa sạp nhằm tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.

Tiểu kết chƣơng 3:

Sạp Thái - một đặc trưng sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Thái ở Điện Biên nói riêng và dân tộc Thái nói chung. Sạp là hình thức sinh hoạt mang yếu tố mở cho nên nó luôn biến đổi theo quá trình lịch sử. Sự biến ðổi của nó ở tất cả những khía cạnh như về đạo cụ, âm thanh và cả về hình thức nhảy. Sự biến đổi này làm cho sạp thêm sự hấp dẫn với người tham gia và phù hợp với quá trình thực tiễn hiện nay.

Sạp Thái có nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Thái. Sạp thái là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Thái ở Điện Biên. Sạp là hình thức sinh hoạt cho người dân sau những ngày lao động vất vả trên nương, rẫy. Sạp là nhịp cầu kết nối các thành viên trong cộng đồng làng bản, các dân tộc khác nhau xích lại gần nhau hơn. Sạp là kết quả gắn liền với hoạt động sản xuất kinh tế. Sạp là nơi khơi nguồn cho tình yêu đôi lứa bắt đầu.

Việc bảo tồn các giá trị văn hóa của sạp Thái cần phải được triển khai ngay trong chính cộng đồng người Thái, đó là hình thức bảo tồn văn hóa tại cộng đồng. Thông qua các lễ hội xên bản, xên mường, lễ cầu mùa...việc phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn đem lại nhiều giá trị cả về kinh tế lẫn văn hóa. Ngoài ra, bảo tồn giá trị sạp Thái thông qua các lớp đào tạo tại trường, cho thế hệ trẻ, bảo tồn trong sân khấu chuyên nghiệp và trong các cuộc giao lưu quốc tế nhằm quảng bá và giữ gìn tinh hoa văn hóa của sạp Thái trong bối cảnh phát triển và hội nhập.

KẾT LUẬN

1. Huyện Điện Biên là một huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong nhiều mặt của tỉnh. Nơi đây có lịch sử phát triển lâu đời với cánh đồng Mường Thanh trù phú là nơi hội tụ của nhiều cư dân các dân tộc cùng sinh sống Người Thái là một cộng đồng cư dân sinh sống lâu đời và chiếm số lượng đông đảo nhất ở huyện Điện Biên. Hoạt động kinh tế truyền thống của người Thái dựa vào nông nghiệp nhất là ruộng rẫy, kết hợp với hoạt động kinh tế tự nhiên như săn bắn, hái lượm, chăn nuôi, thủ công nghiệp. Phương thức mưu sinh này của người Thái ở Điện Biên đã tạo nên cho họ những đặc trưng văn hóa của vùng thung lũng ở Tây Bắc Việt Nam. Trong đó, tổ chức xã hội truyền thống là Bản - Mường có chức năng là đơn vị phân phối và điều chỉnh ruộng đất của các gia đình tạo bản, Mường là một tổ chức xã hội tập hợp nhiều bản trong một lãnh thổ nhất định. Việc phân chia các đơn vị Bản, Mường cùng với nó là sự phân chia các tầng lớp Phìa, Tạo với tầng lớp Pụa, Páy, Cuông, Nhốc đã phân hóa sâu sắc trong xã hội người Thái trước năm 1945.

2. Sạp là một hình thức sinh hoạt văn hóa lâu đời của các cư dân Đông Nam Á và Châu Á phản ánh sự thống nhất lâu đời trong lịch sử. Ở Việt Nam, sạp được lưu giữ trong ba dân tộc là Thái, Mường và Khơ Mú. Nguồn gốc ra đời của sạp gắn liền với các hoạt động nông nghiệp và săn bắn chứng tỏ nó ra đời gắn liền với sự phát triển của cộng đồng cư dân này. Sạp có vai trò to lớn đối với đời sống tinh thần của người Thái ở huyện Điện Biên. Sạp Thái có nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Thái. Sạp thái là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Thái ở Điện Biên. Sạp là hình thức sinh hoạt cho người dân sau những ngày lao động vất vả trên nương, rẫy. Sạp là nhịp cầu kết nối các thành viên trong cộng đồng làng bản, các dân tộc khác nhau xích lại gần nhau hơn. Sạp là kết quả gắn liền với hoạt động sản xuất kinh tế. Sạp là nơi khơi nguồn cho tình yêu đôi lứa bắt đầu.

3. Lịch sử phát triển của sạp gắn liền với dấu mốc quan trọng của thế kỷ XX với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Từ một điệu nhảy với tiết tấu và nhịp điệu, hình thức đơn điệu, sạp đã được các nghệ sỹ của chúng ta cải biên và phát triển thành sạp hiện đại ngày nay. Sự phát triển của sạp cả về nhịp điệu, làn điệu, số lượng và kết hợp âm nhạc đã góp phần đánh dấu mốc quan trọng trong chiến thắng lịch sử của thế kỷ XX. Sự ra đời và phát triển của sạp là kết quả của tình quân dân thắm thiết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Sạp là một hình thức sinh hoạt văn hóa mở cho nên từ khi ra đời nó luôn phát triển và biến đổi, sự biến đổi này làm cho sạp thêm hấp dẫn với người tham gia và phù hợp với thực tiến của thời đại.

4. Sạp hiện nay đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ về tinh thần mà còn góp phần vào phát triển kinh tế thông qua các hình thức du lịch cộng đồng. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thông qua các chính sách, với thuận lợi về văn hóa và lịch sử. Sạp đã góp phần vào phát triển kinh tế mạng lại thu nhập cho cộng đồng làng bản, vừa phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc.

5. Sạp là một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của dân tộc Thái, là di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát triển. Trước sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường và sạp luôn có yếu tố mở đã tác động và làm ảnh hưởng lớn đến một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Thái. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa của sạp Thái cần được triển khai ngay chính trong cộng đồng người Thái, đó là hình thức bảo tồn văn hóa tại cộng đồng, bảo tồn trong các lễ hội, bảo tồn trong các lễ xên bản, xên mường, bảo tồn gắn với phát triển du lịch, bảo tồn trong các trường học thông qua các lớp giáo dục và gìn giữ trong sân khấu chuyên nghiệp. Điều đó làm cho sạp Thái là di sản độc đáo và là niềm tự hào của dân tộc Thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vi Văn An (1999), Thiết chế xã hội truyền thống của người Thái ở

Miền tây Nghệ An, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Hà Nội

2. Lệ Cung (1982), Múa sạp từ múa dân gian đưa lên sân khấu chuyên nghiệp, Tạp chí Văn hóa dân gian, tr 70 – 71

3. Phan Hữu Dật (1999), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Tạ Đức (1982), Cội nguồn và sự phát triển của điệu múa sạp, Tạp chí

Văn hóa dân gian, số 2, tr 55 – 57

5. Dean Maccannell (1976); Ths Trương Thị Thu Hằng dịch: Sự chân thật dàn dựng. Trích trong “The tourist: A New Theory of the Leisure

Class” , Tr 100 - 106; Nxb Schocken, New York.

6. Vũ Trường Giang (2000), Hệ thống truyền thông cổ truyền của người

Thái ở miền tây Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ lịch sử, Hà Nội

7. Lê Sỹ Giáo (1988), Về bản chất và ý nghĩa của tên gọi Thái trắng, Thái đen ở Việt Nam, Tạp chí dân tộc học, số 3 tr 77 – 80

8. Lê Sỹ Giáo (1989), Sự xuất hiện nghề trồng lúa một vấn đề quan trọng của dân tộc học nông nghiệp lịch sử, Tạp chí dân tộc học, tr 74 – 81 9. Lê Sỹ Giáo (1992), Các đặc điểm của nông nghiệp truyền thống của

người Thái Việt Nam, Tạp chí dân tộc học, số 1, tr 36 – 41

10. Lê Sỹ Giáo (1994), Hội lễ mùa xuân của người Thái Việt Nam, Lễ hội

truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà

Nội, tr 101 – 107

11. Lê Sỹ Giáo (2003), Dân tộc học đại cương, nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Lương Thị Thu Hằng (2001), Phụ nữ Thái đen với việc bảo tồn văn hóa

trong thời kỳ đổi mới (qua nghiên cứu ở xã Thanh Luông, Điện Biên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên) 02 (Trang 89 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)