Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 194 2 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi địa giới hành chính hà nội thời kỳ cận hiện đại (Trang 30)

Tháng 9 năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, bắt Pháp làm tay sai và thúc ép Pháp phải nhanh chóng mở rộng địa giới hành chính Hà Nội không chỉ đáp ứng các nhu cầu kinh tế xã hội mà còn do nhu cầu quân sự cấp bách, trong đó có sân bay Gia Lâm.

Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, quan hệ tư bản ngày càng xâm nhập sâu rộng vào kinh tế xã hội Hà Nội. Nơi đây không chỉ là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế, xã hội của thực dân Pháp, phát xít Nhật ở Việt Nam và Đông Dương. Do đó, việc mở rộng địa giới hành chính để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trở nên cấp thiết.

Từ năm 1930 đến năm 1940, giữa Thống sứ Bắc Kì, Đốc lí Hà Nội và Công sứ Hà Đông đã có thư trao đổi về quá trình nghiên cứu mở rộng, quy hoạch thành phố Hà Nội. Tháng 1 năm 1934, Đốc lí Hà Nội có Dự thảo gửi Thống sứ Bắc Kì về việc lập huyện Hoàn Long thành một vùng ngoại ô trực tiếp dưới quyền của Đốc lí Hà Nội. Sở dĩ chọn huyện Hoàn Long vì nơi đây vốn là khu ngoại ô của thành phố Hà Nội trước năm 1915 và hiện nay đang gắn bó mật thiết với Hà Nội về kinh tế xã hội.

Đến ngày 18 tháng 10 năm 1941, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc sắp xếp và mở rộng ngoại ô thành phố Hà Nội. Ngày 12 tháng 6 năm 1942, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh quy định tiêu chuẩn cho việc quy hoạch và mở rộng các thành phố và trung tâm đô thị ở Đông Dương. Ngày 11 tháng 7 năm 1942, vua Bảo Đại ra Chỉ dụ về quy hoạch và mở rộng địa hạt của thành phố Hà Nội.

Chuẩn y đạo dụ của Bảo Đại, ngày 25 tháng 8 năm 1942, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách huyện Hoàn Long khỏi tỉnh Hà Đông và sáp nhập vào thành phố Hà Nội, trở thành nhượng địa của Pháp, là vùng ngoại thành của Hà Nội.

Một số địa phương hoặc khu vực có tầm quan trọng đặt biệt về chính trị hoặc quân sự thì Pháp lập sở Đại lí, do Đại lí người Pháp đứng đầu, đại diện trực tiếp của Công sứ hoặc Đốc lí cai trị [18; tr.10]. Theo Nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1942 của Toàn quyền Đông Dương, Khu nhượng địa Hoàn Long được gọi là Đại lí đặc biệt của Hà Nội (Délégation spéciale de Hanoi) do một viên đồn trưởng làm Đại lí (délégué) hàm Công sứ người Pháp đứng đầu, dưới quyền chỉ đạo của Đốc lí thành phố, trụ sở đặt tại ấp Thái Hà. Đại Lí đặc biệt Hoàn Long gồm huyện Hoàn Long là và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức [15; tr. 283].

Cũng trong năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào Hà Nội. Sang năm 1943, Pháp tiếp tục mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vào huyện Thanh Trì. Điển hình như Quyết định ngày 22 tháng 2 năm 1943 của Toàn

quyền Đông Dương chi tiền đền bù cho chủ đất ở làng Bạch Mai, huyện Thanh Trì, do bị trưng dụng để xây dựng Khu đại học của Thành phố Hà Nội. Trên đà đó, diện

tích Hà Nội đến năm 1945 lên tới gần 150 km2. Địa giới Hà Nội năm 1942: phía bắc

và phía đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên, phía tây và nam giáp Hà Đông [65; tr. 39]. Về tổ chức hành chính, Nghị định ngày 19 tháng 11 năm 1941 của Toàn quyền Đông Dương quy định thời gian và thể thức thông qua hồ sơ phân chia đất đai thành phố và các tỉnh. Nội thành Hà Nội được chia thành 175 lô [75; tr. 4].

Tới cuối năm 1942, thành phố Hà Nội được chia ra khu vực nội thành và ngoại thành. Khu nội thành là 8 hộ phố (quartier), đến năm 1945 đổi thành 8 quận (từ số 1 đến số 8). Khu ngoại thành gồm 9 tổng, 60 xã [74; ngày 28/10/2009]. So với năm 1981, tổ chức hành chính này tương ứng với quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và một phần huyện Từ Liêm, Thanh Trì.

Như vậy, địa giới hành chính thành phố Hà Nội tiếp tục được mở rộng về phía tây và phía nam, gần tương đương Hà Nội năm 1960. Tổ chức hành chính nội thành 8

quận và ngoại thành 9 tổng, 60 xã. Sự sáp nhập lại huyện Hoàn Long làm Đại lí đặc

biệtlà trường hợp tiền lệ cho việc nhập - tách của nhiều huyện ở Hà Nội sau này.

* * *

Tóm lại, địa giới hành chính Hà Nội thời Pháp thuộc biến đổi liên tục, phức tạp.

Để phục vụ cho ách thống trị lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Dương, ngày 19 tháng 7 năm 1888, thực dân Pháp lập thành phố Hà Nội là thành phố cấp 1 trên cơ sở mở rộng Khu nhượng địa ở đông nam thành Thăng Long ra gần hết huyện Thọ Xương và quá nửa huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội. Địa giới thành phố Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đến Cầu Giấy, theo đê La Thành, qua phố Khâm Thiên, đến Hồ Thiền Quang, quay lại làng Lương Yên (nay là phường Thanh

Lương, quận Hai Bà Trưng). Diện tích thành phố Hà Nội năm 1888 là 30 km2

Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não của chính quyền thực dân nên ngay sau

khi ra đời, nó không ngừng được mở rộng địa giới hành chính cả về 4 phía đông -

tây - nam - bắc và được chia thành 2 khu vực nội thành và ngoại thành. Khu vực nội thành là địa giới thành phố Hà Nội năm 1888. Khu vực ngoại thành được mở rộng nhanh chóng, ban đầu là vùng ngoại ô phía nam và phía tây, đến năm 1903 đã vượt sông Hồng sang phía đông là tổng Gia Thụy của huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đến

năm 1904, thành phố Hà Nội có diện tích 95 km2, nội thành được chia ra 8 quận.

Trong khi đó, tỉnh Hà Nội do nhà Nguyễn quản lí vẫn tồn tại, nhưng địa giới hành chính sau năm 1888 tiếp tục biến đổi. Năm 1896, tỉnh Hà Nội dời tỉnh thành từ góc đông nam thành Hà Nội cũ về thôn Cầu Đơ (huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa). Tỉnh Hà Nội được đổi tên là tỉnh Cầu Đơ (1902), rồi tỉnh Hà Đông (1904).

Từ năm 1915 đến năm 1941, do tình hình chính trị, kinh tế, xã hội chi phối, địa

giới hành chính thành phố Hà Nội tiếp tục có sự biến đổi phức tạp: thu hẹp ở phía tây

(huyện Hoàn Long nhập vào tỉnh Hà Đông) và mở rộng về phía nam (từ Bệnh viện

Hữu nghị đến hồ Bảy Mẫu). Diện tích Hà Nội năm 1937 là 123,59 km2

. Đến năm 1942, Hà Nội mở rộng vế phía tây, sáp nhập lại huyện Hoàn Long làm Đại lí đặc biệt, tạo tiền lệ cho việc tách - nhập của nhiều huyện ở Hà Nội sau này. Diện tích Hà Nội năm 1945 là gần 150 km2

với địa giới phía bắc và phía đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên, phía tây và phía nam giáp Hà Đông. Nội thành được chia thành 8 quận, ngoại thành gồm 9 tổng, 60 xã.

Chương 3.

SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HÀ NỘI THỜI HIỆN ĐẠI (1945 - NAY).

3.1. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1960.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội trở thành thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kì đầu độc lập, chính quyền cách mạng tiếp tục duy trì

địa giới hành chính thành phố Hà Nội như thời Pháp thuộc, diện tích gần 150 km2

, gồm 8 quận nội thành và 9 tổng, 60 xã ngoại thành. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Hà Nội vừa kháng chiến vừa kiến quốc nên địa giới hầu như không biến đổi nhưng tổ chức hành chính biến đổi liên tục, chống chéo và vô cùng phức tạp. Hòa bình lập lại (1954), địa giới Hà Nội lại biến đổi.

3.1.1. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1954.

3.1.1.1. Tổ chức hành chính trong địa giới Hà Nội.

Ngày 10 tháng 11 năm 1945, Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành với 36 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Ngày 21 tháng 12 năm 1945, Hà Nội được chia thành 17 khu phố nội thành và 5 khu ngoại thành [15; tr. 283].

17 khu phố nội thành gồm 336 đơn vị trực thuộc. Cụ thể:

1. Khu Trúc Bạch gồm có 28 phố: Thủ Khoa Huân, Hoàng Hoa Thám, Mai Xuân Thưởng (từ Phan Đình Phùng đến Quán Thánh), Hùng Vương (từ Phan Đình Phùng đến Quán Thánh), Đặng Tất, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Cửa Bắc, Yên Ninh, Hàng Bún, Lê Hữu Chỉnh, Nguyễn Văn Trạch, Hoà Giai, làng Thuỵ Khuê, đê Yên Phụ đến phố Hoà Giai, ngõ Trúc Bạch đến phố Trúc Bạch, Nguyễn Thái Học, Xứ Nhu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trường Tộ, Hàng Than, (từ đê Yên Phụ đến Hoà Giai), Châu Long, Yên Thành, ngõ Hàng Bún, Quán Thánh (từ phố Nguyễn Văn Trạch trở lên), cả khu Ngũ Xá, Phó Đức Chính, phố Trúc Lạc.

2. Khu Đồng Xuân có 38 phố: Quán Thánh (từ phố Nguyễn Văn Trạch đến Hàng Than), Phan Đình Phùng (từ phố Nguyễn Văn Trạch đến phố Hàng Cót), Hàng Than (từ phố Hoà Giai đến cầu Long Biên), Hồng Phúc, Thủ Khoa Trực, Hàng Dầu,

Nguyễn Tri Phương (từ Cửa Đông đến Phan Đình Phùng), Lò Rèn, Hàng Cá, Ngõ Gạch, Phương Đình, Đào Duy Từ (từ Hàng Buồm đến Hàng Chiếu), Hồng Thái, Thanh Hà, Hàng Đường, Khúc Hạo, Cổng Đục, Hàng Gà (từ Hàng Vải đến Hàng Mã), Hàng Đồng, Hàng Rươi, Thuốc Bắc, Chả Cá, Hàng Cót, Hàng Chai, Hàng Chiếu, Hàng Lược, Sông Tô Lịch, phố Chợ Đồng Xuân, Hàng Giầy, phố Tán Thuật (từ Hàng Buồm đến Hàng Khoai), Hàng Khoai, Hai Hiên, Nguyễn Mậu Kiến, Phùng Hưng (từ Hàng Vải đến Phan Đình Phùng).

3. Khu Thăng Long có 28 đơn vị gồm các phố: Hùng Vương (từ phố Phan Chu Trinh đến phố Phan Đình Phùng), Cao Thắng, Hoàng Diệu (từ phố Phan Chu Trinh đến phố Phan Đình Phùng), Hàng Lọng (từ phố Phan Chu Trinh đến phố Dân Chủ Cộng Hoà), Lê Cảnh Tuân, Tự Do, Nhâm Diên, Tích Quang, Tôn Trung Sơn, Tô Thất Thuyết (từ phố Tống Duy Tân đến phố Nguyễn Tri Phương), Cao Bá Quát, Ông Ích Khiêm, Lê Trực, Hàm Nghi, Sơn Tây, (từ phố Ông Ích Khiêm đến phố Kim Mã), Tống Duy Tân (cả phố Song Mai đến đường Cát Linh), Hạnh Phúc, phố Dân Quyền, Một Cột, đường Nhân Quyền, phố Dân Chủ Cộng Hoà, Hàm Nghi, Phan Chu Trinh (từ Cửa Nam đến Kim Mã).

Thuộc vào khu vực này: Xuân Biểu, Vạn Phúc, Kim Mã, trên đường Sơn Tây từ phố Tống Duy Tân đến chùa làng Kim Mã (ba nơi này chỉ lấy 2 bên dân phố), phố Tống Duy Tân và đoạn phố Đội Cấn (thuộc phạm vi làng Ngọc Hà).

4. Khu Đông Thành gồm 31 phố: Cửa Đông, ngõ Nhà Hoả, Hàng Điếu, Hàng Gà, (từ phố Hàng Vải đến phố Hàng Mã), Bát Đàn, Hàng Thiếc, Hàng Cân, Đường Thành, Phùng Hưng, (từ Hàng Đồng đến Hàng Vải), Hà Trung, Ngõ Trạm Mới, Bùi Bá Kỉ, Hàng Da, ngõ Tam Thương, Ngõ Hàng Chỉ, Tố Tịch, Hàng Vải, ngõ Hàng Bút, Hàng Phèn, Hàng Bồ, Hàng Bút, Lương Văn Can, (từ Hàng Gai đến Hàng Bồ), Hàng Nón, Hàng Quạt, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh, Cấm Chỉ, ngõ Yên Thái, Hàng Mành, Hàng Hòm, Tô Thất Thuyết, (từ phố Nguyễn Tri Phương đến phố Phùng Hưng).

5. Khu Đông Kinh Nghĩa Thục có 27 phố: Hàng Đào, Hàng Ngang, Tán Thuật (từ Hàng Buồm đến Hàng Bạc), Ngõ Hài Tượng, ngõ Phất Lộc, Bắc Ninh, Hàng Tre, Trần Nhật Duật (từ phố Hàng Chĩnh đến phố Nguyễn Trãi), Hàng Mắm, Ngõ Yên Trung, Cầu Gỗ, Bình Chuẩn, Trần Cao Vân, Hàng Bè, Tạ Hiện, Ngô Văn Sở, Đào

Duy Từ (từ phố Lương Ngọc Quyến đến Hàng Buồm), Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Chỉ, Hàng Muối, Hàng Bạc, Lê Ninh, Gia Ngư, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Trãi, Hàng Dầu (từ phố Nguyễn Trãi đến Cầu Gỗ).

6. Khu Hoàn Kiếm gồm 30 phố: Hàng Bông (từ Hàng Trống đến Dân Chủ Cộng Hoà), Hàng Gai, Lê Thái Tổ, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thành Hiên, Trương Công Định, Gia Định, Hàng Vôi, Quán Sứ (từ phố Tràng Thi đến Hàng Bông), Chân Cầm, Ngõ Thượng Xương, Nhà Chung, Bảo Khánh, Quang Trung (từ phố Tràng Tiền đến Nhà Chung), Trần Quang Khải (từ Nguyễn Trãi đến Đồn Thuỷ), Hàng Dầu (từ phố Lê Thái Tổ đến phố Nguyễn Trãi), Trần Nguyên Hãn, Lê Lai, Lục Tỉnh, Lê Thạch, Tô Hiến Thành, Lí Thái Tổ, ngõ Hội Vũ, Nguyễn Đình Chiểu, Ngõ Huyện, Nguyễn Mỵ, Lí Quốc Sư, Hàng Trống, Hàng Hành, Ngô Quyền, (từ phố Tràng Tiền đến phố Hàng Vôi).

7. Khu Văn Miếu gồm 27 phố: Lê Như Hổ, Bảo Anh, Phan Nhữ Tiến, Phạm Lập Trân, Phùng Hưng (từ phố Cát Linh đến phố Phan Chu Trinh), Bích Câu, Sĩ Nhiếp, Đinh Tiên Hoàng, Ngõ Thanh Miến, Bùi Huy Bích, Trạng Bùng, Quốc Tử Giám, Cát Linh, Đoàn Thị Điểm, Trương Vĩnh Kí, Mạc Đĩnh Chi, Hàng Bột (từ phố Trương Vĩnh Kí đến phố Phan Chu Trinh), Đặng Trần Côn, Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Công Trứ, ngõ Nguyễn Công Trứ, ngõ Ngô Sĩ Liên, Tế Sinh và những làng của ngoại thành sáp nhập vào: làng Văn Chương, làng Linh Quang hai bên phố Hàng Bột, hai bên phố Khâm Thiên (kể cả ngõ Chợ nhưng chỉ đến chợ).

8. Khu Quán Sứ gồm 29 phố: phố Đình Ngang, Hàng Bông (từ phố Dân Chủ Cộng Hòa đến hết), Cửa Nam, Tràng Thi, (từ Dân Chủ Cộng Hòa đến Quang Trung), Bà Trưng (từ Hàng Lọng đến phố Quang Trung), phố Nam Ngư, Lí Thường Kiệt (từ Hàng Lọng đến Nguyễn Du, từ Hàng Lọng đến Quang Trung), Phan Bội Châu, khu Tức Mặc, Yết Kiêu, Trần Bình Trọng (từ phố Trần Nhân Tôn đến Trần Hưng Đạo), Quán Sứ (từ Trần Hưng Đạo đến Tràng Tiền), Hoa Lư, Thợ Ruộm (từ Hàng Bông đến Quang Trung), Khu Hàng Cỏ, Khu Kiếp Bạc, Trần Quốc Toản (từ Hàng Lọng đến Quang Trung), Ôn Như Hầu, Đỗ Quyên, Trần Quý Cáp, Đặng Đình Nhân, Nguyễn Thượng Hiền, Huấn Quyền, Tôn Đản, Thi Sách, Lê Chân, Nguyễn Huy Tự, Khu Hạ Hồi, Quang Trung (từ phố Nguyễn Du đến Tràng Tiền).

9. Khu Đại Học gồm 32 phố: Tràng Thi (từ Quang Trung đến Mai Hắc Đế), Hàng Khay, Tràng Tiền, Đồn Thủy, Bà Trưng (từ Quang Trung đến Lê Thánh Tôn), Lí Thường Kiệt (từ Quang Trung đến Lê Thánh Tôn), Trần Hưng Đạo (Từ Quang Trung đến Lê Thánh Tôn), Thợ Ruộm (từ Quang Trung đến Mai Hắc Đế), Khuông Việt, Hàm Long, Trần Quốc Toản (từ Quang Trung đến Duy Tân), Nguyễn Du (từ phố Quang Trung đến phố Duy Tân), Trương Hán Siêu, ngõ Tràng Tiền, Phạm Sư Mạnh, Vọng Đức, Khu Cổ Am, Nguyễn Chế Nghĩa, Khu Nghĩa Lộ, Ngõ Bạch Vân, Lê Thánh Tôn, Đặng Thái Thân, Phạm Ngũ Lão, Khánh Dư (từ Đồn Thủy đến Trần Hưng Đạo), Chu Mạnh Trinh, Mai Hắc Đế, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền (từ Hàm Long đến Tràng Tiền), Yên Đổ, Trạng Trình, Hàn Thuyên, Phan Huy Chú.

10. Khu Bảy Mẫu gồm 18 phố: Hồ Xuân Hương, Trần Nhân Ton, Thái Phiên, Tô Hiệu, Kí Con, Đội Cung, Đại Cồ Việt (từ Hàng Lọng đến phố Duy Tân), Trần Quốc Đạt, Trần Bình Trọng (từ Trần Nhân Tôn trở xuống), Quang Trung (từ Trần Nhân Tôn đến Đại Cồ Việt), Bùi Thị Xuân (từ phố Trần Nhân Tôn đến Đại Cồ Việt), Trần Phú, Bà Triệu, Minh Khai, Bùi Quang Trinh, Lê Bình, Nam Nghĩa, Lê Đại Hành.

11. Khu Chợ Hôm gồm 21 phố: Duy Tân, ngõ Hòa Mã, Yên Bái, Kinh Dương Vương, Đô Lương, Phù Đổng, Văn Thân, Văn Lang, Lạc Long Quân, Thiên Trường, Lữ Gia, Thái Nguyên, Lê Văn Hưu, Trần Thánh Tôn, Hòa Mã, Yersin (từ phố Duy Tân đến Lò Đúc), Giải Phóng, Chùa Vua, ngõ Duy Tân, Tân Trào, ngõ Tân Trào.

12. Khu Lò Đúc gồm 14 phố: Lò Đúc, Lê Quý Đôn, Hồng Đức, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Đình Hổ, Yersin (từ Lò Đúc đến Trần Khánh Dư), Trần Khánh Dư (từ Trần Hưng Đạo đến Ấu Triệu), D- N- Khoai, Lãn Ông, Nguyễn Thị Kim, Ấu Triệu, Nguyễn Thị Bình, làng Lãng Yên (trừ bãi ngoài đê sẽ sáp nhập vào khu vực này).

13. Khu Hồng Hà gồm 4 đơn vị: khu Nghĩa Dũng, khu Tân Ấp, khu Phúc Xá Hạ, khu Văn Thủy.

14. Khu Long Biên gồm 2 đơn vị: khu Phúc Tân cũ (từ Cầu Long Biên đến phố Phan Thanh Giản thẳng ra lối sông), vùng bãi Cơ Xá Nam (vào khoảng từ đầu phố Phan Thanh Giản đến đường Vạn Kiếp).

15. Khu Đồng Nhân gồm 4 đơn vị: khu Đồng Nhân cũ, vùng bãi Lạc Chung, Thanh Lương, làng Yên Sở sáp nhập vào khu vực này.

16. Khu Vạn Thái có 1 đơn vị: Hàng Vạn.

17. Khu Bạch Mai có 2 đơn vị: cửa ngoại thành nhập vào nội thành gồm phố Nam Bộ (Bạch Mai cũ) và làng Bạch Mai [2; tr. 157 - 160].

5 khu ngoại thành có 107 đơn vị trực thuộc:

1. Khu Lãng Bạc gồm 23 làng: Cao Đỉnh, Liên Ngạc, Nghi Tàm, Ngọc Xuyên, Nội Châu, Nhật Tân, Nhật Tảo, Phú Xá, Phú Gia, Quảng Bá, Quán La, Quán La Sở, Tam Lạc, Tây Hồ, Tàm Xá, Thượng Thụy, Từ Châu, Vạn Ngọc, Vạn Đẩu, Xuân Tảo, Xuân Tảo Sở, Yên Phụ, Phúc Xá [2; tr. 159 - 160]. Khu Lãng Bạc tương đương quận Tây Hồ và một số làng huyện Từ Liêm hiện nay [42; tr. 380].

2. Khu Đại La gồm 32 làng: Bái Ân, Trích Sài, Võng Thị, Cống Vị, Cổ Nhuế Hoàng, Dịch Vọng, Dịch Hậu, Dịch Vọng Sở, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Tiền, Đại Yên, Đoàn Môn, Đông Xã, Giảng Võ, Hữu Tiệp, Hạ Yên Quyết, Tiền Môn, Hồ Khẩu, Kim Mã, Liễu Giai, Mai Dịch, Mễ Trì, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nghĩa Đô Hạ, Nghĩa Đô Thượng, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Yên Hòa, Yên Thái, An Thọ, Vĩnh Phúc [2; tr. 159 - 160]. Khu Đại La tương đương một phần quận Ba Đình và quận Cầu Giấy hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi địa giới hành chính hà nội thời kỳ cận hiện đại (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)