Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội từ năm 2008 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi địa giới hành chính hà nội thời kỳ cận hiện đại (Trang 62)

Nghị quyết 15 - NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ: Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước v.v... Nghị quyết số 118/2003/QĐ - TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lí cho quá trình phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng đa chức năng. Muốn vậy, Hà Nội phải mở rộng địa giới hành chính.

Các chuyên gia chỉ ra không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hóa, sức hút đầu tư ngày càng lớn. Sự gia tăng dân số làm cho mật độ dân số thường trú và dân số vãng lai tại Hà Nội năm 2007 khoảng 5.000 người/km2 và nếu tính riêng khu vực nội đô là

11.600 người/km2

(mức trung bình trong cả nước là 227 người/km2). Việc mở rộng

địa giới hành chính vừa bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đa chức năng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng 5 phương án mở rộng địa giới hành chính Hà Nội:

Phương án 1: thêm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình); tổng diện tích thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng là 3.344,7 km2.

Phương án 2: thêm thành phố Sơn Tây, Hà Đông, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 2.247,32 km2.

Phương án 3 gồm thành phố Hà Đông, 2 huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Tây) và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.260 km2.

Phương án 4 gồm thành phố Hà Đông, 2 huyện Đan Phượng, Hoài Đức (Hà Tây), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm

(Hưng Yên) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.451 km2.

Phương án 5 gồm thành phố Hà Đông, 4 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín (Hà Tây), huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc), huyện Từ Sơn, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), huyện Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên) với tổng diện tích Hà Nội sau khi mở rộng là 1.964 km2.

Tháng 1 năm 2008, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa X ra Nghị quyết kết luận đồng ý chủ trương mở rộng địa giới hành chính Hà Nội theo phương án 1.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa XII (5/2008): Mở rộng địa giới hành chính Hà Nội theo phương án 1 sẽ có không gian đủ lớn, đủ quỹ đất thuận lợi để xây dựng Thủ đô hiện đại bên cạnh một đô thị lịch sử, cổ kính, không chỉ trong thời gian 20 - 30 năm mà còn cả trong tương lai xa, nơi có môi trường trong lành, cảnh quan đẹp; quỹ đất để phát triển đô thị có nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn và không ảnh hưởng nhiều đến đất nông nghiệp vì chủ yếu là đất gò, đồi chưa có nhiều công trình xây dựng; phương án này có điều kiện thuận lợi để xây dựng thế trận vững chắc về quốc phòng, an ninh cho Thủ đô và còn có ưu điểm là không làm xáo trộn nhiều về địa giới hành chính đối với các tỉnh khác; hơn nữa, tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc là những địa phương tiếp giáp có nhiều mối quan hệ gắn bó lâu đời với Hà Nội và trong lịch sử đã có thời kỳ huyện Mê Linh và phần lớn địa phận của tỉnh Hà Tây thuộc về Hà Nội. Các phương án mở rộng địa giới hành chính Hà Nội còn lại không đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí phát triển của một thủ đô đa chức năng.

Sau một thời gian chuẩn bị, thảo luận, chiều ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, kì họp thứ 5 Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết 15

điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh theo phương án 1, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Nội dung cơ bản như sau:

1. Hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên 2193,41 km2

và dân số hiện tại 2.568.000 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.

2. Chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, bao gồm diện tích tự nhiên là 141,64 km2

và dân số hiện tại 187.255 người.

3. Chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số hiện tại của 4 xã thuộc huyện

Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình về Hà Nội, gồm: 17,2 km2

và dân số 4.495 người của xã

Đông Xuân, 34,57 km2

và dân số 6.606 người của xã Tiến Xuân, 20,73 km2 và dân số

hiện tại là 5.875 người của xã Yên Bình, 15,32 km2

và dân số 3.278 người của xã Yên Trung.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội rộng 3344,7 km2

và dân số 6.232.940 người, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Địa giới Hà Nội: phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Hà Nam và Hoà Bình; phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Hà Nội nằm ở hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Đó là vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Chiều ngày 11 tháng 12 năm 2008, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thảo luận Tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố và thống nhất thông qua Nghị quyết về thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; Nghị quyết về việc xác lập địa giới hành chính các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung và huyện Mê Linh.

Theo quy định của hiến pháp hiện hành, ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Quyết định xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các xã thành phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.

Thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu của thành phố Hà Đông, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 17 phường, xã: Hà Cầu, La Khê, Mỗ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và các xã: Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên

Nghĩa.Thành lập các phường thuộc quận Hà Đông: Biên Giang, Dương Nội, Đồng

Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội với diện tích 11.346,85 ha, dân số 181.831 người (3/2008). Thị xã Sơn Tây có 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng,Viên Sơn, Trung Sơn Trầm và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim

Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông.

Cũng theo văn bản này, toàn bộ 1.720,36 ha diện tích tự nhiên và 4.495 nhân khẩu của xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai quản lý. Huyện Quốc Oai có 14.700,62 ha diện tích tự nhiên và 163.355 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc.

Toàn bộ 3.457,74 ha diện tích tự nhiên và 6.606 nhân khẩu của xã Tiến Xuân; 2.073,06 ha diện tích tự nhiên và 5.875 nhân khẩu của xã Yên Bình; 1.532,76 ha diện tích tự nhiên và 3.278 nhân khẩu của xã Yên Trung được chuyển vào huyện Thạch Thất quản lý. Huyện Thạch Thất có 20.250,85 ha diện tích tự nhiên và 179.060 nhân khẩu, có 23 đơn vị hành chính trực thuộc.

Chính phủ xác lập địa giới hành chính của huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội. Huyện Mê Linh có 14.164, ha diện tích tự nhiên và 187.255 nhân khẩu, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc.

Với quyết định này, Thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 quận nội thành: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân; 18 huyện và 1 thị xã ngoại thành: huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai,

Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây; có 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn).

Trong lịch sử phát triển thủ đô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, đã có nhiều lần

thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, nhưng đây là lần điều chỉnh mở rộng với

quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Với diện tích 3344,7 km2

,Hà Nội rộng gấp 3,6 diện

tích của mình trước ngày 1 tháng 8 năm 2008, chiếm 1% về diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 42 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. Hà Nội là 1

trong 17 thành phố và thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (trên 3000 km2

) [8; tr. 7], tương đương với thủ đô Paris (Pháp), London (Anh), Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc).

Về dân số, sau ngày 1 tháng 8 năm 2008, Hà Nội có 6.232.940 người, chiếm 7,2% dân số cả nước, đứng hàng thứ 2 về dân số trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. Hà Nội là 1 trong 16 thành phố và thủ đô trên thế giới có dân số trên 6 triệu người (tính cả ngoại thành), đông hơn Băng Cốc, Singapo, Đài Bắc và Cuala Lumpua. Dấn số Hà Nội không chỉ có người Kinh mà còn có các tộc người thiểu số bản địa: Kinh chiếm 99,1% , Hoa, Mường, Tày, Dao... chiếm 0,9% dân số [8; tr. 7].

Địa giới Hà Nội giáp với nhiều tỉnh nhất trong cả nước (8 tỉnh): Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Nam, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Đơn vị hành chính của Hà Nội cũng nhiều nhất trong cả nước: 29 đơn vị cấp quận, huyện, thị xã gồm 577 đơn vị xã, phường, thị trấn.

* * *

Tóm lại, địa giới hành chính Hà Nội thời hiện đại (1945 đến nay) tiếp tục biến đổi

liên tục và phức tạp.

Từ năm 1945 đến năm 1954, do tác động của chiến tranh, địa giới Hà Nội hầu như

thay đổi liên tục, chống chéo và rất phức tạp. Đến năm 1960, địa giới Hà Nội phía đông và phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía tây và phía nam giáp tỉnh Hà

Đông. Diện tích Hà Nội năm 1945 là 150 km2

, đến năm 1960 là 152 km2. Tổ chức

hành chính Hà Nội năm 1960: nội thành được chia ra 12 khu phố, ngoại thành được chia ra 5 quận.

Sau kháng chiến chống Pháp, do yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Nội được

mở rộng địa giới hành chính đều về bốn phía đông, tây, nam, bắc. Diện tích Hà Nội

năm 1961 đến năm 1978 là 586,13 km2. Địa giới Hà Nội đến trước ngày 29 tháng 12

năm 1978: phía đông giáp tỉnh Hải Hưng và tỉnh Hà Bắc, phía tây và nam giáp tỉnh Hà Sơn Bình, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phú và tỉnh Hà Bắc. Hà Nội năm 1978 được chia ra 4 khu nội thành và 4 huyện ngoại thành.

Năm 1975, đất nước hòa bình, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội

tiếp tục được mở rộng địa giới hành chính về phía tây và phía bắc. Diện tích Hà Nội

từ ngày 29 tháng 12 năm 1978 là 2.123 km2

, từ năm 1979 đến trước 12 tháng 8 năm

1991 là 2.139 km2. Địa giới Hà Nội đến trước ngày 12 tháng 8 năm 1991: phía đông

giáp Hà Bắc và Hải Hưng, phía tây giáp Vĩnh Phú, phía nam giáp Hà Tây, phía bắc giáp Vĩnh Phú và Bắc Thái [65; tr. 39]. Tổ chức hành chính của Hà Nội từ năm 1978 đến năm 1991 gồm 4 quận nội thành, 12 huyện và thị xã ngoại thành.

Đến năm 1991, Quốc hội cho rằng Hà Nội không cân đối, mang nặng tính nông

nghiệp nên cần phải thu hẹp địa giới hành chính ngoại thành phía tây và phía bắc để phát triển tập trung, hướng vào công thương nghiệp và dịch vụ. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Hà Nội trả lại tỉnh Vĩnh Phúc huyện Mê Linh; trả lại tỉnh Hà Tây thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Vì, Đan Phượng và Hoài Đức. Diện tích Hà

Nội từ năm 1991 đến 31 tháng 7 năm 2008 còn lại là 921 km2

. Số đơn vị hành chính ngoại thành giảm từ 12 huyện, thị xã còn 5 huyện. Tuy nhiên, trong quá trình Đổi

mới, phát triển kinh tế - xã hôi, nhất là đô thị hóa, Hà Nội đã mở rộng địa giới nội

thành về phía tây và phía nam bằng việc lập thêm các phường và các quận mới: năm 1981 là 4 quận với 79 phường, đến năm 2007 lên 9 quận với 125 phường.

Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, Hà Nội cần mở rộng địa giới hành chính. Sự điều chỉnh mở rộng địa giới hành

chính Hà Nội ngày 29 tháng 5 năm 2008 có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Với diện tích 3344,7 km2

, Hà Nội rộng gấp 3,6 diện tích cũ. Với 6.232.940 người, gồm cả người thiểu số bản địa, Hà Nội có dân số chiếm 7,2% cả nước. Địa giới Hà Nội giáp với nhiều tỉnh nhất trong cả nước (8 tỉnh). Đơn vị hành chính của Hà Nội cũng nhiều nhất trong cả nước: 29 đơn vị cấp quận, huyện, thị xã và 577 đơn vị xã, phường, thị trấn.

KẾT LUẬN

Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại tính đến nay đã trải qua 150 năm (1858 - 2008) với ba giai đoạn mang tính chất và đặc điểm khác nhau.

Từ năm 1858 đến năm 1888, Hà Nội là tỉnh do vương triều phong kiến nhà Nguyễn quản lí. Đó chỉ là một tỉnh trong số 30 tỉnh và 1 phủ của cả nước, nên nó mất vai trò là kinh đô và cũng mất luôn vai trò là trụ sở đầu não của Tổng trấn Bắc thành.

Từ năm 1888 đến năm 1945, Hà Nội là thành phố nhượng địa dưới thời Pháp thuộc. Chính xác, đó là một thành phố thuộc địa, thành phố cấp 1 - thủ phủ của Bắc Kì và Liên bang Đông Dương.

Từ năm 1945 đến nay, Hà Nội tiếp tục là thành phố cấp 1 nhưng của nước Việt Nam độc lập dưới thời đại Hồ Chí Minh, đó cũng là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Qua ba giai đoạn, ta thấy sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội diễn ra liên tục, phức tạp và thiếu tầm nhìn chiến lược.

1. Sự biến đổi địa giới hành chính Hà Nội thời cận - hiện đại diễn ra liên tục.

Trong vòng 150 năm qua (1858 - 1888), địa giới Hà Nội đã 21 lần biến đổi lớn. Lần thứ nhất vào ngày 15 tháng 3 năm 1874, nhà Nguyễn kí Hoà ước Giáp Tuất, cắt cho Pháp khu đất ở Đồn Thủy thuộc huyện Thọ Xương, giáp đông nam thành Hà Nội ra tới bờ sông Hồng, rộng 2,5 ha để Pháp đặt tòa Lãnh sự.

Lần thứ 2, ngày 31 tháng 8 năm 1875, Tổng đốc Hà - Ninh Trần Đình Túc ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự biến đổi địa giới hành chính hà nội thời kỳ cận hiện đại (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)