7. Kết cấu của luận văn
1.3 Đặc điểm và vai trò của Thông tin đồ họa
Thông tin đồ họa là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông. Từ định nghĩa về TTĐH, để có được một sản phẩm TTĐH, nhà báo-nhà thiết kế cần phải biết sử dụng một cách thuần thục những yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, … để thông tin đến độc giả các sự kiến, vấn đề từ hiện thực khách quan. Đây có thể coi là một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. Theo tác giả Roger C.Parker trong ấn phẩm Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang đã nhận định “Các hỉnh ảnh tự chúng đã có thể mang đến cho người đọc một thông điệp nào đó”
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng TTĐH chỉ là một yếu tố có tác dụng trang trí cho các tác phẩm báo chí để chúng trở nên hấp dẫn hơn. Thực tế, đồ họa (graphics) là một hình thức tạo hình và cũng là một loại hình nghệ thuật ứng dụng. Không chỉ riêng TTĐH, mỗi ý tưởng thiết kế đều mang trong mình một thông điệp, truyền tải một thông điệp về cái đẹp. Để có được điều này, người phóng viên thiết kế tác phẩm TTĐH và người phóng viên chân phương sử dụng ngôn ngữ để mô tả sẽ thể hiện những điểm khác nhau.
Ví dụ, cùng một sự việc tai nạn giao thông tại Bình Thuận ngày 22/5/2016. Với một phóng viên viết, họ sẽ sử dụng công cụ là ngôn ngữ để mô tả một cách chính xác liên quan đến vụ việc bằng các con số, ngôn tư để đảm bảo đẩy đủ các yếu tố: What-When-Where-Who-Why-How. Còn một phóng viên biết vận dụng TTĐH có thể thể hiện một cách độc đáo toàn bộ thông tin vụ việc thông qua tác phẩm đồ họa của mình. Nó có thể thể hiện chính xác 5W1H một cách trực quan hơn so với văn tự. Với tư cách là một độc giả, bạn sẽ thích đọc một đoạn văn diễn giải chi tiết hay nhìn toàn bộ sự việc qua một tác phẩm đồ họa.
Tác phẩm Infographics về tai nạn ở Bình Thuận trên Vietnam+ ngày 23/5/2016
Hay để nói về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, độc giả sẽ thích một tác phẩm báo chí là đoạn văn diễn giải chi tiết các con số trong từng lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác hay một nhìn những con số đó trong một tác phẩm đồ họa.
Trong nhiều trường hợp, nếu không có hình minh họa, các con số có thể trở nên vô nghĩa bởi vì nó sẽ khó được “ghi nhớ” trong độc giả và nó rất
hình ảnh minh họa cũng hiệu quả hơn nhiều so với những “đoạn văn” trong việc cung cấp thông tin.
TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan. Ngôn ngữ báo chí bao gồm hai dạng: ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phi văn tự. Ngôn ngữ phi văn tự là dạng ngôn ngữ đặc biệt, không sử dụng chữu viết để biểu hiện nội dung mà sử dụng các ký hiệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ,… Trước đó, ở Việt Nam, thuật ngữ “thông tin phi văn tự” cũng xuất hiện để chỉ các thông tin trên các loại hình báo chí không thể hiện dưới dậng văn tự mà dưới dạng đồ họa, hình ảnh tĩnh (động), bản đồ,… TTĐH là tác phẩm của người thiết kế với cái nhìn trực quan về các sự kiện, sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày và mang tính chất báo chí. Đối với một người làm báo, để thể hiện tốt một tác phẩm TTĐH thì còn đòi hỏi nhiều ở khả năng sáng tạo và mỹ thuật.
TTĐH mang tính chất đa dạng và phổ biến. Điều này đảm bảo cho đa số công chúng có thể tiếp nhận và giải mã thông tin một cách dễ dàng. Trong thực tế tác nghiệp, các nhà báo phải không ngừng suy nghĩ tới trách nhiệm tư vấn cho tất cả mọi công chúng để đảm bảo rằng sự đa dạng của công chúng được trình bày đầy đủ. Vì thế việc nghiên cứu công chúng để có thể đưa ra những hình thức thông tin đồ họa phù hợp với công chúng là việc làm cần thiết.
TTĐH có tính hàm ý, ẩn dụ. Điều này cho thấy rằng, mỗi tác phẩm TTĐH đều hàm ẩn một nội dung nào đó. Công chúng tiếp nhận bằng thị giác. Tuy nhiên, ngay lúc đó họ đã xây dựng được một sự đối chiếu, so sánh, liên tưởng. Tính hàm ý, ẩn dụ thể hiện rõ nhất qua các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ,…
Thói quen sử dụng di động của người dùng Việt Nam trên Vietnam+ ngày 12/1/2016
Ví dụ như trong tác phẩm TTĐH về thói quen sử dụng di động của người dùng Việt Nam trên, đối tượng công chúng là những người hoạt động trong lĩnh vực mobile marketing có thể so sánh được các hành vi của người dùng di động Việt Nam từ đó có những bước đi chính xác và hợp lý nhất.
1.3.2Vai trò của Thông tin đồ họa
Trong cuốn sách The Visual Display of Quantitative information, tác giả Edward Tufte viết: sự xuất sắc của đồ họa là nó mang lại cho người xem số lượng ý tưởng lớn nhất trong thời gian ngắn nhất với ít lượng mực nhất và khoảng không nhỏ nhất.
Việc diễn tả thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh làm cho sự kiện, vấn đề của báo chí được diễn đạt một cách nhanh gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ gây ấn
tượng, nhờ đó giúp cho người xem lưu nhớ dễ dàng, bền vững. Bởi lẽ, hình ảnh đồ hoạ vừa có vai trò tác động thị giác, vừa có tác dụng giải thích minh họa cho lời nói, văn tự, làm tăng sức thuyết phục của bài báo đối với độc giả nhất là đối với các thông tin mang tính chỉ dẫn, thông tin khoa học.
Khi cần mô tả một sự kiện nào đó, thông tin dưới dạng đồ họa tỏ ra hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng hình ảnh chụp hay những đoạn video trên phương diện hàm lượng thông tin ẩn chứa. Một bức ảnh chỉ phản ánh được một khía cạnh, một thời điểm nhất định. Một đoạn video cũng chỉ phản ánh được một góc nhìn tại một thời điểm. Để thể hiện hết một hàm lượng thông tin lớn bằng ảnh chụp hay video thì cần sử dụng nhiều bức ảnh hay những đoạn video khác nhau.
Thay vào đó, một tác phẩm TTĐH lại có thể mô tả một cách trực quan , đẩy đủ, sâu sắc và đa dạng bởi lẽ các thông tin được chọn lọc và sắp xếp một cách chủ động.
TTĐH là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú các hình thức thông tin báo chí. Trên thực tế, đã có những khoảng thời gian dài, thậm chí ở thời điểm hiện tại, một số thông tin được thể hiện trên các trang báo điện tử vẫn còn dừng ở việc sử dụng chữ viết và hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, với sự hiện diện ngày càng nhiều của các sản phẩm khoa học công nghệ, các phần mềm đồ họa, sự đa dạng trong cách thể hiện đang khiến cho những bài viết “truyền thống” giảm đi đáng kể và thay vào đó là TTĐH.
Cũng chính với các đặc điểm ưu việt của mình, TTĐH đã thay đổi phần nào đó cơ cấu của một tòa soạn báo chí. Ở Việt Nam, tuy chưa thực sự chính thức có chức danh phóng viên đồ họa hay bộ phận đồ họa thì cũng đã có những bộ phận lên ma-két, giàn trang và thiết kế cho tờ báo. Và như thế ta có thể ngầm hiểu với nhau rằng, dù ở trong hay ngoài nước thì đồ họa là một bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan báo chí.
Từ những luận điểm này, có thể cô đọng vai trò của TTĐH như sau:
Làm cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn
Không chỉ đơn giản là bằng các biểu đồ tròn hay biểu đồ tiến trình, phóng viên/nhà báo có thể kết hợp thông tin với những thiết kế sáng tạo để tạo nên một mẫu infographics ấn tượng. Đây là điều đặc biệt làm cho TTĐH thu hút và có hiệu quả mạnh mẽ lên người xem hơn chỉ là sử dụng từ ngữ. Hơn thế, việc dùng màu sắc, đường nét, hình khối… ở từng mẫu TTĐH cũng làm cho chúng độc đáo và khác biệt so với các mẫu TTĐH khác, khiến người xem dễ bị ấn tượng và phân biệt rõ ràng hơn.
Trình bày những số liệu quan trọng
TTĐH không chỉ đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật. Thông tin mới là điều quan trọng để người xem chú ý hơn là màu sắc. Độc giả có thể bị ấn tượng bởi cái cách mà thông tin được trình bày, nhưng sau đó sẽ bị thu hút bởi chính nội dung thông tin được truyền đạt trong đó.
Thu hút sự chú ý hơn
Độc giả thường sẽ chú ý vào cách trình bày ấn tượng của TTĐH và tự hỏi xem “những biểu đồ, màu sắc, đường nét, hình ảnh ấy đang nói về cái gì?” Và tất nhiên, họ sẽ tập trung nhìn ngay vào mẫu thiết kế, dù là trên màn hình hay trên mặt giấy dù chưa biết gì về nó. Bằng cách này, độc giả đã tiếp thu được ít nhiều thông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Dễ hiểu
Thông tin được đơn giản hóa nên dễ hiểu hơn. Đối với độc giả thích xem dữ liệu bằng biểu đồ, đồ thị, thì chắc chắn họ sẽ càng thích thú hơn khi chúng được trình bày bằng hình ảnh bắt mắt. Độc giả không cần “động não” nhiều cho việc đọc tài liệu dài dòng mà chỉ cần nhìn sơ qua TTĐH, và nắm bắt thông tin.
Thuyết phục hơn
Nhờ vào cách sắp xếp thông tin rõ ràng và mới lạ, TTĐH mang tính thuyết phục cao hơn. Người đọc có xu hướng ít nghi ngờ về những số liệu họ vừa xem vì đã bị ấn tượng bởi sự độc đáo của nó. Và điều hiển nhiên, nếu là một designer “chân chính” thì cũng sẽ không phí công sức đầu tư vào TTĐH “nhảm nhí” .
Thông tin truyền đạt rõ ràng
Cách trình bày rõ ràng nên thông tin cũng được đưa vào mạch lạc dễ hiểu hơn, điều đó có nghĩa là cũng ít hiểu lầm xảy ra. Điều này giúp tác giả của TTĐH hạn chế được “sự lệch hướng” của độc giả thường mắc phải khi phải đọc những trang văn bản quá dài.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng TTĐH không phải không tồn tại các hạn chế như sau:
Tính xác thực của thông tin: với một bức ảnh được phóng viên ghi lại hay một đoạn video được lưu lại, mức độ thuyết phục sẽ cao hơn nhiều so với một tác phẩm đồ họa do phóng viên, cơ quan báo chí đưa ra. Ngoài ra, nếu TTĐH không được xác thực có thể tạo ra những sự tiếp nhận thông tin không chính xác ở độc giả. Điều này thể hiện rõ ở thể loại BĐT, khi mà cuộc đua về tốc độ cập nhật thông tin đang là yếu tố “sống còn”. Trong khi đó, thể hiện một tác phẩm TTĐH tốn nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, phóng viên và nhân viên đồ họa chỉ cần làm sai lệch một chi tiết hoàn toàn có thể khiến tác phẩm TTĐH phản tác dụng và đưa tin sai lệch, gây hiểu lầm cho độc giả.
Sự tốn kém về mặt thời gian, chi phí thiết kế một tác phẩm TTĐH:
Một tác phẩm TTĐH hiệu quả cần có một kế hoạch xây dựng kỹ lưỡng. Với một tác phẩm dù là đơn giản nhất như một sơ đồ hay biểu đồ cũng khiến cho phóng viên, phóng viên đồ họa,… mất rất nhiều thời gian và công sức. Đặc
biệt, nếu trong thông tin cần phân tích, đánh giá, nhận định những con số thì phóng viên cần đầu tư thời gian để “cô đọng” lại số liệu để quyết định hình thức thể hiện.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện tại, để các phóng viên đảm bảo được tính “multimedia” là tương đối khó. Thậm chí, nếu phóng viên có thể thiết kế được một tác phẩm TTĐH thì nó cũng không thực sự chuyên nghiệp và đặc sắc nếu một nhân viên thiết kế đồ họa thực hiện. Việc này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải thành lập đội ngũ thiết kế đồ họa riêng. Vì vậy, chi phí để thực hiện một tác phẩm TTĐH cũng bị tăng lên cùng với chi phí về thiết bị, công nghệ và nhân sự.
1.3.3Phân loại Thông tin đồ họa
Dựa vào hình thức tồn tại, có thể phân loại TTĐH thành 2 dạng: TTĐH độc lập và TTĐH minh họa.
TTĐH độc lập: là những hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu,… có hàm chứa thông tin, có thể đứng riêng rẽ như một tin tức hoàn chỉnh để đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Với các dạng TTĐH này, công chúng có thể chủ động tiếp nhận mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Ưu điểm của TTĐH độc lập là công chúng hoàn toàn có thể tiết kiệm được thời gian trong việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông. Đối với các đơn vị tòa soạn báo in, đài truyền hình, họ có thể tiết kiệm được không gian trang báo cũng như thời lượng phát sóng mà công chúng của họ vẫn tiếp thu đầy đủ và chính xác thông tin. Các trang BĐT có thể xây dựng các chuyên mục riêng với toàn bộ tin tức chỉ thể hiện bằng TTĐH. Làm tốt điều này là Vietnamplus.vn với một Chuyên mục Infographics.
TTĐH minh họa: là các hình vẽ đi kèm để lý giải, chú thích, bổ sung cho các tác phẩm báo chí được thể hiện bằng chữ viết, truyền hình. Điểm
khác biệt của nó với TTĐH độc lập ở chỗ không thể đứng riêng lẻ. Nếu đứng tách biệt khỏi tác phẩm báo chí, những đồ họa này không thể được hiểu đầy đủ và đúng nghĩa. Cùng với phần ngôn ngữ văn tự trên báo in, BĐT, các đồ họa này tồn tại là một phần không thể tách rời của bài viết, được tác giả xây dựng một cách hệ thống và logic.
Ví dụ, trong bài báo “USD chưa dừng lao dốc, mất 300 đồng/tuần” trên Vietnamnet.vn ngày 9/10/2015, ngoài việc sử dụng biểu đồ về tỷ giá ngoại tệ USD/VNĐ tại các ngân hàng trong nước, tác giả còn phải dùng câu chữ để độc giả có thể nắm thông tin rõ ràng và chính xác hơn: nguyên nhân giá USD tại các ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì để bình ổn tỷ giá ngoại tệ,….
Theo hình thức biểu đạt, TTĐH được chia thành TTĐH tĩnh và TTĐH động.
TTĐH tĩnh: là những hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ,… được thể hiện ở dạng tĩnh, theo hình thức hình ảnh 2D hoặc 3D. Dạng TTĐH này được sử dụng phổ biến nhất ở báo in do báo in không có tính chất đa phương tiện như báo điện tử hay truyền tải thông tin bằng hình ảnh động như truyền hình.
TTĐH động: là những tác phẩm TTĐH được thể hiện có sự chuyển động thông qua việc vận dụng các yếu tố kỹ thuật, kỹ xảo,… giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm. Dạng thức TTĐH này được sử dụng nhiều trong BĐT và truyền hình do lợi thế của 02 loại hình báo chí này.
TTĐH động mang lại cho độc giả sự miêu tả chân thực hơn về một sự việc đã xảy ra. Hình ảnh, đồ họa, biểu đồ,… động cho phép thể hiện một sự tăng giảm trong nội dung thông tin. Ngoài ra, giữa một TTĐH tĩnh và TTĐH động, hình động giúp tăng cương khả năng truyền tải thông tin, sự tiếp nhận của độc giả bởi nó khiến cho nội dung thông tin trở nên thu hút hơn, ấn tượng hơn và đi trực tiếp vào nhận thực độc giả.
Tuy nhiên, với người làm BĐT hay truyền hình, để sáng tạo ra một tác phẩm TTĐH dạng động sẽ mất nhiều thời gian và sự am hiểu về các kỹ thuật, ứng dụng, phần mềm xử lý đồ họa. Theo xu hướng phát triển của ngành công nghệ đồ họa, việc thực hiện TTĐH động trên các tác phẩm BĐT hay Truyền hình ngày càng được nhân rộng bởi những ưu thế của nó.
1.3.4Đặc trƣng của Thông tin đồ họa trong các loại hình báo chí
Ngoại trừ báo phát thanh, các loại hình báo chí khác đều sử dụng TTĐH trong các tác phẩm báo chí. Mặc dù có những đặc điểm khác nhau thì tựu chung mỗi sản phẩm TTĐH trên báo chí đều là các tác phẩm hoàn chỉnh,