Đối với cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay (Trang 81 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Đối với cơ quan báo chí

3.1.1Đánh giá đúng vai trò quan trọng của Thông tin đồ họa đối với báo chí hiện nay

VnExpress hay Vietnamplus là hai trong số những đơn vị báo chí đi đầu trong việc hiện đại hóa các công cụ truyền tải thông tin, ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng TTĐH vào các tác phẩm báo chí. Cả 2 trang BĐT này đều có chuyên mục riêng là “Infographics”. Đối với các độc giả khi tham gia khảo sát điều tra xã hội học do tác giả luận văn thực hiện, khi được hỏi về các

góp ý để tăng hiệu quả sử dụng TTĐH, 92% trong số họ cho rằng các trang BĐT nên xây dựng chuyên mục riêng về TTĐH

Cần làm gì để tăng hiệu quả thông tin đồ họa Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Lựa chọn đúng nội dung phù hợp với thông tin đồ họa 500 100%

Lựa chọn đúng phương thức thể hiện 237 47%

Thiết kế đồ họa bắt mắt hơn 492 98%

Xây dựng chuyên mục riêng về thông tin đồ họa 458 92%

Phương án khác 2 0%

Bảng 3.1: Góp ý của độc giả để tăng hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa

Trong những năm trở lại đây, nhiều trang BĐT và những cơ quan báo in, đài truyền hình cũng đã có những hành động thiết thực để cải thiện việc áp dụng TTĐH trong các tác phẩm báo chí của mình. Tuy nhiên, mức độ phổ biến và cách thức xây dựng TTĐH vẫn chưa thực sự “hoàn hảo”.

Để cải thiện được hiện thực, đòi hỏi các cơ quan báo chí, đặc biệt là nhà quản lý cũng như người làm báo cần nhận thức đúng được vai trò quan trọng của TTĐH. Từ đó, xây dựng cho tòa soạn báo một định hướng chỉ đạo rõ ràng về việc phát triển phương thức thông tin phi văn tự này, nâng cao chất lượng từ đội ngũ nhân sự đến các tác phẩm TTĐH. Thông qua đó tạo nên bản sắc riêng cho cơ quan báo chí và gây ấn tượng, giữ chân độc giả với BĐT của mình.

Theo kết quả khảo sát của luận văn về đánh giá của độc giả về mức độ cần thiết của TTĐH trên BĐT, chỉ có 22% cho rằng TTĐH không cần thiết vì không hấp dẫn, và bảng 19 về đánh giá của độc giả về vai trò của TTĐH đối với BĐT, chỉ có 17% đánh giá không cần thiết.

Mức độ cần thiết của thông tin đồ họa Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Có, vì nó làm cho bài viết hấp dẫn hơn 85 17%

Tùy thuộc vào nội dung bài viết 305 61%

Bảng 3.2: Đánh giá của độc giả về mức độ cần thiêt của thông tin đồ họa trên báo điện tử

Vai trò của thông tin đồ họa Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 170 34%

Quan trọng 110 22%

Bình thường 135 27%

Không cần thiết 85 17%

Phương án khác 0 0%

Bảng 3.3: Đánh giá của độc giả về vai trò của thông tin đồ họa

Từ kết quả điều tra xã hội học về đánh giá của độc giả về tính hấp dẫn của BĐT nhờ TTĐH, 65% độc giả trong diện được khảo sát (tương ứng với 325/500 độc giả) đánh giá rằng: nhờ có TTĐH, các bài viết, đặc biệt là về các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thế giới, xã hội, chính trị,… trở nên hấp dẫn hơn, dễ gây ảnh hưởng tích cực trong việc họ tiếp nhận thông tin hơn.

Vì vậy, với nhà quản lý của các tòa soạn báo chí nói chung và BĐT nói riêng, nếu không thực hiện việc nghiên cứu thói quen hay “phản hồi” của độc giả với TTĐH hay nhận thức được tầm quan trọng, vị trí của TTĐH thì không thể giữ chân độc giả của mình.

3.1.2Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thể hiện thông tin đồ họa

Nhằm nâng cao chất lượng TTĐH trên báo chí nói chung và BĐT nói riêng, đòi hỏi người phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa phải được đào tạo đầy đủ, cả về kỹ năng báo chí và nắm bắt được xu hướng của báo chí hiện đại.

Đối với những phóng viên, nhà báo, biên tập viên có kỹ năng báo chí tốt, cần được đào tạo thêm về kỹ thuật, có thể sử dụng thành thạo các sản phẩm công nghệ để tạo ra các sản phẩm TTĐH mang giá trị thông tin, thẩm mỹ cao. Ngoài

ra, để xử lý thông tin và xây dựng tác phẩm TTĐH mang giá trị thông tin cao, người làm báo cần có kiến thức về nhiều lĩnh vực để có thể xử lý dữ liệu một cách chính xác nhất, tránh gây sai lệch thông tin đối với độc giả.

Đối với những nhân viên chuyên về thiết kế đồ họa tại các tòa soạn báo chí, nhà quản lý cần tạo điều kiện để họ có thể bổ sung thêm kỹ năng cơ bản về báo chí như việc xử lý thông tin, lựa chọn thông tin, xử lý số liệu,…

Ngoài việc được đào tạo chuyên sâu hơn về kỹ năng thực hiện TTĐH, phóng viên, biên tập viên và những nhân viên thiết kế đồ họa cần phải được cập nhật liên tục những xu hướng mới, những phương thức thể hiện TTĐH sáng tạo, hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, phát huy được những thế mạnh sẵn có của cơ quan báo chí là vấn đề cấp thiết. Hiện tại, đa phần các TTĐH sử dụng trên các BĐT như VnExpress.net hay Vietnamplus.vn đều khai thác lại từ các nguồn nước ngoài như AFP, Reuters, AP, Ria-Novosti. Chỉ một số phương thức thể hiện TTĐH đơn giản là do nhân lực của các tòa soạn xử lý và xuất bản.

Điều này khiến cho các cơ quan báo chí và bản thân người làm báo trở nên thụ động, không sáng tạo và các tác phẩm TTĐH cũng không thể hiện được được ý tưởng, bản sắc của người làm báo. Trong môi trường báo chí hiện đại và liên tục vận động như hiện tại, việc tạo được ấn tượng cho độc giả về bản sắc của trang BĐT là điều rất cần thiết.

Việc khai thác TTĐH là một trong những phương pháp để tạo sự khác biệt, hiện đại hóa và tăng tính cạnh tranh giữa các BĐT. Do vậy, việc thụ động và phụ thuộc hoàn toàn nguồn TTĐH từ các hãng thông tấn hay BĐT nước

ngoài thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của cơ quan báo chí, người làm báo.

3.1.3Nâng cao chất lƣợng nội dung và hình thức thể hiện

Ngoài các giải pháp về việc đánh giá đúng, nhận thức đúng vai trò của TTĐH cũng như các giải pháp về nhận sự, quản lý trong các cơ quan báo chí, việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện TTĐH cũng là rất cần thiết.

Thực tế và qua khảo sát độc giả, TTĐH làm tăng tính hấp dẫn, thu hút độc giả của một trang BĐT hay một bài viết. Trong một vài năm trở lại đây và trong thời gian tới, việc ứng dụng TTĐH sẽ trở thành xu hướng chung của các trang BĐT, nhằm bắt kịp sự phát triển của truyền thông đại chúng hiện đại.

Từ lý luận thực tiễn báo chí nói chung và BĐT nói riêng, qua khảo sát 2 trang BĐT VnExpress.net, Vietnamplus.vn, luận văn đề cập đến một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện như sau:

Tăng cường sử dụng TTĐH trong các tác phẩm BĐT, mở rộng các lĩnh vực sử dụng TTĐH. Theo điều tra xã hội học do tác giả thực hiện, có 94% tổng số độc giả tham gia khảo sát quan tâm đến lĩnh vực Chính trị xã hội. Lần lượt sau đó là Văn hóa – Giáo dục (93%), Giải trí (90%), Đời sống (85%), Thể thao (65%), các chuyên mục làm đẹp, Chuyện lạ, … (42%), Khoa học – Công nghệ (35%), Kinh tế (32%) và Quân sự (4%). Thực tế qua khảo sát các trang BĐT như Vietnamplus hay Vnexpress, lĩnh vực Chính trị - Xã hội là lĩnh vực sử dụng rộng rãi nhất các tác phẩm đồ họa, đặc biệt là các loại biểu đồ, sơ đồ về sự kiện. Ngoài ra, các lĩnh vực khác chưa được khai thác nhiều TTĐH. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần tăng cường sử dụng TTĐH, thay thế cho các bài viết chỉ sử dụng văn bản và hình ảnh minh họa. Việc này sẽ tăng tính hấp dẫn của bài viết

và giúp độc giả nắm bắt thông tin dễ dàng hơn.

Qua kết quả khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH ở chương 2, các chuyên mục như Chính trị trên Vietnamplus chỉ có tần suất sử dụng là 0.6%, tương ứng là 5% trên tổng số tác phẩm đồ họa của cả trang. Hay như chuyên mục Văn hóa trên Vnexpress không sử dụng TTĐH, trên Vietnamplus có sử dụng nhưng tần suất sử dụng ít (0.6%).

Do vậy, các cơ quan báo chí cần tích cực hơn nữa trong việc lựa chọn, sử dụng TTĐH trên nhiều chuyên mục, nhiều lĩnh vực nội dung hơn nữa; dần thay thế các thông tin dưới dạng văn bản, các con số và chữ bằng những hình ảnh minh họa, biểu đồ, đồ thị hay bảng biểu hộp dữ liệu. Điều này góp phần tăng tính hấp dẫn của bài viết, giúp độc giả BĐT có cái nhìn sinh động, trực quan hơn về vấn đề đề cập đến trong nội dung bài viết.

Trong lĩnh vực thể thao, cần tăng cường sử dụng các tác phẩm TTĐH, đặc biệt là trong các bài viết về thống kê vòng đấu, những tiêu điểm của vòng đấu, phân tích đội hình ra sân,… Hiện nay, một số trang BĐT trên chuyên mục Thể thao vẫn sử dụng rất nhiều dạng ngôn ngữ văn tự, có kết hợp với hình minh họa, hình ảnh chụp hay video mà bỏ qua TTĐH. Để tiếp nhận và ghi nhớ những thông tin mà tin/bài đề cập đến, độc giả phải “nghiền ngẫm” những văn bản,con số dày đặc. Thể thao không chỉ sử dụng hình ảnh, video đa phương tiện mà hoàn toàn cho phép sử dụng các loại bảng biểu, hộp dữ liệu hay hình ảnh minh họa kết hợp với biểu đồ, sơ đồ,…

Qua kết quả khảo sát số liệu trên 2 trang BĐT Vnexpress và Vietnamplus thì chuyên mục Thể thao đều sử dụng tương đối nhiều TTĐH (6% trên Vnexpress và 18% trên Vietnamplus). Đồng thời, qua khảo sát điều tra xã hội

đến các bài viết về thể thao.

Lĩnh vực quan tâm Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Chính trị, xã hội 470 94%

Kinh tế 162 32%

Văn hóa - giáo dục 467 93%

Đời sống 423 85% Khoa học - Công nghệ 176 35% Thể thao 324 65% Giải trí 448 90% Quân sự 19 4% Phương án khác 212 42%

Bảng 3.4: Lĩnh vực sử dụng thông tin đồ họa quan tâm

Chuyên mục Kinh tế là một nội dung khá đặc trưng, rất khó để sử dụng hình minh họa, nếu có sử dụng cũng chỉ là một phần phụ của bài viết. Các thông tin đề cập đến trong tin/bài về kinh tế thường dày đặc các con số, sự so sánh tăng/giảm. Nếu chỉ thể hiện qua văn bản và các con số, việc tiếp nhận và theo dõi thông tin, từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá của mình về nội dung cốt lõi là rất khó khăn. Thay vì đó, nếu tác phẩm báo chí này sử dụng biểu đồ, đồ thị, độc giả vẫn nắm được toàn bộ thông tin về số liệu, tăng/giảm, đồng thời có thể đưa ra những so sánh, nhận định.

Khảo sát trên 2 trang BĐT không chuyên về Kinh tế như Vietnamplus, Vnexpress, Kinh tế cũng là một chuyên mục được sử dụng với tần suất nhiều. Cụ thể, trên Vietnamplus trong giai đoạn 12/2014 đến 12/2015 có 62 bài viết Kinh tế sử dụng TTĐH, chiếm tỷ trọng 12% trên toàn trang . Các phương pháp thể hiện chủ yếu là Biểu đồ (40% tác phẩm TTĐH). Mặc dù đều là các BĐT không chuyên Kinh tế, Vietnamplus và Vnexpress đã biết khai thác lợi thế của Biểu đồ, Đồ thị để tăng hiệu quả truyền tải thông tin đến đôc giả của mình, giúp họ tiếp nhận và giải mã thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan.

Không ngừng đổi mới, thay đổi và làm phong phú, đa dạng các phương pháp thể hiện TTĐH khác nhau trong cùng chuyên mục, lĩnh vực. Nếu như phóng viên, biên tập viên và nhân viên thiết kế đồ họa đã sử dụng như một thói quen các loại biểu đồ cột, biểu đồ điểm, đường thẳng hay đồ thị cho các bài viết về kinh tế thì cũng nên mở rộng việc sử dụng các loại biểu đồ hình tròn, hình quạt,… Việc này tạo tâm lý không bị nhàm chán về phía độc giả khi tiếp nhận các dạng thông tin “khô khan” như kinh tế.

Khi thiết kế một tác phẩm TTĐH, không nhất thiết chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp như Biểu đồ, Sơ đồ hay Bản đồ; cũng không nên dành quá ít không giản cho các văn bản đi kèm. Khảo sát trên 2 trang BĐT Vietnamplus và Vnexpress, Hình ảnh minh họa đang dần được sử dụng nhiều hơn. Ở đây, hình ảnh minh họa không chỉ đơn thuần là một hình chụp, hình minh họa mà là sự kết hợp giữa hình ảnh, video với các dạng biểu đồ, bản đồ, sơ đồ. Sự cân đối, hài hòa giữa các yếu tố này, đồng thời việc tạo điểm nhấn cho các tác phẩm TTĐH giúp người “giải mã thông điệp” tập trung vào thông tin cốt lõi và không nhàm chán.

Qua kết quả điều tra xã hội học về khó khăn của độc giả khi tiếp nhận TTĐH, 34% cho rằng TTĐH trên các tác phẩm báo chí BĐT trình bày rắc rối, 25% cho rằng họ không nhìn thấy thông tin cốt lõi của bài viết. Vì vậy vấn đề đặt ra với người làm báo và các cơ quan báo chí là phải linh động, làm phong phú, đa dạng các phương pháp thể hiện TTĐH trong cùng chuyên mục hay trong cùng tác phẩm báo chí

Tác phẩm TTĐH không chỉ đáp ứng việc cung cấp thông tin một cách chính xác mà cần đảm bảo yếu tố nghệ thuật. Đối với thông tin báo chí, yếu tố

tin, không làm sai lệch số liệu. Tuy nhiên, với một tác phẩm TTĐH, yếu tố chính xác không thể tồn tài mà thiếu yếu tố về mặt nghệ thuật nếu muốn độc giả ấn tượng với tác phẩm của mình. Nội dung và hình thức thể hiện luôn phải gắn kết với nhau thành một khối thống nhất, điều này thể hiện rõ hơn trong các tác phẩm TTĐH. Để đánh giá một tác phẩm báo chí tốt, giá trị thông tin là tiêu chí đánh giá đầu tiên. Nhưng để đánh giá tác phẩm TTĐH, yếu tố nghệ thuật là một yếu tố quan trọng.

Trong chương 2, luận văn đã cho thấy rằng, với một số chuyên mục, các phóng viên, biên tập viên và nhân viên thiết kế đồ họa thường có thói quen sử dụng lặp đi lặp lại một phương pháp ví dụ như biểu đồ đối với Kinh tế, bản đồ với Thời sự, Xã hội,… Thay vì đó, nếu sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau sẽ tạo nên yếu tố thẩm mỹ tốt hơn.

Qua điều tra xã hội học đối với độc giả của các trang báo điện tử trong diện khảo sát, khi được đề cập đến việc góp ý cho các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng TTĐH, 98% trong số họ đã đề cập đến yếu tố thẩm mỹ đó là thiết kế đồ họa bắt mắt hơn. Điều này cho thấy, độc giả khi quan tâm đến TTĐH, họ rất quan tâm đến yếu tố nghệ thuật trong các tác phẩm này.

3.1.4Quan tâm đến nhu cầu độc giả về Thông tin đồ họa

Để nâng cao chất lượng TTĐH đến với độc giả thì trước hết, người làm báo và các cơ quan báo chí cần nắm bắt được thói quen, nhu cầu của độc giả về TTĐH. Để đáp ứng tốt hơn, các tòa soạn báo chí cần quan tâm tới việc thực hiện các điều tra xã hội học về nhu cầu, mong muốn, sở thích hay góp ý của độc giả về TTĐH. Qua công tác này, cơ quan báo chí có thể nắm bắt được nhu cầu của độc giả là gì, từ đó có thể thay đổi sao cho phù hợp và đáp ứng đúng, đủ và chất lượng. Trong khi đó, nhu cầu của con người nói chung và của độc giả nói riêng

thay đổi liên tục. Vì vậy, với một cơ quan báo chí, để đi đến “thành công” thì thực hiện thường xuyên các bản đánh giá, khảo sát công chúng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)