Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên các báo điện tử được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay (Trang 66 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên các báo điện tử được

đƣợc khảo sát

2.3.1Thành công

Đồ họa được sử dụng linh hoạt, phong phú, bắt mắt và phù hợp với nội dung thông tin

Qua kết quả khảo sát trên 2 trang BĐT VnExpress và Vietnamplus, có thể nhận thấy số lượng TTĐH được sử dụng là khá lớn (VnExpress là 1.409 bài, Vietnamplus là 527 bài). Trong đó, đồ họa được sử dụng phong phú, đa dạng về hình thức như biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, đồ thị hay hình ảnh minh họa,….

Đồng thời, qua khảo sát độc giả của các BĐT được khảo sát, đối với VnExpress.net, 60% độc giả (tương ứng 300 người) đánh giá số lượng TTĐH trên trang BĐT này là nhiều, 23% đánh giá bình thường (tương đương 115 độc giả) và 17% đánh giá ít (tương đương 85 độc giả). Đối với Vietnamplus, các con số này lần lượt là 62% đánh giá nhiều (tương đương 310 phiếu), 18% đánh giá bình thường (tương đương 90 phiếu) và 20% đánh giá ít (tương đương 100 phiếu).

Theo kết quả từ biểu đồ 2.6 và 2.7, có thể thấy rằng, trong cùng một chuyên mục cũng có sự đa dạng, phong phú và linh hoạt giữa các phương pháp sử dụng TTĐH.

Trong chuyên mục Thế giới trên VnExpress, các tác phẩm TTĐH cũng được sử dụng phong phú về mặt hình thức, trong đó 29% tổng số tác phẩm sử dụng Bản đồ, 24% là Biểu đồ, 23% là Sơ đồ, 13% là Đồ thị, 9% là Bảng biểu, hộp dữ liệu và 3% là Hình ảnh minh họa. Với bản đồ hay sơ đồ, độc giả dễ dàng hình dung ra được vị trí, tiến trình diễn ra sự kiện, sự việc. Nhờ có bản đồ, sơ đồ, độc giả có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, trực quan. Cách thức này hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng văn bản để miêu tra. Bản đồ, Sơ đồ đều được thiết kế đẹp mắt, các yếu tố về thời gian, địa điểm đều được hiển thị rõ ràng, đầy đủ và dễ theo dõi.

Hay trong chuyên mục Đời sống trên Vietnamplus, các tác phẩm TTĐH cũng được sử dụng một cách linh hoạt và đa dạng. Cụ thể, trong số 102 tác phẩm TTĐH, 35% (tương đương 36 tác phẩm) sử dụng Bản đồ, 32% (tương đương 33 tác phẩm) sử dụng Hình ảnh minh họa, 17% (tương đương 17 tác phẩm) sử dụng Biểu đồ, 7% (tương đương 7 tác phẩm) sử dụng Bảng biểu, hộp dữ liệu, 6% (tương đương 6 tác phẩm) sử dụng Sơ đồ và 3% (tương đương 3 tác phẩm) sử dụng Đồ thị.

TTĐH được thiết kế sáng tạo, mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với đặc điểm của đối tượng tiếp nhận

Bên cạnh việc sử dụng da dạng, phong phú các dạng TTĐH như bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,…, đồ họa trong các tác phẩm báo chí còn được thiết kế một cách sáng tạo, mang đậm tính chất thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của đối tượng độc giả tiếp nhận.

Bài viết “Nhìn lại những cột mốc ra sản phẩm mới của Apple” trên Vietnamplus.vn ngày 11/9/2015

Tác phẩm TTĐH có dạng đồ thị theo thời gian, gắn liền với giá trị cổ phiếu của Apple trong khoảng thời gian 2007-2015. Đồ thị bao gồm các yếu tố: tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm thời gian ra mắt, giá trị cổ phiếu của Apple. Đồ họa mang tính chất thẩm mỹ cao khi kết hợp nhiều yếu tố. Điều này giúp cho độc giả có thể tiếp nhận thông tin một cách chính xác, đầy đủ. Qua đó, dễ dàng nhận thấy được sự kiện, sản phẩm nào ra mắt làm giá trị cổ phiếu của Apple tăng/giảm. Đồng thời, thấy được tổng quan các sản phẩm iphone/ipod/ipad hay macbook đã ra mắt thị trường. Đồ họa này hướng đến người tiếp nhận là giới trẻ, những người đam mê công nghệ nên đã thể hiện dưới dạng thiết kế đẹp mắt, trẻ trung, phù hợp với lĩnh vực công nghệ.

Chuyên mục Thể thao là chuyên mục có khả năng sử dụng được nhiều TTĐH. Các tác phẩm TTĐH có thể phát huy nhiều ưu điểm, đem đến cho người đọc cách tiếp nhận thông tin sinh động, trực quan mà thông tin dạng văn bản khó đáp ứng được. Đồ họa được sử dụng trong mảng thể thao của 2 trang BĐT VnExpress và Vietnamplus chủ yếu là bảng biểu, hộp dữ liệu. Dạng thức thể hiện này giúp truyền tải thông tin về bảng đấu, xếp hạng vòng đấu, sơ đồ trận đấu hay vị trí cầu thủ trên sân cỏ, thống kê về cầu thủ,… Qua tác phẩm đồ họa, độc giả có thể hình dung ra được tổng quan của một giải đấu sau các vòng đấu hay thống kê trước trận đấu về lịch sử gặp nhau, cầu thủ, bàn thắng,….

Bài viết “Những trận cầu đinh của Premier League vòng 8” trên Vietnamplus.vn ngày 3/10/2015.

TTĐH có khả năng đứng độc lập như một tin, bài hoàn chỉnh, cung cấp thông tin cho độc giả đầy đủ và trọn vẹn

Đa phần, các đồ họa trong các tác phẩm báo chí BĐT thường được sử dụng theo dạng TTĐH minh họa. Tức là, nó được sử dụng với tư cách là một yếu tố nằm trong tổng thể của một bài viết, với nhiệm vụ bổ sung, làm phong phú, đa

dạng thông tin cho tác phẩm. Tuy nhiên, TTĐH độc lập lại được thiết kế chi tiết, cụ thể, kèm với phần chú thích, giải thích rõ ràng mạch lạc thì tác phẩm đồ họa đó hoàn toàn có thể đứng độc lập như một tin, bài hoàn chỉnh mà không cần sự trợ giúp của văn bản.

Các tác phẩm TTĐH trên Vietnamplus đa phần là dạng TTĐH độc lập này. Ví dụ, trong bài viết “Những nội dung quan trọng của hiệp định TPP” trên Vietnamplus.vn ngày 19/10/2015.

Đây là một tác phẩm TTĐH hoàn chỉnh với đầy đủ nội dung thông tin, đảm bảo truyền tải đầy đủ nội dug thông tin mà không cần sự hỗ trợ của các văn bản trong bài viết. Thông qua đồ họa trên, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy được các nội dung chính của hiệp định TPP, các lĩnh vực được đề cập trong Hiệp định thương mại tư do xuyên Thái Bình Dương.

Một ví dụ khác trong bài viết “Nỗ lực ngăn chặn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS” trên Vietnamplus.vn ngày 26/11/2015

Sự kết hợp các yếu tố như biểu đồ, bản đồ,… và các phần chú thích, chú giải giúp cho tác phẩm TTĐH này truyền tải toàn bộ nội dung thông tin đến độc giả Vietnamplus mà không cần thêm văn bản. Qua tác phẩm đồ họa này, độc giả có thể tiếp nhận được thông tin về số lượng người mang HIV được chữa bằng thuốc ARV từ 2005 đến 2020, Mục tiêu của tổ chức Y tế Thế giới WHO về công cuộc ngăn chặn căn bệnh thế kỷ, hay số lượng người mang HIV trong năm 2014 giữa các khu vực trên Thế giới.

2.3.2Hạn chế

TTĐH chủ yếu khai thác lại từ các trang web, báo chí nước ngoài, chưa tạo được dấu ấn riêng cho trang BĐT

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội và hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin đến độc giả, TTĐH đồ họa vẫn còn khá nhiều hạn chế. Đặc biệt, qua khảo sát trên 2 trang BĐT VnExpress và Vietnamplus, các tác phẩm đồ họa do chính đội ngũ phóng viên, biên tập viên và nhân viên thiết kế thực hiện chiếm số lượng tương đối ít và chủ yếu là các tác phẩm đơn giản. Các tác phẩm đồ họa cầu kỳ, tính thẩm mỹ cao thường được khai thác từ web, báo chí hay cơ quan thông tấn nước ngoài như AFP, BBC, Telegraph, ….

Việc khai thác đồ họa từ nguồn nước ngoài có ưu điểm là những thiết kế có tính thẩm mỹ cao, sắc nét, song không tạo ra được bản sắc riêng cho cơ quan báo chí hay trang BĐT.

TTĐH minh họa có giá trị thông tin thấp do sử dụng màu sắc, bố cục không phù hợp, thiết kế rối mắt

Bên cạnh những tác phẩm đồ họa được thiết kế đẹp mắt, chất lượng tốt có khả năng giúp độc giả nắm bắt thông tin cốt lõi một cách nhanh chóng, chính

xác, chi tiết thì vẫn còn các tác phẩm đồ họa mang tính chất minh họa tương đương với một tấm ảnh. Những tác phẩm này chỉ giúp độc giả có “điểm nghỉ mắt”, không có giá trị thông tin do sử dụng màu sắc, bố cục không hợp lý và thiết kế rối mắt.

Luận văn cũng thực hiện khảo sát trưng cầu ý kiến của 500 độc giả về khó khăn khi tiếp nhận thông tin đồ họa, trong đó kết quả như sau:

Biểu đồ 2.8: Khó khăn khi tiếp nhận thông tin đồ họa của độc giả

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy được phần lớn độc giả cho rằng các thông tin đồ họa được trình bày rắc rối, bố cục không hợp lý, màu sắc sử dụng không có độ tương phản cao (34% - tương đương 170/500 độc giả), 25% (tương đương 125 độc giả) cho rằng họ không thể nhìn ra thông tin cốt lõi của tác phẩm đồ họa.

Ví dụ trong bài viết “Bản đồ về người dùng Internet” trên VnExpress.net ngày 24/12/2015

Tác phẩm sử dụng các mày sắc như cam đậm, cam, cam nhạt và trắng để minh họa cho các khu vực tương ứng với số người dùng Internet chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp. Tuy nhiên, các màu sắc này không thực sự nổi bật và tạo được điểm nhấn cho độc giả. Vì vậy, độc giả khó ấn tượng với nội dung cốt lõi của tác phẩm đồ họa và khó ghi nhớ nội dung thông tin

Một ví dụ khác, trong bài viết “Thực trang ao, hồ khu vực nội thành Hà Nội” trên Vietnamplus.vn ngày 5/11/2015

Ấn tượng đầu tiên với độc giả là việc sử dụng màu sắc khá rối mắt và không có độ tương phản cao. Nội dung cốt lõi của tác phẩm đồ họa này là đánh giá chất lượng nước tại các ao, hồ trên địa bàn Hà Nội về mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, sử dụng tông màu xanh và không có sự khác biệt về màu sắc giữa các năm của các vùng khiến cho thông tin cốt lõi trở nên mờ nhạt nếu không có nội dung văn bản đi kèm.

2.3.3Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Báo chí Việt Nam nói chung và BĐT nói riêng cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang phải đối diện với vấn đề vi phạm bản quyền, “ăn cắp” bản quyền. Những hiện tượng này diễn ra một cách phổ biến. Đây cũng chính là lý do khiến cho các cơ quan báo chí không muốn đầu tư quá nhiều sức sáng tạo, chi phí và thời gian để thực hiện TTĐH. Vấn đề này có thể nhìn thấy rất rõ khi một cơ quan báo chí chính thống đầu tư rất nhiều công sức để “cống hiến” cho độc giả một tác phẩm TTĐH. Một trang web “vô danh” chỉ cần những thao tác văn bản cơ bản như sao chép (copy), dán (paste), tải xuống (download) và tải lên (upload) là đã có một tác phẩm TTĐH mà không cần đầu tư. Trong khi đó, chỉ cần đầu tư công sức để thực hiện tối ưu hóa hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như SEO hay bỏ chi phí để chạy quảng cáo (Google Adwords) là có thể có nhiều độc giả hơn những trang BĐT hay trang thông tin điện tử chính thống.

Ở Việt Nam hiện nay cũng còn khá ít cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về kỹ thuật viên, nhân viên thiết kế đồ họa để cung cấp nguồn nhân lựa cho cơ quan báo chí. Ngoài những đơn vị như FPT Polytechnic, FPT Arena Multimedia, Aptech Arena,… hay các trường đại học như đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội thì còn rất ít các đơn vị có thể đào tạo “nguồn chất xám” này. Tuy nhiên, với

những cơ sở này, học viên hay sinh viên cũng chỉ tập trung nhiều đồ họa cho ngành quảng cáo, marketing, đồ họa ứng dụng, …. mà không có cơ sở nào đào tạo nhân lựa cho báo chí. Phóng viên, nhà báo muốn có kỹ năng thiết kế đồ họa đều phải tự học qua nguồn sách nước ngoài, thực hành kỹ năng dần thông qua công việc hàng ngày. Bởi vậy, nếu nhắc đến TTĐH thì hầu như các trang BĐT chỉ dừng lại ở các đồ họa với phương thức thể hiện đơn giản nhất như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ. Hơn nữa, các tác phẩm TTĐH thường đi theo một “lối mòn” mà rất ít tính sáng tạo, phá cách.

Các ứng dụng phổ biến nhất cho việc thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop hay Adobe Illustrator đều khá đắt tiền và trang thiết bị để có thể xử lý đồ họa cũng tốn kém. Mặc dù, trên internet không quá khó để tìm được những phiên bản bẻ khóa (crack) của những phần mềm (software) này nhưng để có thể sử dụng toàn bộ tính năng thì người dùng vẫn phải trả phí. Hơn nữa, cấu hình trang thiết bị máy vi tính đáp ứng được các phần mềm này cũng tiêu tốn chi phí lớn.

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan như trên, việc TTĐH không được khai thác hiệu quả nhất cũng có một phần nguyên nhân đến từ chính các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên, nhân viên thiết kế đồ họa, cụ thể như sau:

Hiện nay, các trang BĐT trong nước và các trang thông tin điện tử chưa có một đội ngũ sáng tạo thực sự chuyên nghiệp dành cho việc thiết kế TTĐH. Cho đến nay, rất ít cơ quan báo chí đã xây dựng riêng một bộ phận làm nhiệm vụ sáng tạo này. Hầu hết các cơ quan báo chí đều chưa có phòng/ban riêng phụ trách vấn đề này. Một phóng viên thường phải kiêm nhiệm thêm công việc của

khi lượng đồ họa cần sử dụng khá lớn, dẫn đến đồ họa không được đầu tư tỉ mỉ, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phải thay thế bằng các hình ảnh minh họa hoặc chỉ dừng ở các phương thức đơn gian nhất. Các bài viết trên BĐT nếu cần sử dụng TTĐH phức tạp thường sẽ được phóng viên, biên tập viên khai thác từ nguồn nước ngoài.

Với một số ít các cơ quan báo chí có đầu tư bộ phận thiết kế TTĐH thì hầu như đều là các họa sĩ thiết kế xuất phát từ ngành đào tạo mỹ thuật, chưa được đào tạo sâu về nghiệp vụ báo chí. Trong khi đó, những “ngòi bút sắc sảo” nhất thì lại khá khó khăn trong việc tiếp cận lĩnh vực thiết kế. Cùng với sự đa dạng của các phần mềm phục vụ đồ họa thì cũng có rất nhiều ứng dụng, website hỗ trợ xây dựng TTĐH trực tuyến. Tuy nhiên, những công cụ này vẫn chưa thực sự phổ cập và tiếp cận tốt đến những phóng viên, nhà báo biên tập viên tại các cơ sở báo chí. Vì thế, đội ngũ thực hiện thiết kế TTĐH chưa hoàn thiện cũng là nguyên nhân gây ra nhiều khiếm khuyết cho các tác phẩm đồ họa trên báo chí hiện nay.

Với những người làm quản lý, lãnh đạo các cơ quan báo chí, họ vẫn chưa có cái nhìn chính xác nhất về tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của TTĐH trên BĐT. Nhiều cơ quan báo chí còn coi nhẹ đồ họa, xem đồ họa như một công cụ minh họa, làm điểm “thẩm mỹ” cho bài viết không quá nhàm chán, khô khan. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho TTĐH trên BĐT nói riêng và báo chí nói chung còn nhiều hạn chế.

Như vậy, có thể thấy rằng, còn rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho chất lượng TTĐH trên BĐT nói riêng và báo chí nói chung còn nhiều hạn chế. Để cải thiện được thực trạng này, cần có những biện pháp khắc phục và hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong phạm vi khảo sát của chương 2 luận văn, tác giả đã thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng TTĐH trên các trang BĐT Vnexpress, Vietnamplus trong khoảng thời gian từ 12/2014 đến 12/2015. Các khảo sát xoay quanh số lượng, tần suất sử dụng TTĐH trong các tin, bài của từng chuyên mục cụ thể đối với mỗi website trong diện khảo sát. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra kết quả chi tiết về số lượng, tỷ trọng sử dụng từng phương pháp thể hiện TTĐH bao gồm: bảng biểu, hộp dữ liệu, Bản đồ; Sơ đồ; Biểu đồ; Đồ thị và Hình ảnh minh họa đối với từng chuyên mục, từng trang BĐT

Qua quá trình khảo sát và đánh giá việc sử dụng TTĐH trên BĐT, luận văn đã chỉ ra một số điểm sau:

TTĐH chiếm một vị trí quan trọng trong các tác phẩm báo chí, đặc biệt là BĐT Việt Nam hiện nay. Độc giả có thể có được cái nhìn trực quan, sinh động và chính xác về những vấn đề, sự kiện đã và đang diễn ra. Hay như việc tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)