Vềthể loại dân ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh dân ca của người nùng ở lạng sơn (việt nam) và người choang ở quảng tây (trung quốc) (Trang 76)

6. Kết cấu luận văn

4.1 Vềthể loại dân ca

Trong cuốn sách Sli, lượn dân ca trữ tình Tày-Nùng, nhà nghiên cứu Vi Hồng cho thấy: “Người Nùng dùng từ Sli để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ

của mình”. Hát Sli là hình thức hát phổ biến nhất của người Nùng. Nội dung

của Sli rất phong phú, từ những hiện tượng tự nhiên cho đến các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết, văn hóa, xã hội,… đều là đề tài của các bài hát Sli, trong đó, tình yêu nam nữ là đề tài số 1.Ngoài Sli, các thể loại dân ca người Nùng ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn còn có Cỏ Lảu, khúc hát Tang lễ, hát Then, đồng dao và hát ru.

Các thể loại dân ca người Choang thì chủ yếu chia thành: sơn ca, khúc hát Kể chuyện, khúc hát Tục lễ, đồng dao, hát Ru.Cũng như Sli Nùng, sơn calà một thể loại dân ca phổ nhất của ngườiChoang.Qua điền dã tại huyện Long Châu Quảng Tây cho thấy, phát âm của sơn ca làn điệu Long Châu và làn điệu Bài Tông bằng tiếng Choang giống như “sli”, phát âm của sơn ca làn điệu Kim Long thì giống như “lượn”. Người Choang hay dùng từ sơn ca chỉ toàn bộ dân ca. Nội dung chủ yếu của sơn ca cũng là tình yêu nam nữ. Tuy nhiên, những chủ đề về lịch sử, truyền thuyết dân gian nhưTam quốc diễn

nghĩa, Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài,… trong dân ca người Nùng là thuộc

về thể loại Sli, nhưng trong dân ca người Choang thì đượcphân loại riêng vào thể loại dân ca khác là khúc hát Kể chuyện. Chủ đề về đám ma, đám cưới, hát Then, cầu mùa,… lạithuộc chung về khúc hát Tục lễ.

Từ sự khác biệt về việc phân loại thể loại dân ca của hai tộc người này cho thấy, khúc hát Tang lễ, Cỏ Lảu và hát Then của người Nùng được phân loại riêng thành 3 thể loại khác nhau, nhưng 3 thể loại này trong dân ca người Choang thì được coi vào chung một thể loại là khúc hát Tục lễ. Đáng lưu ý là khúc hát về đám cưới của người Choang ở huyện Long Châu được gọi là “hát Quan lang (官郎调)”, khúc hát này chủ yếu được lưu truyền trong cộng đồng người Choang Bu Dai (布傣人) tại thị trấn Kim Long huyện Long Châu, làn điệu và nội dung hát đều giống nhau với Quan lang của người Tày ở huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng, làn điệu thì khác với Cỏ Lảu của người Nùng ở tỉnh

Lạng Sơn, nhưng thủ tục lấy vợ gả chồng và nội dung hát thì cũng đại thể giống với người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn như: đi dạm ngõ bên nhà gái, xem mệnh và so tuổi (xem số mệnh có hợp nhau hay không), bà mối làm việc với nhà gái,...Qua điền dã tại huyện Long Châu và vùng biên giới Việt Trung - thị trấn Hữu Nghị của thành phố Bằng Tường Quảng Tây và huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn cho thấy nội dung về khúc hát Tang lễ và các qui trình trong đám ma như ca hát công lao của người mất, nỗi lòng của thân nhân với người mất, lấy nước, rửa mặt,…của hai tộc người này cũng giống nhau. Còn hát Then cổ của hai tộc người này đều là một làn điệu hát thần thiên,Then tức là trời, bà Then thông qua đàn hát để cầu xin một điều gì đó với các đấng thần linh trên trời.

Nội dung hát của các thể loại dân ca ởhai tộc người này nhìn chung giống nhau, kết cấu của các bài ca hát tương tự (đa phần là 7 chữ mỗi câu), ý nghĩa biểu đạt cũng giống nhau như bài hát ru của hai tộc người này đều mang ý nghĩa giáo dục,… chỉ có sự phân chia thể loại có sự khác biệt. Đáng lưu ý là làn điệu hát của người Choang Bu Nong gần giống nhau với người Nùng Cháo ở huyện Cao Lộc, làn điệu hát của người Choang Bu Dai thì giống với người Tày ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

4.2 Về hình thức diễn xƣớng

Về hình thức diễn xướng dân ca của 2 tộc người này nhìn chung không có sự khác biệt. Hình thức diễn xướng đều có hát đơn, hát đối đáp, hợp xướng,… trong đó, hình thức diễn xướng chủ yếu đều là 2 đôi trai gái hát đối đáp với nhau.Khi hát đối đáp của hai tộc người này, người hát có thể đứng hát, ngồi hát hoặc dựa kề vào cây cối mà hát. Người hát đối đáp thông thường nữ trác diện hoặc quay lưng lại với nguời nam, cách nhau 1-3 mét, ít có người hát mặt đối mặt hoặc khoảng cách gần mà hát. Dân ca của 2 tộc người này đều đa phần không có vũ đạo kèm theo.

4.3Về trƣờng hợp diễn xƣớng

Qua điền dã cho thấy trường hợp diễn xướng dân ca của 2 tộc người này hiện nay có một những khác biệt khá rõ. Các trường hợp diễn xướng của dân ca người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn chủ yếuở chợ phiên, chợ hội dân ca, các lễ hội ngày tết truyền thống, các nghi lễ tín ngưỡng dân gian và các hoạt động văn nghệ. Trong đó, các lễ hội ngày tết truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Xuân, ngày Quốc Khánh, lễ hội Lồng Tồng,… là trường hợp diễn xướng chính ngày nay. Các trường hợp diễn xướng của người Choang ở khu tự trị Quảng Tây thì có chợ phiên, chợ hội dân ca, các trường hợp nghi lễ, các cuộc thi dân ca và các liên hoan văn nghệ, các hoạt động tuyên truyền của chính quyền địa phương, nhóm hát sơn ca trên Wechat.Việc diễn xướng dân ca trong các chợ phiên và hội chợ dân ca của người Choang ở khu tự trị Quảng Tây sôi nổi và quy mô hơn người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, trong đó, ngày phiên chợ của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn là cứ 5 ngày/phiên, thì ở Quảng Tây là3 ngày/phiên.Đáng lưu ý, phiên chợ ở vùng biên giới Việt Trung thường hay có cả người Choang và người Nùng ở 2 bên giới đến giao lưu và hát đối đáp. Người diễn xướng dân ca trong chợ phiên của xã Vũ Đức huyện Long Châu thì có cả người Choang địa phươngvà người Nùng từ huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng sang dự; trong chợ phiên của thành phố Bằng Tường (diễn ra tại quảng trường văn hóa của trung tâm thành phố) thì cũng có cả người Choang và người Nùng của tỉnh Lạng Sơn;…

Sự khác biệt rõ rét là, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet trong việc thực hành, bảo tồn và kế thừa dân ca của người Choang ở Quảng Tây đã đem lại những thành tựu đáng kể. Họ tự phát tổ chức những nhóm hát sơn ca, nhóm đấu ca trên Wechat, tạo điều kiện thuận lợi cho người Choang hát bất cứ vào lúc nào, ở chỗ nào, cứ có điện thoại di động là có thể hát và thường có người trong nhóm ứng đáp luôn.Ngoài hát trong nhóm, nhóm trưởng còn hay tổ chức những sân bãi tạm thời vào cuối tuần để các

thành viên giao lưu. Đồng thời, những nhóm hát sơn ca này cũng là một sân chơi giao lưu và chia sẻ thông tin về các cuộc thi và các chương trình dân ca. Những năm gần đây, nhóm hát sơn ca trên Wechat ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn. Chính quyền địa phương cũng đã nhìn thấy vai trò của dân ca người Choang, vì thế các hoạt động tuyên truyền về chính sách, chủ trương của Nhà nước hoặc các hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương luôn được gắn với các cuộc biểu diễn dân ca.

4.4 Về xu hƣớng biến đổi

Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới đất nước (năm 1986) đến nay ở Việt Nam và từ những năm 1980 đến nay ở Trung Quốc, với sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, mở cửa, sự phát triển của kinh tế - xã hội và bối cảnh khuyến khích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, những xu hướng biến đổi chủ yếu của dân ca người Nùng và người Choang ở 2 quốc gia khác nhau vừa có sự tương đồng, vừa có những khác biệt. Cụ thể là:

Về xu hướng giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Những năm gần đây, dân ca được đưa vào trường học với việc hình thành và phát triển liên tục của các lớp đào tạo dân ca, lớp dạy hát Then đàn tính,…ở cả tỉnh Lạng Sơn Việt Nam và khu tự trị Quảng Tây Trung Quốc. Trong đó, số lượng của câu lạc bộ hát Then, đàn tính được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn đã có gần 100, nhưng ở Quảng Tây thì khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, chương trình biểu diễn dân ca được tổ chức tại Quảng Tây lại có quy mô và sôi nổi hơn tỉnh Lạng Sơn. Những hoạt động đáng kể ở Quảng Tây như Tết du lịch văn hóa – Ngày chợ hội dân ca Mùng 3 tháng 3 Vũ Minh (武鸣三月三歌 圩节) và Tết Nghệ thuật Dân ca Quốc tế Nam Ninh (南宁国际民歌艺术节) đã nổi tiếng khắp nơi và ngày càng có sức ảnh hưởng. Đồng thời, các cuộc thi dân ca quy mô lớn nhỏ được tổ chức thường xuyên từ thành thị đến vùng

nông thôn ở Quảng Tây.

Về xu hướng đa dạng hóa về phương thức truyền thụ và kế thừa

Với sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thiết bị điện tử như máy ghi âm, máy hát điện, máy thu thanh, máy truyền hình, máy tính,… đã được sử dụng phổ biến tại cả tỉnh Lạng Sơn và khu tự trị Quảng Tây, và như vậy, phương thức truyền thụ và kế thừa dân ca đã không chỉ giới hạn ở hình thức truyền khẩu như trước đây. Sự lưu truyền dân ca của hai tộc người này đã có thêm những hình thức mới như giao lưu qua điện thoại, đĩa CD dân ca,…Phương thức truyền thụ và kế thừa đã được đa dạng hóa và sẽ là một xu hướng tất yếu đối với dân ca của hai tộc người này. Trong đó, dân ca người Choang ở Quảng Tây đã cho thấy sự hiện đại hóa một cách mạnh mẽ hơn dân ca người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn với việc ứng dụng phổ biến Internettrong các hoạt động. Qua điền dã cho thấy nhóm hát sơn ca, nhóm đấu ca trên Wechat được tổ chức phổ biến ở huyện Long Châu, những nhóm có quy mô như Trung tâm truyền thụ và kế thừa sơn ca đã có hơn 300 thành viên. Không chỉ huyện Long Châu, nhóm hát sơn ca, nhóm đấu ca trên Wechat cũng được tổ chức phổ biến tại các nơi tập trung người Choang như khu Vũ Minh thành phố Nam Ninh, thị trấn Hữu Nghị thành phố Bằng Tường, huyện Ninh Minh,… Bên cạnh đó, các website về dân ca Choang được sáng tạo liên tục và đã trở thành một sân chơi giao lưu cho người Choang và các học giả nghiên cứu. Người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn cũng thông qua Internet chia sẻ dân ca trên Zalo, Facebook, Yotube,… nhưng chưa thực sự sôi nổi và phổ biến như dân ca người Choang ở Quảng Tây.

Xu hướng tiếp biến văn hóa ngoại lai

Tỉnh Lạng Sơn và khu tự trị Quảng Tây đều là khu vực biên giới với nhiều dân tộc cùng chung sống. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã dẫn đến sự giao lưu với văn hóa bên ngoài của các tộc người ngày càng gia tăng, trong đó, có các loại hình dân ca. Tiếp biến với văn hóa ngoại lai đã dẫn đến

những sự chuyển biến rõ ràng cho dân ca của hai tộc người này. Cụ thể là nội dung và hình thức diễn xướng của các thể loại dân ca đã có sự chuyển biến, hát Then đàn tính của hai tộc người này không chỉ giới hạn trong Then cổ được sử dụng trong các nghi thức dân gian mà đã phát triển theo hướng văn nghệ hiện đại, được đưa lên sân khấu trong các hoạt động nghệ thuật, nội dung hát có sự chuyển biến đa dạng gồm ca ngợi cảnh đẹp quê hương, cuộc sống hạnh phúc,… Tuy nhiên, dân ca người Choang chủ yếu chịu ảnh hưởng với văn hóa dân tộc Hán, những sơn ca Kể chuyện trường thiên như Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài (梁山伯于祝英台), Tam Quốc Diễn Nghĩa (三国演

义),… chính là sự thể hiện của dân ca người Choang kết hợp với tác phẩm dân tộc Hán. Tương tự, dân ca người Nùng cũng chịu nhiều ảnh hưởngbởicủa văn hóa dân tộc Kinh.

Xu hướng suy giảm bản sắc văn hóa dân tộc

Với sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của kinh tế xã hội, mức sống của người Nùng và người Choang ở vùng miền núi trong hai quốc gia khác nhau đã được cải thiện, sự giao lưu văn hóa với bên ngoài được thúc đẩy,… đồng thời, cũng dẫn đến những nguy cơ suy giảm bản sắc văn hóa truyền thống của hai tộc người này, trong đó, có dân ca. Những thể loại dân ca như đồng dao đã hầu như không tồn tại ở cả tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây.Các hội chợ dân ca truyền thống dù không được đều đặn như trước nhưng với sự nỗ lực của các nghệ nhân và quần chúng yêu thích, các hội chợ ở Quảng Tây vẫn có sự sôi nổi và có sức ảnh hưởng hơn so với ở Lạng Sơn. Hoạt động diễn xướng dân ca trong các chợ phiên của người Choang và người Nùng ngày nay dù không còn phổ biến như trước, nhưng so với người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn thì các hoạt động này của người Choang Quảng Tây được diễnrasôi nổi hơn. Những chợ phiên ở vùng biên giới Quảng Tây như chợ phiên ở Khoa Giáp xã Vũ Đức huyện Long Châu, chợ phiên ở quảng trường Văn hóa thành phố Bằng Tường,… vẫn có cả

người Nùng từ Việt Nam sang tham dự.

Những xu hướng trên đều chịu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, từ đó, dẫn đến những biến đổi theo cả hai chiều hướng, tích cực và không tích cực.Bên cạnh sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của các tộc người có dân số đông trong vùng và tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu và phong phú hơn nền văn hóa của mình thì hai tộc người này được nghiên cứu không thể tránh khỏi sự suy giảm bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân ca. Với việc ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, các nội dung và phương thức truyền thụ, kế thừa trong dân ca ngày một đa dạng hơn, cũng có nghĩa là các giá trị dân ca Choang được bảo tồn và phát huy tốt hơn so với người Nùng.

4.5 Về thực trạng bảo tồn và phát huy

Những năm gần đây, với sự khuyến khích bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi toàn cầu, người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn và người Choang ở khu tự trị Quảng Tây đã nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca của dân tộc mình và đã đạt được những thành quả đáng kể. Qua phỏng vấn thực địa tại huyện Cao Lộc và huyện Long Châu cho thấy, cả hai tộc người này đều nhận thấy rằng lớp trẻ hiện nay hiếm có người yêu thích hát dân ca và đang lo loại hình văn hóa này dần dần bị mai một. Những quần chúng yêu thích dân ca cùng với nhóm văn nghệ trong các thôn xã của hai nơi này từng tự phát tổ chức những lớp dạy dân ca cho lớp trẻ, nhưng với nhiều nguyên nhân, đa số lớp đào tạo trong thôn xã này không duy trì được. Những lớp đào tạo do các tổ chức và chính quyền địa phương tổ chức thì có sức ảnh hưởng hơn. Ở tỉnh Lạng Sơn, lớp dạy hát Sli tại xã Gia Cát huyện Cao Lộc theo Dự án hỗ trợ văn hóa Việt Nam vì sự phát triễn bền vững 2005

– 2009 do quỹ SIDA – Thụy Điển tài trợ, lớp dạy hát Sli và múa sư tử trong

các trường học tại xã Hải Yến, hát Then, đàn tính vào trường Tiểu học Chi Lăng thành phố Lạng Sơn,… vẫn được duy trì. Ở Quảng Tây, dân ca được chính thức

được đào tạo trongcác trường học phổ thông với chương trình “Sơn ca dân tộc Choang vào trường học”. Trên tinh thần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, hát Then đàn tính của hai tộc người này không chỉ giới hạn trong Then cổ về tâm linh tín ngưỡng mà còn được phát triển theo hướng văn nghệ. Những năm gần đây, hát Then được diễn xướng bằng các hình thức như Then lên sân khấu, Then vào lớp đào tạo, Then vào trường học,… và ngày càng được người dân yêu thích. Đối với hai tộc người này, hát Then đàn tính không chỉ thể hiện đời sống tâm linh phong phú, mà còn là sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian mang tính dân tộc độc đáo.

Tuy nhiên, các hoạt động và chương trình về dân ca được tổ chức những năm gần đây tại Quảng Tây có sức ảnh hưởng hơn ở Lạng Sơn. Thông qua sự hỗ trợ của chính sách Nhà nuớc Trung Quốc, chợ hội dân ca Mồng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh dân ca của người nùng ở lạng sơn (việt nam) và người choang ở quảng tây (trung quốc) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)