Một số bàn luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 68 - 73)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1. Một số bàn luận

a. Vai trò của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong giao tiếp thực tế

Nhƣ đã trình bày tại phần cơ sở lí luận chúng tôi một lần nữa khẳng định về sự tồn tại của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong hệ thống từ loại động từ nói chung và động từ tiếng Việt nói riêng (với những nét đặc thù rất đáng chú ý). Trong thực tế giao tiếp, vai trò của động từ cảm nghĩ – nói năng lại càng quan trọng bởi hầu nhƣ trong các cuộc giao tiếp thực tế, động từ cảm nghĩ – nói năng luôn có cơ hội xuất hiện. Để một cuộc giao tiếp xã hội trở nên đúng nghĩa và hoàn chỉnh cần có mặt tƣ duy và cơ chế lựa chọn ngôn ngữ. Nghĩ và thể hiện những điều mình suy nghĩ và tiếp nhận bằng lời nói là nhu cầu tất yếu và cơ bản của giao tiếp, nhất là khi thực tế giao tiếp của con ngƣời là muôn màu muôn vẻ và mỗi cá nhân lại có một cách nghĩ, cách diễn đạt khác nhau.

b. Sự cần thiết của việc giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Từ vai trò của động từ cảm nghĩ – nói năng trong thực tế giao tiếp nói chung và việc sử dụng tiếng Việt nói riêng, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong việc dạy và học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. Động từ cảm nghĩ – nói năng là một mảng quan trọng mà ngƣời dạy cần chú ý khi dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài bởi tiểu loại động từ này vừa thể hiện đƣợc cách nghĩ (phản ánh tƣ duy bản ngữ) vừa thể hiện đƣợc cách nói của ngƣời bản ngữ. Dạy động từ cảm nghĩ – nói năng cho ngƣời nƣớc ngoài với mục đích làm cho ngƣời nƣớc ngoài hiểu thêm đƣợc cách nghĩ và cách nói của ngƣời bản ngữ. Từ đó, họ có thể vận dụng vào quá trình học và giao tiếp với ngƣời Việt để đƣợc thuận lợi và hiệu quả hơn.

Mặt khác, tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng có số lƣợng lớn và có vị trí quan trọng trong hệ thống động từ tiếng Việt. Vì vậy, việc giới thiệu tiểu loại động từ này trong việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ là rất cần thiết. Nhƣ đã nói, tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng rất đa dạng và xuất hiện trong nhiều bối cảnh giao tiếp khác nhau. Cùng với danh sách động từ cảm nghĩ nói năng ngƣời học có thêm cơ hội để phát triển từ vựng và ngữ pháp cơ bản đến nâng cao trong tiếng Việt.

c. Những điểm nổi bật trong việc giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt

Nhìn chung, các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (nhƣ đã nghiên cứu) có nhiều cố gắng trong việc giới thiệu những động từ có tính cơ bản và chủ chốt của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng đến ngƣời học. Đó là những động từ thƣờng xuyên xuất hiện trong giao tiếp. Đồng thời, các động từ đó đã phản ánh đƣợc phần nào cách suy nghĩ và cách nói của ngƣời Việt trong giao tiếp thực tế.

Trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, các động từ cảm nghĩ nói năng cũng phần nào đƣợc phân loại và đƣa vào bài học có tính trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Các động từ cảm nghĩ – nói năng cơ bản, thƣờng dùng trong giao tiếp thực tế thì đƣợc giới thiệu ở tất cả các bậc, tất cả các trình độ. Các động từ cảm nghĩ – nói năng phức tạp hơn, mang đậm nét văn hóa của ngƣời Việt thì đƣợc giới thiệu ở trình độ cao hơn, khi ngƣời đọc đã có những kiến thức tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở mức độ nhất định.

Ví dụ, các động từ: trông, biết, thích, muốn, mong, cần, nghe, nói, nói chuyện, hỏi là những động từ đơn giản và đƣợc dùng nhiều trong thực tế giao tiếp của ngƣời Việt. Vì vậy, ngay từ bậc cơ sở các tài liệu giảng dạy đã đƣa các động từ cảm nghĩ – nói năng này vào và tần số xuất hiện của chúng rất cao. VD:

Quyển từ điển này trông mới. Anh ấy trông rất đẹp trai.

(trình độ cơ sở - Nguyễn Việt Hƣơng)

Trông em như người mẫu ấy. (trình độ nâng cao – Nguyễn Việt Hƣơng)

Cậu có thích bóng đá không? (trình độ A – Đoàn Thiện Thuật)

Nhưng tôi nghĩ là nếu tự đọc được thì thích hơn ( trình độ B – Đoàn Thiện Thuật)

Cậu quên mất là tớ rất thích các vấn đề khoa học vũ trụ à? (trình độ C- Đoàn Thiện Thuật).

Ngoài ra, các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cũng đã đƣa vào hội thoại một số ngữ cảnh giao tiếp điển hình trong thực tế giao tiếp (của ngƣời Việt và ở Việt Nam). Từ ngữ cảnh đó, động từ cảm nghĩ – nói năng có cơ hội bộc lộ đƣợc các nét nghĩa tinh tế của mình gắn với cách lựa chọn từ ngữ theo mục đích giao tiếp đa dạng. VD nhƣ:

VD1:Sáng nay, anh đi đâu đấy? Tôi thấy anh ở bến xe. (STT 23 – bài 3 – Tiếng Việt cơ sở - Nguyễn Việt Hƣơng).

VD2: Đi đâu người ta cũng hỏi tuổi mình, hỏi vợ, con, người yêu… Mình thấy khó chịu. (STT 55 – bài 8 – Tiếng Việt nâng cao quyển 1 – Nguyễn Việt Hƣơng).

Từ thấy ở ví dụ 1 biểu thị kết quả sau khi dùng thị giác (nhìn), còn từ thấy

ở ví dụ 2 biểu thị kết quả của cảm giác. Nhƣ vậy, tác giả đã đặt động từ cảm nghĩ – nói năng vào các ngữ cảnh khác nhau để biểu thị các nét nghĩa khác nhau của chúng.

d. Những hạn chế trong việc giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt

+ Việc giới thiệu động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài còn nặng tính hàn lâm

Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng đƣợc giới thiệu trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài còn mang nặng tính hàn lâm. Theo chúng tôi, điều này có thể lý giải nhƣ sau:

Thứ nhất, khi dạy một ngoại ngữ, để đảm bảo tính dễ hiểu, dễ nhớ, (có quy tắc) bắt buộc các tài liệu giảng dạy phải xây dựng những cấu trúc cú pháp, mô hình, công thức. Các bài khóa, bài hội thoại đƣợc đƣa vào giáo trình với mục đích cố gắng luyện tập các mô hình đó. Vì vậy, khi thực hiện các bài hội thoại không tránh khỏi sự cứng nhắc, thiếu sinh động.

Thứ hai, khi giải thích nghĩa của các động từ cảm nghĩ – nói năng, phần lớn ngƣời bản ngữ dựa vào nguồn tĩnh để giải thích mà chƣa thực sự đặt chúng vào những ngữ cảnh giao tiếp sinh động. Cũng vì vậy, các từ ngữ còn mang tính hàn lâm, khiên cƣỡng. Đặc biệt ở trình độ nâng cao ngƣời học sẽ gặp một số khó khăn khi phải lựa chọn trong danh sách những động từ có nét nghĩa tƣơng đối gần nhau. Sau đây là một ví dụ:

Chồng: Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay ti vi có gì hả em?

Vợ: Nhiều chương trình lắm anh ạ. Nào đài Truyền hình Việt Nam, nào đài Truyền hình Hà Nội. Anh muốn biết chương trình nào?

Chồng: Chương trình nào anh cũng chưa biết. HTV thì thế nào?

Vợ: Đài Hà Nội thì tối nào cũng chiếu phim. Tối nay, đài chiếu phim gì nhỉ? À, một bộ phim của điện ảnh Mỹ thì phải, em không nhớ tên.

Chồng: Còn chương trình của đài Truyền hình Việt Nam? Vợ: VTV1 thì sau phần thời sự có một phim tài liệu. Chồng: Chỉ thế thôi à?

Vợ: Còn nữa chứ. Sau đó có phim “ Vĩnh biệt mùa hè”, phim truyện Việt Nam, hình như vào lúc 9 giờ thì phải.

còn chương trình VTV3 thì thế nào?

Vợ: VTV3 có ca nhạc, thời trang, phim hoạt họa… À, lúc 9 giờ 30’ có chương trình Thể thao, tường thuật trực tiếp trận bóng đá giữa đội tuyển Anh và đội tuyển Scotland đấy!

Chồng: Trời ơi, hay quá! Thế thì nhất định anh phải xem. Vợ: Nhưng ở VTV1 có phim.

Chồng: Phim gì anh cũng không xem. Anh không thể bỏ một trận bóng đá nào.

Vợ: Nhưng em thì muốn xem phim, em cũng không muốn bỏ một bộ phim nào. Anh thì lúc nào cũng chỉ bóng đá.

Chồng: Ờ, tối nay có mấy anh bạn hẹn đến chơi… Em sang nhà chị Hương hàng xóm xem phim được không? Bên ấy, người nào cũng phim lắm! Vợ: Thế thì em sang nhà chị ấy vậy. Hôm nay, anh được ưu tiên nhé!

(STT 107 – bài 7 – Thực hành tiếng Việt trình độ B – Đoàn Thiện Thuật) Đây là cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng. Nhìn vào suốt cuộc hội thoại chúng ta thấy cuộc hội thoại này thiếu tính tự nhiên và thiếu tính lô gích so với các cuộc nói chuyện bình thƣờng trong cuộc sống. Thứ nhất là, ngƣời vợ nhƣ là một “cuốn Tạp chí truyền hình” giới thiệu về tất cả các chƣơng trình ở tất cả các kênh. Thứ hai, ngƣời chồng rất mê bóng đá và có hẹn với bạn bè đến xem bóng đá nhƣng lại không biết tối nay có bóng đá.

Chúng tôi nhận thấy mục đích trọng tâm của nhiều tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay vẫn còn đặt nặng việc giới thiệu ngữ pháp theo hình thức giải thích chứ chƣa hƣớng nhiều đến việc khai thác sự điển hình và phong phú của ngữ cảnh trong việc giúp ngƣời học nhận diện và ghi nhớ từ. Các bảng thống kê ở chƣơng hai là cơ sở cho nhận định này.

+ Tồn tại sự không thống nhất về số lượng và danh sách tiểu loại động từ cảm nghĩ nói năng giữa các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

xuất phát từ việc chưa có chuẩn trong qui trình lựa chọn để giới thiệu.

Nhƣ bảng trình bày kết quả khảo sát ở chƣơng hai, có độ chênh nhất định của danh sách tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng xuất hiện trong các hội thoại ở 2 bộ giáo trình (của Viện Việt Nam học do Đoàn Thiện Thuật làm chủ biên và của Nguyễn Việt Hƣơng). Sự không thống nhất này có thể dẫn đến tình trạng ngƣời học không đánh giá hết đƣợc tầm quan trọng của những động từ cảm nghĩ – nói năng khác nhau trong thực tế giao tiếp. Đồng thời, vốn từ và cách sử dụng ngôn ngữ của ngƣời học cũng trở nên bị giới hạn hơn.

Hơn nữa, sự không thống nhất về số lƣợng và danh sách tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng giữa các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cũng gây ra cho giáo viên nhiều lúng túng, đặc biệt trong vấn đề kiểm tra, đánh giá trình độ của ngƣời học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)