Từ góc độ giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 84 - 167)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2. Một số đề xuất

3.2.2. Từ góc độ giảng dạy

a. Chú trọng đến mục đích giao tiếp

Khi học ngoại ngữ, nắm vững các cấu trúc ngữ pháp là điều quan trọng. Bên cạnh đó, chú trọng đến mục đích giao tiếp với ngƣời bản ngữ cũng rất cần thiết trong việc dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Việt nói riêng. Chú trọng đến mục đích giao tiếp không chỉ là nâng cao khả năng phát âm mà còn là việc sử dụng câu, từ đúng ngữ cảnh giao tiếp, phù hợp với văn hóa giao tiếp của ngƣời bản ngữ.

Trong ngôn ngữ ẩn chứa rất nhiều nét văn hóa. Vì sao trong một trƣờng hợp có rất nhiều từ để dùng, nhƣng chỉ có một từ phù hợp nhất, hay nhất. Bởi từ ấy phù hợp với logic tâm lý, văn hóa của ngƣời bản ngữ. Đồng thời, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ đúng ngữ cảnh, ngƣời học hiểu sâu sắc hơn về văn hóa của ngƣời bản ngữ. Từ đó việc giao tiếp trở nên dễ dàng và thân thiện hơn. Ví dụ:

Nam: Hà, em đang vội hay sao mà đi nhanh thế?

Hà: A, anh Nam đấy à? Lâu lắm rồi mới gặp anh. Bây giờ, em phải đến Trung tâm giới thiệu việc làm ngay. Em nộp hồ sơ xin việc ở đấy mấy tháng nay rồi mà chẳng thấy tin tức gì. Khi định rút hồ sơ ra thì bỗng nhiên người ta gọi đến, nói là có công việc phù hợp với em.

Nam: Thế thì lên xe đi cùng với anh. Anh cũng đi đường ấy mà. Thế chỗ làm cũ chán hay sao mà em bỏ?

Hà: Chán thì không chán nhưng có điều là làm việc ấy không hợp với chuyên môn của em nên em chẳng thấy hứng thú gì cả. Mà ở đấy, lúc nào cũng phải đi công tác đến các địa phương, vất vả lắm.

Nam: Thế ai giới thiệu Trung tâm này với em?

niên lập ra để giới thiệu việc làm cho những người có nhu cầu. Tất nhiên, tìm được một công việc lý tưởng rất khó, hy vọng thì em cũng không dám hy vọng

nhiều nhưng biết đâu chọn được một công việc phù hợp với mình hơn. Nam: Thế ai nộp hồ sơ vào đó cũng được à?

Hà: Tất nhiên rồi. À, mấy giờ anh về? Cho em về cùng với.

Nam: Được rồi, khi nào xonng việc anh sẽ chờ em ở đây. May mắn nhé! ………..

Nam: Công việc thuận lợi hay sao mà trông em có vẻ vui thế.

Hà: Vâng, em vừa gặp ông giám đốc Trung tâm. Ông ấy giải thích tỉ mỉ cho em rồi. Em cũng hỏi thêm ông ấy vài điều về thủ tuc nữa. Tám giờ sáng mai đã phải có mặt ở công ty để thử việc rồi.

Nam: Sao nhanh thế?

Hà: Lúc nãy, ông giám đốc cũng nói với em rồi. Người mà từ trước đến nay vẫn phụ trách công việc này bỗng nhiên xin nghỉ việc nên người ta cần gấp. Nam: Thế liệu công việc mới có tốt hơn việc cũ không?

Hà: Em cũng chưa biết nữa. Theo em, làm ở đấy rất nhàn, chỉ có điều hơi đơn điệu.

Nam: Trời ơi, em hay phàn nàn thế, chỗ thì chê vất vả, chỗ thì chê đơn điệu. Em phải nhìn vào thực tế và khả năng của mình nữa chứ.

Trong ví dụ trên xuất hiện rất nhiều động từ cảm nghĩ – nói năng, chúng tôi chỉ tập trung phân tích từ “phàn nàn”. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, phàn nàn là động từ nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý để mong có sự đồng cảm, đồng tình. VD: Phàn nàn về cách ăn ở không khon khéo của nàng dâu, tính hay kêu ca, phàn nàn.Thiết nghĩ, từ phàn nàn đƣợc dùng ở ví dụ này rất phù hợp, phản ánh đƣợc tâm lý và cách nói chuyện của nhiều ngƣời Việt Nam. Nhiều ngƣời Việt Nam không hài lòng với công việc và cuộc sống của

mình, luôn phàn nàn, kêu ca cả những việc rất đời thƣờng.

b. Dùng những ví dụ có tính điển hình và phân biệt cao

Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt nói chung, động từ cảm nghĩ – nói năng nói riêng, giáo viên nên lựa chọn những ví dụ có tính chất điển hình và phân biệt cao nhằm giúp ngƣời học dễ dàng phân biệt và lựa chọn từ ngữ phù hợp với từng ngữ cảnh giao tiếp thực tế.

Nhƣ chúng ta đã biết, trong tiếng Việt có rất nhiều từ gần nghĩa, trong cùng một trƣờng nghĩa. Ngƣời nƣớc ngoài phải lựa chọn từ ngữ để phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp thực tế quả thật rất khó. Tuy cách lựa chọn của họ nhiều khi có thể chấp nhận đƣợc nhƣng không tự nhiên, không phản ánh hết đƣợc ý nghĩa và sắc thái tình cảm của phát ngôn. Vì vậy, khi dạy tiếng Việt, giáo viên lựa chọn những ví dụ điển hình và có tính chất phân biệt cao là rất cần thiết để giúp ngƣời học nói hay, nói giỏi. Chúng ta hãy tìm hiểu một ví dụ:

mẫu số 39, bải 11, Tiếng Việt cơ sở quyển 2 của Nguyễn Việt Hƣơng ( theo Phụ lục):

Người thường trực: Alô. Viện Phát triển Ngôn ngữ xin nghe.

Miwako: Alô. Tôi là Miwako, học sinh lớp cô Hương. Anh làm ơn cho tôi gặp cô Hương ạ.

Người thường trực:Cô Hương chưa đến. Chị có nhắn gì không?

Miwako: Có ạ. Anh làm ơn nhắn giúp với cô Hương là tôi xin phép nghỉ học hôm nay vì tôi bị cảm.

Người thường trực: Vâng. Tôi sẽ nhắn. Miwako: Cám ơn anh. Chào anh ạ. Người thường trực: Không có gì.

Ở ví dụ trên xuất hiện động từ nói năng nhắn. Nhắn có nghĩa là gửi lời qua một ngƣời khác, nhờ ngƣời khác nói lại với ai về cái gì. Cùng trƣờng nghĩa với nhắn là có các từ nhƣ: nói lại, bảo, nói, báo… Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này dùng từ nhắn

phù hợp nhất. Từ nhắn đảm bảo phép lịch sự trong giao tiếp thuộc ngữ cảnh này.

c. Tính đến phản ứng của người học

Trong quá trình dạy ngoại ngữ, giáo viên nên thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá phản ứng của ngƣời học. Việc đó giúp giáo viên đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của ngƣời học, đồng thời, nhìn nhận lại phƣơng pháp giảng dạy của mình. Từ đó, giúp ngƣời học phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và nâng cao phƣơng pháp giảng dạy.

Khi đánh giá phản ứng của ngƣời học, giáo viên nên đƣa ra nhiều hình thức. Thiết nghĩ, trong những hình thức đó, nên có hình thức đƣa ra các ngữ cảnh cụ thể, sau đó yêu cầu ngƣời học lựa chọn cách nói phù hợp nhất. Đây cũng là một phƣơng pháp thiết kế bài tập cho ngƣời học.

Với động từ cảm nghĩ - nói năng cũng vậy, giáo viên nên đƣa ra các tình huống cho ngƣời học lựa chọn cách nói phù hợp. Đồng thời, thống kê và phân loại động từ cảm nghĩ – nói năng nói năng theo hành động ngôn từ. Nhƣ vậy, giúp ngƣời học dễ dàng nhớ từ cũng nhƣ cách vận dụng các từ đó vào các ngữ cảnh cụ thể.

Bên cạnh đó, tiếng Việt có rất nhiều từ đa nghĩa. Vì vậy, khi thiết kế tài liệu giảng dạy cũng nhƣ trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đƣa ra các ví dụ cụ thể để ngƣời học dễ dàng phân biệt và sử dụng các từ ngữ đó. Ví dụ:

VD1: Kia kìa, anh nhìn xem. Biển to thế kia mà anh không thấy thật à?

(STT 108 – Bài 8 – Thực hành tiếng Việt trình độ B – Đoàn Thiện Thuật). Và VD2: Bà ơi, vào đây giúp cháu với. Cháu làm phở lần đầu tiên nên

thấy lúng túng quá. (STT 122 – Bài 5 – Thực hành tiếng Việt trình độ C – Đoàn Thiện Thuật).

Ở ví dụ 1, thấy là kết quả của việc sử dụng thị giác, động từ có ý nghĩa tƣơng đƣơng là nhìn thấy. Còn ở ví dụ 2, thấy là từ biểu thị của cảm giác, từ có ý nghĩa tƣơng đƣơng là cảm thấy. Ngƣời học có thể nhầm lẫn ý nghĩa của

từ này trong các ngữ cảnh. Vì vậy, khi thiết kế tài liệu giảng dạy việc phân biệt ý nghĩa của từ qua các ví dụ là điều rất quan trọng.

Nhƣ vậy, động từ cảm nghĩ – nói năng có vai trò quan trọng trong hệ thống từ loại động từ và thực tế giao tiếp tiếng Việt. Qua khảo sát, thống kê và phân tích, chúng tôi cho rằng khi thiết kế học liệu các tác giả nên đƣa nhiều động từ cảm nghĩ – nói năng vào các hội thoại. Thông qua hội thoại, tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng đƣợc biểu hiện hết các nét nghĩa. Không những thế, ở các phần bài khóa và bài tập cũng nên dành những dung lƣợng nhất định để luyện tập về động từ cảm nghĩ – nói năng.

Tiểu kết:

Dựa vào kết quả khảo sát và thống kê ở chƣơng hai, trong chƣơng này chúng tôi có những bàn luận và đề xuất. Chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong giao tiếp thực tế. Đồng thời cũng thấy đƣợc sự cần thiết của việc giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. Hơn nữa, kết quả khảo sát, thống kê và phân tích ở chƣơng hai đã cho thấy những điểm nổi bật trong việc giới thiệu tiểu loại động từ - cảm nghĩ nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt.

Từ những bàn luận về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng, chúng tôi đƣa ra các đề xuất ở góc độ thiết kế học liệu và góc độ giảng dạy. Ở góc độ thiết kế học liệu, chúng tôi cũng thử đề xuất danh sách giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng từ bậc cơ sở đến bậc nâng cao theo những phân tích có cơ sở. Bên cạnh đó, khi giới thiệu tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng nên chú ý nhiều đến tính chất bản ngữ của chúng. Đặc biệt, nên ƣu tiên giới thiệu mô hình kết hợp của một số động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng dùng. Từ góc độ giảng dạy, chúng tôi nghĩ nên chú trọng đến mục đích giao tiếp và đặt tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng vào những ví dụ có tính điển hình và phân biệt cao.

Ở chƣơng ba, chúng tôi mong muốn đóng góp một số ý kiến về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tại liệu giảng dạy hiện hành đồng thời cũng thử góp ý trong việc thiết kế học liệu tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.

KẾT LUẬN

1. Luận văn này, trong ba chƣơng, đã đề cập đến các khía cạnh liên quan đến một tiểu loại đặc thù trong từ loại động từ tiếng Việt: Động từ cảm nghĩ nói năng trên hai phƣơng diện lý luận và thực hành tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ (qua các hội thoại trong tài liệu dạy tiếng)

Chƣơng thứ nhất đã giới thiệu đƣợc bản chất ngữ pháp và cƣơng vị của động từ cảm nghĩ nói năng trong từ loại động từ, trong đó, làm rõ các khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc điểm trong cách dùng hƣớng tới việc giảng dạy tiểu loại này nhƣ một hạng mục ngữ pháp cho ngƣời học ngoại ngữ.

2. Để đạt đƣợc mục đích của luận văn, chƣơng hai, đã dành cho việc mô tả danh sách các động từ cảm nghĩ nói năng, phân loại chúng theo các tiêu chí ngữ pháp ngữ nghĩa và cập nhật việc giới thiệu và sử dụng tiểu loại động từ này trong các hội thoại của những tài liệu dạy tiếng đã lựa chọn để miêu tả. Bản phụ lục kèm theo cuối luận văn là một nội dung rất cụ thể minh chứng cho công việc của chƣơng hai. Những gì thu thập đƣợc trong chƣơng này có tác dụng tích cực cho việc thực hiện các bàn luận và kiến nghị trong chƣơng ba.

3. Chƣơng thứ ba có những bàn luận ngữ học dựa trên các mô tả, phân loại và đánh dấu ở chƣơng hai, theo đó, xác định đƣợc rằng Động từ cảm nghĩ – nói năng là tiểu loại động từ quan trọng và xuất hiện nhiều trong giao tiếp. Việc khảo sát động từ cảm nghĩ – nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã cho thấy hầu nhƣ sách nào cũng phải đề cập đến nó nhƣ một ƣu tiên ( ngay từ bậc học sơ cấp). Hầu nhƣ diễn ngôn hội thoại nào cũng có sự xuất hiện của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng với những tần số khác nhau.

4. Động từ cảm nghĩ – nói năng thể hiện cách nghĩ và cách nói của ngƣời bản ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay, các tài liệu dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại

ngữ còn chƣa thống nhất trong cách đánh giá, phân vai cƣơng vị cho từng nhóm nhỏ động từ trong khi phân bố chúng cho các bậc học và ngay trong từng chƣơng mục. Vì vậy, nghiên cứu, điều chỉnh về phƣơng pháp giảng dạy tiểu loại động từ này là cần thiết đối với việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. Việc tổng hợp, phân loại, phân tích ý nghĩa và ứng dụng động từ cảm nghĩ – nói năng trong các ngữ cảnh giúp ngƣời học dễ dàng nhớ và sử dụng chúng. Thiết nghĩ, đối với các tiểu loại khác, cũng nên có những nghiên cứu tƣơng tự nhƣ thế để giúp ngƣời học dễ dàng tiếp nhận tiếng Việt hơn.

5. Từ việc khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, luận văn cũng đã đề xuất danh sách giới thiệu động từ cảm nghĩ – nói năng theo những phân tích có cơ sở. Hy vọng rằng danh sách đề xuất đó sẽ cung cấp đƣợc nhiều hơn số lƣợng và chất lƣợng của động từ cảm nghĩ – nói năng cho ngƣời học mà các tài liệu giảng dạy hiện hữu chƣa có đƣợc.

Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đang phát triển mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nƣớc trên thế giới. Theo đó, các tài liệu giảng dạy cũng ngày càng đƣợc nâng cao và đa dạng hơn. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một cách nhìn về việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ, đặc biệt là ở góc độ giảng dạy các tiểu loại động từ mà tiểu loại cảm nghĩ – nói năng nhƣ một nghiên cứu trƣờng hợp.

Trong quá trình viết luận văn, do còn có những hạn chế về mặt năng lực và kinh nghiệm, nên có thể nội dung đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến và rút kinh nghiệm đóng góp để những khảo sát tiếp theo sau luận văn sẽ đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban(1992), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp Việt Nam – Phần câu, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

4. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản

ngữ, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Toán (2003), Đại cương Ngôn ngữ học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Toán (2003), Đại cương Ngôn ngữ học tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Đỗ Hữu Châu – Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

9. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2010), Tiếng Việt cơ sở, Nxb Phƣơng Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Dân (2001), Ngữ Dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đinh Văn Đức (1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong

tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr.31-39.

13. Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt – Từ loại nhìn từ bình diện chức năng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

học, Hà Nội.

15. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương – Những nội dung quan yếu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 84 - 167)