Từ góc độ thiết kế học liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 73 - 84)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2. Một số đề xuất

3.2.1. Từ góc độ thiết kế học liệu

a. Lựa chọn danh sách các động từ cảm nghĩ – nói năng để giới thiệu trong tài liệu giảng dạy

Việc lựa chọn danh sách động từ cảm nghĩ – nói năng để giới thiệu trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cần có những tiêu chí cụ thể. Ở đây chúng tôi có căn cứ vào mức độ trùng lặp cũng nhƣ tần số xuất hiện của động từ cảm nghĩ – nói năng nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dựa vào khung đánh giá khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đƣợc trích trong thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là, đối với bậc sơ cấp (cơ sở), ở bậc 1, ngƣời học có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc, thƣờng nhật, các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và ngƣời khác, có thể trả lời những thông tin về bản thân nhƣ nơi sinh sống, ngƣời thân/bạn bè… Có thể giao tiếp đơn giản nếu

ngƣời đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. Đối với bậc 2, ngƣời học có thể hiểu đƣợc các câu và cấu trúc đƣợc sử dụng thƣờng xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (nhƣ các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đƣờng, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trƣờng xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. Đến bậc trung cấp (nâng cao), ở bậc 3, ngƣời học có thể hiểu đƣợc ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trƣờng học, giải trí… Có thể xử lí hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả đƣợc những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. Đến bậc 4, ngƣời học có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tƣợng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với ngƣời bản ngữ. Có thể viết đƣợc các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm của các phƣơng án lựa chọn khác nhau. Ở bậc 5, ngƣời học có thể hiểu và nhận biết đƣợc hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng.Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện đƣợc khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết. Ở bậc 6, ngƣời học có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi

chảy và chính xác, phân biệt đƣợc các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

Nếu chiếu theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thì có lẽ hai bộ giáo trình dừng lại ở bậc 4. Sau khi khảo sát động từ cảm nghĩ – nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài và tham khảo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, chúng tôi xin đề xuất danh sách các động từ cảm nghĩ – nói năng (có tính đến sự lặp lại trong sự phân biệt trình độ) để giới thiệu vào tài liệu giảng dạy nhƣ sau:

Bảng danh sách đề xuất động từ cảm nghĩ – nói năng

Stt Động từ cảm nghĩ – nói năng Xuất hiện ở trình độ

1 Biết Trình độ cơ sở 2 Cần 3 Cần phải 4 Cảm thấy 5 Đọc 6 Giải thích 7 Giảng 8 Giới thiệu 9 Ghét 10 Gọi 11 Kể 12 Lo 13 Hi vọng 14 Hỏi 15 Hồi hộp

16 Muốn 17 Mong 18 Mê 19 Nghe 20 Nghe nói 21 Nhìn 22 Nghĩ 23 Nhìn thấy 24 Nhớ 25 Nhờ 26 Nói 27 Nói chuyện 28 Quên 29 Sợ 30 Tin 31 Thấy 32 Thích 33 Trả lời 34 Trông 35 Ƣớc 36 Mơ ƣớc

37 Áy náy Trình độ trung cấp

38 Ăn năn 39 Ân hận 40 Băn khoăn 41 Bứt rứt

42 Bảo 43 Báo 44 Bịa 45 Cãi 46 Cảm phục 47 Chê 48 Cho biết 49 Chửi 50 Dặn 51 Dọa 52 Đồn 53 Giảng giải 54 Hét 55 Hối hận 56 Kêu 57 Khen 58 Khuyên 59 La 60 Mắng 61 Ngỡ 62 Ngờ 63 Nhắc 64 Nhắn 65 Nghe nói 66 Nịnh 67 Phàn nàn

68 Phấn khởi 69 Phê bình 70 Phỏng vấn 71 Quát 72 Quan sát 73 Tả 74 Tiếc 75 Thanh minh 76 Thuyết minh 77 Thuyết phục 78 Tuyên bố 79 Tƣởng 80 Tƣởng tƣợng 81 Rủ 82 Reo 83 Sai

b. Chú ý đến tính chất bản ngữ khi giới thiệu động từ cảm nghĩ – nói năng

Bên cạnh những nét chung, phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, mỗi ngôn ngữ còn có những đặc trƣng riêng tạo nên bản sắc bản ngữ. Tiếng Việt phong phú, đa dạng, mang nhiều nét đặc thù. Chính nét đặc thù đó làm nên cái hay, cái hấp dẫn cho tiếng Việt. Bởi vậy, khi thiết kế tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cần chú ý đến tính chất bản ngữ này. Ở đây chúng tôi xin đƣa ra một ví dụ cụ thể; đó là sự phân biệt giữa từ đơn và từ tổng hợp thể hiện ý nghĩa khái quát. Đây vừa là sự thú vị nhƣng đồng thời cũng là sự thách thức đối với cả ngƣời học lẫn ngƣời dạy tiếng

năng cũng thể hiện rõ đặc điểm này. Xin xem các ví dụ sau:

STT Từ đơn Từ tổng hợp

1 Lo Lo lắng

2 Sai Sai bảo

3 Sai Sai khiến

4 La La hét

5 Mong Mong muốn

6 Thấy Cảm thấy

7 Dặn Dặn dò

8 Nhắn Nhắn nhủ

9 Rủ Rủ rê

10 Hỏi Hỏi han

11 Nhắc Nhắc nhở

12 Khuyên Khuyên bảo/ khuyên nhủ

13 Tin Tin tƣởng

14 Ƣớc Mong ƣớc

15 Bảo Bảo ban

16 Tiếc Tiếc nuối

17 Chê Chê bai

18 Bịa Bịa đặt

19 Khoe Khoe khoang

20 Đồn Đồn đại

Sau đây, chúng tôi xin phân tích ví dụ cụ thể.

nhƣng về mặt sắc thái và sử dụng lại có sự phân biệt.

Ví dụ 1: Cô ấy bịa ra một câu chuyện để kể cho mọi người vui. Ví dụ 2: Cô ấy bịa đặt ra một câu chuyện.

Bịabịa đặt đều là những từ dùng để nói về cách xây dựng một câu chuyện không có thật. Nhƣng từ bịa có thể dùng cả trong trƣờng hợp có mục đích xấu và mục đích tốt. Còn từ bịa đặt thƣờng đƣợc dùng để chỉ mục đích xấu. Đấy là sự khác nhau trong cách dùng từ mà ngƣời ngƣời bản ngữ dễ dàng nhận biết và dung một cách tự nhiên. Tuy nhiên để giới thiệu và giúp cho ngƣời nƣớc ngoài hiểu đúng và sử dụng đúng không phải là dễ dàng. Việc đƣa những nội dung nhƣ vậy vào tài liệu giảng dạy cần có những cân nhắc cụ thể và khả dụng.

Giới thiệu động từ cảm nghĩ – nói năng theo trình tự, nguyên tắc nhất định

Thực tế, hai bộ giáo trình của Nguyễn Việt Hƣơng và Viện Việt Nam học bƣớc đầu đã giới thiệu động từ cảm nghĩ – nói năng theo trình tự từ dễ đến khó, từ có tính thƣờng dụng đến sử dụng hạn chế. Tuy nhiên, cách giới thiệu đó chƣa thực sự dựa trên một cơ sở lí luận rõ ràng mà còn mang tính tự phát chủ quan của các tác giả. Đây cũng là điều dễ lí giải khi thực tế giảng dạy của chúng ta còn thiếu những bộ công cụ hữu hiệu giúp cho việc định tính và định lƣợng khi xây dựng học liệu. Tuy nhiên theo nguyên tắc chung thì động từ cảm nghĩ – nói năng nên đƣợc lựa chọn theo trình tự từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ sử dụng phổ biến đến hạn chế, từ đơn giản đến phức tạp có tính đến yếu tố tập trung.

b. Mở rộng ngữ cảnh giao tiếp nhưng có tính đến yếu tố điển hình

Trên thực tế, ngữ cảnh giao tiếp rất phong phú và đa dạng. Với mỗi ngữ cảnh, các vai giao tiếp phải sử dụng linh hoạt các từ ngữ để cho phù hợp. Chính vì vậy, từ ngữ nói chung và động từ cảm nghĩ – nói năng nói riêng xuất hiện với những ý nghĩa và sắc thái khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Nhìn chung, trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, ngữ cảnh thiếu tính đa dạng. Vì vậy, chƣa tạo nhiều điều kiện cho động từ cảm nghĩ – nói năng bộc lộ rõ hết các nét nghĩa của nó nhƣ trong cuộc sống. Tất nhiên, biểu hiện hết các nét nghĩa nhƣ trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng bởi vì cuộc sống luôn thay đổi, mọi thứ đều vận động, bản thân ngôn ngữ cũng vận động, từ ngữ luôn có những nét nghĩa phái sinh cùng với thời gian.

Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tăng cƣờng mở rộng ngữ cảnh giao tiếp để các động từ cảm nghĩ – nói năng nói riêng và các từ ngữ khác đƣợc biểu hiện hết các nét nghĩa.

c. Ưu tiên giới thiệu mô hình kết hợp của một số động từ thường dùng.

Khi dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Việt nói riêng, ngƣời dạy cần phải mô hình hóa các cấu trúc từ vựng và ngữ pháp để ngƣời học dễ tiếp nhận và vận dụng. Tất nhiên, việc mô hình hóa này chỉ ở mức độ tƣơng đối, bởi vì hiện thực giao tiếp trong cuộc sống là muôn hình muôn vẻ. Không thể khái quát hóa, mô hình hóa tuyệt đối đƣợc tất cả các hiện tƣợng trong cuộc sống, Đối với động từ cảm nghĩ – nói năng cũng vậy, khi thiết kế học liệu, tác giả nên ƣu tiên giới thiệu mô hình kết hợp của một số động từ thƣờng dùng, đặc biệt là ở bậc cơ sở. Thiết kế bài giảng theo phƣơng pháp mô hình hóa giúp ngƣời học dễ nhớ từ vựng, ngữ pháp và dễ phát triển vốn từ. Sau đây, chúng tôi xin đƣa ra một số ví dụ cụ thể:

Động từ cảm nghĩ – nói năng + rằng /là /rằng là : Đi sau cấu trúc này thƣờng là một sự tình. Khi động từ cảm nghĩ – nói năng kết hợp với từ rằng là để diễn đạt một sự tình sau nó. Trong hai bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài kể trên cũng đã mô tả đƣợc cấu trúc ngữ pháp này. Chúng ta hãy tìm hiểu một số ví dụ dƣới đây:

Điển mẫu số106, bài 6, Thực hành tiếng Việt trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), (theo Phụ lục):

Park: Chị Kimie này, chị đã đọc hết bài báo mà cô Hương cho hôm qua chưa? Kimie: Chưa, tôi chưa đọc hết. Còn một đoạn nữa, tôi đang đọc. Khó ơi là khó! Park: Vâng, bài này khó thật đấy. Hôm qua có mấy từ khó, tôi tìm ở mấy quyển từ điển mà vẫn không tìm ra. Tôi cố tự đọc lấy mà không đọc được nên đành phải hỏi anh Thắng, bạn tôi.

Kimie: Thế à! Nhưng tôi nghĩ là nếu tự đọc được thì thích hơn.

Park: Vâng, nhưng anh Thắng nói rằng bài này khó hơn so với trình độ của chúng ta bây giờ. Đây này, anh ấy đã tóm tắt nội dung bài báo đây này, nhưng anh ấy viết đơn giản, dễ hiểu. Tôi hiểu ngay.

Kimie: Cho tôi xem nào… À, ừ nhỉ! Bây giờ thì tôi hiểu rồi. Những từ này rất quan trọng và nghĩa của chúng trong bài này không phải là nghĩa mà chúng ta đã biết. Thảo nào, tôi tra từ điển mà tìm không ra.

Park: Chị Kimie ơi, có phải chúng ta học hết bài cuối cùng sau đó kiểm tra, phải không chị?

Kimie: Phải đấy. Cô Hương dặn là chúng ta phải ôn tập từ bài 10 để làm bài kiểm tra. Anh đã ôn hết chưa?

Park: Chưa, tôi chưa ôn hết. Nhiều quá. Hôm nay, về nhà, tôi sẽ ôn tiếp. Ngày kia, chúng ta kiểm tra phải không?

Ở ví dụ trên, chúng ta thấy có các cấu trúc:

Nghĩ + là + nếu tự đọc được thì thích hơn (sự tình)

Nói + rằng + bài này khó hơn so với trình độ của chúng ta bây giờ (sự tình) Dặn + là + chúng ta phải ôn tập từ bài 10 để làm bài kiểm tra (sự tình)

Nhƣ vậy, đứng giữa động từ cảm nghĩ – nói năng và sự tình đƣợc biểu đạt thƣờng có liên từ rằng/ là. Đây là đặc điểm quan trọng khi dạy động từ cảm nghĩ – nói năng cho ngƣời học. Để biểu đạt một sự tình, ngƣời Việt thƣờng sử dụng liên từ rằng/ là sau động từ cảm nghĩ nói năng. Đặc điểm này giúp ngƣời học dễ dàng nhận dạng động từ cảm nghĩ – nói năng trong thực tế

giao tiếp.

Ngoài ra, khi khảo sát hai bộ giáo trình, chúng tôi cũng nhận thấy các tác giả đã chú ý đến giới thiệu kết hợp một số động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng dùng với giới từ nhằm giúp ngƣời học dễ nhớ và dễ phát triển vốn từ. Ví dụ:

Điển mẫu số 73 bài 8, Tiếng Việt nâng cao quyển 2, Nguyễn Việt Hƣơng (theo Phụ lục):

Lan: Mary, chiều mai có đi xem bóng đá với mình không? Mai có trận chung kết bóng đá nữ đấy.

Mary: Ồ! Thế à? Thế thì nhất định mình sẽ đi. Sao Lan không nói với mình trước?

Lan: Mình chả nói với cậu từ tuần trước là gì. Cậu còn nói sẽ rủ cả David đi nữa mà.

Mary: Ừ nhỉ. Thế mà mình quên mất. Chúng mình sẽ đi để cổ vũ cho đội Việt Nam nhé. Đội Việt Nam chơi đẹp lắm.

Lan: Ừ. Mình hy vọng đội Việt Nam sẽ thắng. Này, Mary, cậu có dám cược với mình không?

Mary: Cá cược à? Nhưng mình cũng tin là đội nữ Việt Nam sẽ vô địch mà. Lan: Thế thì chúng ta cược tỉ số nhé, có dám không?

Mary: Dám chứ. Mình đoán Việt Nam thắng 4 – 2. Lan: Theo mình, đội Việt Nam sẽ thắng 3 – 0. Mary: Thế chúng ta cược gì nhỉ?

Lan: Một chầu cà phê. Nếu thua cậu phải chiêu đãi mình một chầu cà phê. Mary: Đồng ý.

Ở ví dụ trên xuất hiện kết hợp động từ với giới từ: Nói + với (mình)

Nói + với (cậu)

ngƣời học dễ nhớ cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt khi học và giao tiếp thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ, nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 73 - 84)