Những chữ Hán có01 âm đọc của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 (Trang 41 - 44)

Chương 2 : MIÊU TẢ TÌNH HÌNH THỐNG KÊ TƯ LIỆU

2.1. Những chữ Hán có01 âm đọc của người Việt

Những chữ Hán có một cách đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 có 2335 chữ, chiếm số lượng nhiều nhất so với những chữ Hán có 02 âm đọc của người Việt và những chữ Hán có trên 02 âm đọc của người Việt. Tư liệu cụ thể của những chữ Hán có một cách đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter & Sagart (2014) được đính kèm trong phụ lục, về nội dung cụ thể xin xem phụ lục 1.

Như chúng ta đã biết, hệ thống âm Hán - Việt là một hệ thống có hàng loạt chữ Hán có sự đối ứng chặt chẽ với hệ thống “Thiết Vận”, bình thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong những cách đọc chữ Hán của người Việt về cơ bản đều có gồm ít nhất một âm đọc là âm Hán - Việt. Cho nên những chữ Hán có 1 âm đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter & Sagart (2014) cũng có thể coi cái âm đọc đó đúng là âm Hán - Việt của chữ Hán tương đối ứng. Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ đơn âm tiết, nên hơi gần giống nhau về mặt tính chất, cho nên trong quá trình tiếp xúc khẩu ngữ tiếng Việt có thể dễ dàng tiếp nhận âm Hán cổ, hơn nữa thời cổ xưa tiếng Việt chưa có chữ viết, nên cũng tiếp nhận chữ Hán một cách dễ dàng, ngay cả tùy theo sự phát triển mà mô phỏng chữ Hán sáng tạo ra chữ Việt, tức là chữ Nôm. Do vậy mà kết hợp với những chữ trong danh sách của tư liệu phụ lục 1, chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống âm Hán - Việt trong quá trình sử dụng của người Việt có tính ổn định theo mức nhất định. Về các âm Hán - Việt của cái bộ phận chữ Hán này có thể có giá trị lớn về mặt sử dụng thực tế, Hán - Việt ngữ chiếm một ưu thế rất lớn trong văn ngôn,

tức là cổ văn ngày xưa người Việt đã sử dụng. Nhưng cứ xem kỹ về các âm Hán - Việt của những chữ Hán này chúng tôi còn có thể phát hiện đa số âm đọc người Việt Nam đã rất ít sử dụng trong cuộc sống bình thường, chúng tôi có thể dễ dàng tìm thấy những dấu nét của âm Hán - Việt trong tiếng Việt, nhưng trong khẩu ngữ thường ngày thì người Việt càng hay sử dụng một số từ thuận Việt, so với tiếng Phổ thông Trung Quốc, tức là tiếng Bạch thoại Trung Quốc (hình thức văn viết của tiếng Hán hiện đại), chúng ta cũng có thể xưng hô kiểu dùng từ như vậy trong tiếng Việt là Bạch thoại tiếng Việt (tức là tiếng Việt phổ thông). Kiểu như trong tiếng Việt chúng tôi có thể thường xuyên gặp thấy những trường hợp có hai từ nghĩa giống nhau, nhưng trong đó có một từ là từ Hán Việt, được dùng vào văn ngôn ngày xưa nhiều hơn, mà có một từ có thể là từ thuận Việt chẳng hạn, được dùng vào khẩu ngữ cuộc sống thường ngày của tiếng Việt tức là tiếng Việt phổ thông hiện nay nhiều hơn, ví dụ các chữ như sau được lựa chọn trong phụ lục 1 (STT ở đây là số thứ tự của chữ Hán Trong danh danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter & Sagart (2014) trong phụ lục 1):

STT CH VNg (HVN) TVPT

1060 六 lục sáu

1240 貧(贫) bần nghèo

1596 天 thiên trời

Qua đó, chúng tôi có thể nhận thấy và chứng nhận được đa số từ tiếng Việt được sử dụng thường ngày không phải nguồn gốc từ tiếng Hán, điều đó cũng có thể chứng minh được mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với

nhau, nhưng tiếng Việt vẫn giữa được đặc sắc riêng, tiếng Việt là một ngôn ngữ có sức sống mãnh liệt.

Ngoài ra, thông qua những nội dung cụ thể trong trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 trong phụ lục 1 chúng ta còn có thể dễ dàng nhận thấy MCI và MCF của các chữ Hán trong danh sách, tức là âm đầu Hán trung cổ (Middle Chinese initial) và vận Hán trung cổ (Middle Chinese final) của các chữ Hán trong danh sách tương đối đa số đều có sự đối ứng chặt chẽ với các âm đầu và phần vận của âm Hán - Việt, chúng tôi có thể đọc ra âm đọc Hán cổ và âm Hán - Việt đối ứng cùng một chữ thì có thể dễ dàng cảm nhận được trong đó có một số âm đọc cổ của chữ Hán gần giống với âm đọc Hán - Việt. Do vậy chúng tôi càng nhận biết được một điều thực tế, âm Hán - Việt là một hệ thống âm đọc nhập vào tiếng Việt vào thời trung cổ mà còn mong đặc trưng là có tính ổn định về mặt âm đọc.

Như chúng tôi đã biết, ngữ âm tiếng Hán có sự tác động sâu sắc đối với quá trình phát triển của hệ thống ngữ âm Tiếng Việt, cho nên có rất nhiều học giả đến từ Trung Quốc, Việt Nam, kể cả một số học giả đến từ những nước khác đa phần thông qua phương pháp so sánh lịch sử để nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt nói chung và hệ thống ngữ âm âm Hán - Việt nói riêng, cụ thể là vận dụng những lý luận và tri thức về âm vận học mà đưa hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung cổ được ghi trong “Thiết vận” so sánh với chúng. Sự giao hòa giữa hai hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung cổ và hệ thống ngữ âm tiếng Việt cho ra đời một hệ thống ngữ âm hoàn chỉnh của âm đọc chữ Hán ở Việt Nam, tức âm Hán - Việt. Các hệ thống ngữ âm được nhắc ở trên có mối quan hệ lịch sử khá mật thiết, việc nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt, hệ thống ngữ âm âm Hán - Việt trong hệ quy chiếu hệ thống ngữ âm của tiếng Hán sẽ có thể nhìn thấy được toàn cảnh quá trình phát triển của chúng, và đồng thời cũng sẽ có được những kết quả quan trọng phục vụ

cho việc làm sáng tỏ hơn diện mạo hệ thống ngữ âm tiếng Hán trung cổ, và những lĩnh vực liên quan. [16, tr.30]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)