Những chữ Hán có02 âm đọc của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 (Trang 44 - 47)

Chương 2 : MIÊU TẢ TÌNH HÌNH THỐNG KÊ TƯ LIỆU

2.2. Những chữ Hán có02 âm đọc của người Việt

Những chữ Hán có 02 cách đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 có 1157 chữ, chiếm số lượng cũng khá nhiều so với những chữ Hán có trên 02 âm đọc của người Việt, gần như là một nửa của những chữ Hán có 01 âm đọc của người Việt Trong danh sách. Tư liệu cụ thể của những chữ Hán có 02 cách đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter & Sagart (2014) được đính kèm trong phụ lục, về nội dung cụ thể xin xem phụ lục 2.

Về cái bộ phận chữ Hán có hai âm đọc của người Việt này, do chỉ làm tư liệu theo từ điển Hán Nôm Oline địa chỉ: (https://hvdic.thivien.net/) thì có thể không bảo đảm được tất cả cách đọc đấy đều là âm Hán - Việt, mặc dù trong từ điển Oline hiển thị hai âm đấy đúng là âm Hán - Việt của chữ Hán đối ứng, nhưng để làm việc khảo sát và phân tích theo một cách tinh thần nghiêm túc thì chúng tôi còn có làm việc căn cứ vào từ điển “HÁN - VIỆT TỪ ĐIỂN” của Đào Duy Anh để tìm ra âm Hán - Việt đối ứng. Sau khi làm tư liệu xong, theo tình hình quá trình làm tư liệu và kết quả làm tư liệu, chúng tôi găp thấy ba trường hợp như sau: thứ nhất là nếu mà căn cứ vào từ điển của Đào Duy Anh để xác định âm Hán - Việt của các chữ Hán thì trong 02 cách đọc của người Việt của các chữ Hán chỉ có 01 cách đọc là cách đọc Hán - Việt; thứ hai là cả 02 cách đọc của người Việt trong tư liệu đều là âm Hán - Việt; còn trường hợp thứ ba là chúng tôi không có tìm được âm Hán - Việt của chữ Hán hoặc là không có tìm được chữ Hán trong từ điển của Đào Duy Anh, nhưng loại trường hợp này thì số lượng chữ Hán ít hơn.

Đối với các chữ Hán có 02 cách đọc của người Việt mà căn cứ vào từ điển của Đào Duy Anh chỉ có 01 âm Hán - Việt thì cái âm đọc của người còn lại có thể là âm Hán - Việt cổ hoặc cũng là âm Hán - Việt mà ở đây chúng tôi tạm thời chưa đủ điều kiện chứng minh được, cũng có thể là cách đọc Hán - Việt Việt hóa chẳng hạn, ở đây thì chúng tôi cũng tạm thời không quan tâm nhiều và phân tích tỉ mỉ hơn.

Đối với các chữ Hán có 02 cách đọc của người Việt mà căn cứ vào từ điển của Đào Duy Anh cả 02 âm đọc đều là âm Hán - Việt thì chúng tôi cũng có thể chia thành hai loại hình khác nhau. Trong đó có một loại đúng là trong hệ thống âm Hán - Việt chữ Hán có hai âm Hán - Việt đối ứng với một nghĩa chính và cũng là nghĩa riêng của chữ Hán đó, còn loại thứ hai là chữ Hán có hai âm đọc trong tiếng Hán với hai nghĩa khác nhau, nên đối ứng vào hệ thống âm Hán - Việt thì chữ Hán đối ứng có hai âm Hán - Việt mà nghĩa cũng khác nhau.

Đối với trường hợp thứ ba chúng tôi không có tìm được âm Hán - Việt hoặc chữ Hán trong từ điển của Đào Duy Anh thì chúng tôi phải xem xét một cách khách quan. Đầu tiên là chúng tôi phải biết trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter & Sagart (2014) có một số chữ Hán là những chữ hiện nay đã ít sử dụng, chỉ có thể trong những văn hiến sách cổ mới tìm thấy được. Ngoài ra, từ điển của Đào Duy Anh mà chúng tôi đã căn cứ để làm tư liệu chỉ có 5000 đơn từ và 40000 từ ngữ, nên số lượng tự và từ ngữ cũng tương đối có hạn, có thể có nhiều chữ Hán hoặc âm Hán - Việt chưa được biên soạn trong từ điển, đặc biệt là mốt số chữ Hán cổ và một số chữ Hán dị thể.

Thông qua các âm đọc của người Việt và các âm Hán - Việt trong phụ lục 2, chúng tôi có thể nghiệm chứng được trong cuộc tiếp xúc với nhau có lịch sử lâu dài, từ vựng tiếng Hán nhập vào tiếng Việt cũng rất phức tạp,

phong phú, ngoài âm Hán - Việt ra, còn có thể tồn tại các cách đọc chữ Hán khác của người Việt hoặc những biết thể của âm Hán - Việt. Chúng tôi có thể qua các âm đọc trong tư liệu phụ lục 2 nghĩ đến và nghiệm chứng trong quá trình tiếp xúc của tiếng Hán và tiếng Việt trong lịch sử xưa nay, có hàng loạt từ vựng tiếng Hán được nhập vào tiếng Việt vào các giai đoạn và các thời kỳ khác nhau. Trong đó, âm Hán - Việt là một thành quả chính của sự tiếp xúc Hán - Việt, chúng tôi có thể coi nó là âm đọc tiêu chuẩn của chữ Hán trong tiếng Việt, là một bộ hệ thống âm đọc hoàn chỉnh. Chúng tôi cứ xem kỹ âm Hán - Việt và âm Hán trung cổ của chữ Hán trong bảng phụ lục 2 thì có thể nhận thấy được sự đối ứng về âm vận (cả phụ âm đầu và phần vận), đây chính là do sự tiếp xúc mật thiết giữa Hán - Việt vào thời kỳ trung Đường và cuối đời nhà Đường, nên âm hệ âm Hán - Việt hình thành sự đối ứng theo một cách hệ thống với âm hệ Hán trung cổ. Là một người dân tộc Hán của Trung Quốc biết tiếng Việt, khi tôi đọc các âm Hán - Việt trong danh sách của phụ lục 2, trong đầu óc của mình đều có thể nghĩ đến một chữ Hán hoặc vài chữ đối ứng với âm đọc đó, cho nên tôi thấy chắc mỗi chữ hoặc âm đọc của từ Hán Việt đều có thể phụ nguyên lại thành chữ khối vuông Hán. Trong tiếng Việt, dựa trên cơ sở hệ thống âm Hán - Việt có thể hình thành hàng loạt từ vựng, đó chính là những từ mà chúng tôi gọi là từ Hán Việt, từ Hán Việt luôn có đặc trưng nhìn thì biết đó là từ vay mượn tiếng Hán. Bên cạnh đó, so với âm Hán - Việt hoặc từ Hán Việt, các âm đọc chữ Hán khác của người Việt trong danh sách của phụ lục nói riêng mà trong tiếng Việt nói chung thì có thể gọi là từ vay mượn tiếng Hán mà phi âm Hán - Việt, chúng có thể là nhập vào tiếng Việt vào giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của sự tiếp xúc Hán - Việt, tức là không phải thuộc vào thời trung cổ mà có thể là nhập vào thời thượng cổ hoặc muộn hơn thời trung cổ, cho nên chúng có thể không thuộc vào hệ thống âm Hán - Việt. Các từ phi âm Hán - Việt không có đặc trưng rõ rệt có thể nhận

thấy đó là từ ngoài lai, chúng tôi có thể rất khó phân biệt từ đó có phải là từ vay mượn tiếng Hán hay không, nhưng chúng cũng là sản phẩm của sự tiếp xúc Hán - Việt, cũng có phản ánh đặc điểm của âm cổ tiếng Hán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát những biến thể âm Hán - Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)