Chương 2 : MIÊU TẢ TÌNH HÌNH THỐNG KÊ TƯ LIỆU
2.3. Những chữ Hán cótrên 02 âm đọc của người Việt
Những chữ Hán có trên 02 cách đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter W.H. & Sagart L. năm 2014 tổng cộng có 557 chữ, chiếm khoảng tầm 13.6% của tổng số lượng chữ Hán trong danh sách, trong đó các chữ Hán có từ 03 âm đọc của người Việt đến có 08 âm đọc của người Việt. Tư liệu cụ thể của các chữ Hán có trên 02 cách đọc của người Việt trong danh sách tái lập âm Hán cổ của Baxter & Sagart (2014) được đính kèm trong phụ lục, về nội dung cụ thể xin xem phụ lục 3, phụ lục 4, phụ lục 5, phụ lục 6, phụ lục 7, phụ lục 8.
Sau khi làm tư liệu xong, qua các chữ Hán có trên 02 cách đọc của người Việt chúng tôi có thể nhận xét được cách đọc chữ Hán của người Việt cũng có thể rất phong phú, phức tạp. Vì vậy, chúng tôi cũng có thể cho rằng từ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt có đặc trưng thâm nhập rất sâu, phạm vi rất rộng, ảnh hưởng rất lớn, tác dụng nổi bật, dần dần đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống từ vựng tiếng Việt hiện đại. Nếu chỉ nói riêng về các cách đọc chữ Hán của người Việt có trên 02 âm đọc trong danh sách, trong đó đối với mỗi chữ Hán có thể ít nhất phải có một âm đọc là âm Hán - Việt, hoặc đối với một số chữ Hán cũng có thể có hai âm đọc thậm chí có hơn hai âm đọc là âm Hán - Việt, do đa số chữ Hán cũng mang nghĩa đa dạng tùy theo trường hợp sử dụng khác nhau và có âm đọc khác nhau, nên mặc dù là một chữ Hán có thể đối ứng với mấy âm Hán - Việt khác nhau với nghĩa cũng khác nhau. Ngoài ra, nếu chúng tôi xem xét cách đọc chữ Hán của người Việt thì chúng tôi cũng có thể nhìn vào gốc độ khác nhau mà tiến hành
phân loại cho các âm đọc của người Việt, trong đó có thể gồm có âm cổ Hán - Việt, âm Hán - Việt, âm Hán - Việt Việt Hóa, cũng có thể là âm Hán - Việt đối ứng với từ Hán Việt nhập vào tiếng Việt qua hình thức văn viết hoặc là âm đọc chữ Hán của người Việt được nhập vào tiếng Việt qua hình thức tiếp xúc khẩu ngữ dân gian, về mặt khác trong đó còn có thể có một số âm đọc là âm đọc Hán phương ngữ được vay mượn và nhập vào tiếng Việt, tức không phải là âm đọc thông dụng, cũng có thể do trong lịch sử tiếp xúc người vay mượn và môi trường tiếp xúc với thời kỳ vay mượn khác nhau nên đẫn đến âm đọc khác nhau. Từ các âm đọc chữ Hán của người Việt Nam, chúng tôi cũng có thể qua đó mà phân tích ra đặc điểm của các biến thể âm đọc chữ Hán của người Việt Nam, ngoài ra chúng tôi cũng có thể dùng để làm tài liệu bằng cớ để làm nghiên cứu – so sánh lịch sử ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
Từ chữ Hán có trên 02 âm đọc của người Việt và các âm đọc cụ thể đó chúng tôi có thể nhận xét được một số đặc tính của các cách đọc chữ Hán của người Việt, tiến một bước nữa cũng có thể giúp chúng tôi phân tích và tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành cách đọc Hán - Việt, cũng như có thể giúp chúng tôi hiểu rõ hơn toàn bộ lịch sử diễn biến ngữ âm của tiếng Việt.