Hệ thống âm cuối tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến thể ngữ âm đánh dấu ở huyện quốc oai và không gian hành chức của chúng trên bản đồ ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài 602202 (Trang 26 - 69)

Môi Lƣỡi

Đầu lƣỡi Mặt lƣỡi

Ồn p t k

Vang

Mũi m n ŋ

Không mũi u i

Nguồn: Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.3. Vài nét về địa bàn và cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội2

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đƣờng Láng - Hòa Lạc và đƣờng Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp.

Vị trí địa lý

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Phía Đông giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chƣơng Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.

Phƣơng thức

Diện tích: 147, 01 km2

Dân số: trên 180 nghìn ngƣời (năm 2015)

Lịch sử hình thành

Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Sơn Tây và Quốc Oai là một trong năm phủ của tỉnh Sơn Tây. Phủ Quốc Oai khi đó gồm hai huyện Đan Phƣợng và Thạch Thất.

Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phƣợng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21/ 4/1965, tỉnh Hà Tây đƣợc thành lập theo Nghị quyết của ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm có 23 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Hoàng Ngô, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, chuyển các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hoà, Tân Phú, Đại Thành của huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình nhập vào thành phố Hà Nội. Sau khi điểu chỉnh, huyện Quốc Oai còn lại 16 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Hoàng Ngô.

Ngày 17/2/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP điều chỉnh địa giới hành chính các huyện ngoại thành Hà Nội. Theo đó, sáp nhập các xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành của huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ.

Ngày 23/12/1988, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 178- HĐBT thành lập thị trấn Quốc Oai thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hoàng Ngô. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 15 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; chuyển thị xã Sơn Tây và năm huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phƣợng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phƣờng thuộc các huyện Hoài Đức, Chƣơng Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Hoài Đức về huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa.

Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây đƣợc sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc Hà Nội.

Ngày 1/8/2008, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký Quyết định số 20/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Đông Xuân (trƣớc đây thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Quốc Oai quản lý kể từ ngày 1/8/2008.

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Đông Xuân vào huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.

Đơn vị hành chính

Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.

1.3.2. Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Những cuộc điều tra điền dã và phỏng vấn với 71 cộng tác viên tại 21 xã, thị trấn thuộc huyện Quốc Oai đã cho chúng tôi những hình dung ban đầu về cảnh huống ngôn ngữ - xã hội ở địa bàn này. Bên cạnh đó, sau khi tiến

hành phân tích các đoạn ghi âm phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng có sự xuất hiện của khá nhiều các biến thể khác biệt, mang tính đặc trƣng trong phát âm của ngƣời dân tại địa bàn này. Trong đó có các biến thể khác biệt của thanh điệu, các biến thể khác biệt của phụ âm đầu và các biến thể khác biệt của âm chính.

Trong đó, biến thể khác biệt của thanh điệu, chẳng hạn nhƣ thanh huyền đƣợc phát âm giống nhƣ thanh ngang. Ví dụ nhƣ: nhà đƣợc phát âm gần nhƣ nha, gần đƣợc phát âm gần nhƣ gân,… Tuy nhiên, vẫn có những khu vực thanh huyền đƣợc phát âm giống nhƣ thanh huyền toàn dân. Hay nhƣ thanh ngã đƣợc phát âm gần nhƣ thanh hỏi. Ví dụ nhƣ: cũng đƣợc phát âm gần nhƣ củng, lễ đƣợc phát âm gần nhƣ lể,… Thậm chí thanh ngã còn xuất hiện các biến thể đƣợc phát âm gần nhƣ thanh sắc và thanh nặng. Ví dụ nhƣ:

cũng đƣợc phát âm gần nhƣ cúng, hay cũng đƣợc phát âm gần nhƣ cụng,…

Những biến thể phụ âm đầu bị đánh dấu đáng chú ý ở huyện Quốc Oai là sự lẫn lộn giữa các cặp nhƣ: /l/ và /n/; /ş/ và /s/; /ʈ/ và /c/, /z/; /ʐ/ và /z/; /z/ và /ʐ,/. Trong đó, trƣờng hợp cặp đối lập /d/ và /r/ chúng tôi cho rằng rất đặc biệt so với các khu vực khác của địa bàn Hà Nội, bởi có lẽ sự lẫn lộn này chỉ xuất hiện tại khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ nhƣ: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình... Cụ thể, chúng tôi nhận thấy, tại khu vực Quốc Oai xuất hiện hiện tƣợng phát âm, chẳng hạn nhƣ: dễ dàng đƣợc phát âm thành rễ ràng, bên dưới

đƣợc phát âm thành bên rưới,…Ngoài ra, ở địa bàn này, chúng tôi còn bắt gặp những biến thể ngữ âm – từ vựng [13, tr.306] của các biến thể phụ âm đầu đƣợc ngƣời dân nơi đây sử dụng, đó là các cặp [ʈ] và [c], [z] trong các cặp:

trồng chồng, giồng; trả chả, giả,…

Đối với hệ thống nguyên âm, bên cạnh các biến thể gốc, cũng xuất hiện các biến thể khác biệt. Có thể kể ra các nguyên âm bị biến đổi nhƣ sau:

/ie/ ->[e] (nhiều -> nhều); /ɔ/ -> [uɔ]/[uoɅ] (con - cuon); /ɤˇ/ -> [ɤ] (cấy -> cới); /ă/ -> [ɤˇ] (hẳn -> hẩn),…

Tại địa phƣơng này cũng xuất hiện các biến thể từ vựng nhƣ: vụ mùa - vụ ré, nhiều - khối,… Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn trong các biến thể về mặt ngữ âm. Do vậy, những kiểu biến thể từ vựng chúng tôi không xét đến.

Qua việc mô tả tình trạng tồn tại của các biến thể đánh dấu chúng ta có thể nhận biết đƣợc đặc trƣng ngữ âm rất riêng của địa bàn huyện Quốc Oai. Ở đây, chúng tôi chỉ lựa chọn và tiến hành khảo sát một số âm vị có xuất hiện những biến thể khác biệt so với tiếng Việt toàn dân của địa bàn này. Đối với thanh điệu, chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các thanh điệu. Đối với phụ âm đầu, chúng tôi chọn biến thể địa phƣơng của các âm vị /l/, /n/, /ʈ/, /z/, /ş/ và /ʐ/. Đối với các nguyên âm, chúng tôi lựa chọn biến thể địa phƣơng của các âm vị /ɔ/, /ɔˇ/, /ie/, /ă/ và /ɤˇ/. Đây là những biến thể ngữ âm mà theo chúng tôi là đã làm nên những đặc trƣng cơ bản trong tiếng nói của địa bàn này.

1.4. Kĩ thuật vẽ bản đồ

Cùng với phƣơng pháp điều tra điền dã, ghi âm hội thoại, cũng nhƣ phƣơng pháp phân tích và mô tả ngữ âm học nhƣ những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng trong luận văn thì kĩ thuật vẽ bản đồ mà chúng tôi áp dụng trong đề tài nghiên cứu này cũng vô cùng quan trọng. Đây đƣợc coi là kĩ thuật còn khá mới mẻ tại Việt Nam trong nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung, ngữ âm học/phƣơng ngữ học nói riêng. Kĩ thuật này, chúng tôi đã đƣợc thụ đắc từ giáo sƣ Mitsuaki Endo, thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản. Giáo sƣ Endo hiện là Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học địa lý Châu Á . Ông cũng là ngƣời có rất nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu ngôn ngữ Đông Nam Á. Dƣới đây chúng tôi xin mô tả lại những hiểu biết của mình về các bƣớc để vẽ bản đồ mà chúng tôi

đã đƣợc tiếp nhận từ phần trình bày khoa học của giáo sƣ Endo tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tháng 2 năm 2018.

Sau đây là các bƣớc cơ bản trong kĩ thuật vẽ bản đồ đƣợc tham khảo từ tài liệu hƣớng dẫn vẽ bản đồ của giáo sƣ Mitsuaki Endo:

Bước 1: Lựa chọn kiểu bản đồ cơ sở

1. Sau khi đã đăng nhập bằng tài khoản cá nhân đã đƣợc đăng kí từ trang

https://arcgis.com/home/index.html, nhấp chuột vào mục “Tạo một Bản đồ”

(ở đây chúng tôi xin không nói về cách đăng kí tạo tài khoản cá nhân và cách đăng nhập)

2. Di chuyển chuột và phóng to, thu nhỏ bản đồ cơ sở. Sau đó, ngƣời sử dụng chọn khu vực cần vẽ bản đồ bằng cách nhập tên địa danh cần vẽ vào ô “Tìm địa chỉ hoặc địa điểm”

3. Nhấp chuột vào ô “Bản đồ nền” để lựa chọn kiểu bản đồ. Ngƣời dùng có thể sử dụng kiểu bản đồ mà mình ƣa thích. Trong đó, kiểu bản đồ “Địa hình” và “Giản lƣợc sáng” là hai kiểu bản đồ đƣợc cho là hữu dụng nhất để vẽ bản đồ ngôn ngữ học địa lí. 4. Lƣu bản đồ lần đầu: Nhấp chuột vào ô “Lƣu” (1), sau đó chọn “Lƣu” (2). Ngƣời dùng

nhập các mục Tiêu đề, Từ khóa, Tóm tắt. Cuối cùng, nhấp chuột vào ô “Lƣu Bản đồ” (3)

5. Bản đồ đƣợc tạo đã đƣợc thêm vào thƣ mục “Nội dung” (2). Tất cả các bản đồ đã đƣợc tạo lƣu tại đây.

6. Lựa chọn bản đồ cần mở: Nhấp chuột vào biểu tƣợng “” ở bên phải tên mỗi bản đồ. Sau đó, chọn “Mở trong trình xem bản đồ”. Bản đồ đƣợc chọn sẽ mở ra.

Bước 2: Chuẩn bị dữ liệu địa lí

Để vẽ bản đồ, trƣớc hết ngƣời dùng cần chuẩn bị dữ liệu. Sử dụng chƣơng trình Excel để nhập các dữ liệu này.

1. Nhập tên đề mục vào các ô trong hàng đầu tiên kiểu nhƣ sau:

2. Nhập thông tin về vĩ độ, kinh độ, địa chỉ và dạng thức của bản đồ cần vẽ. Dữ liệu chuẩn bị bắt buộc phải bao gồm thông tin về vĩ độ, kinh độ, địa điểm,…từ cột A đến cột E. Để lấy các thông tin này, ngƣời dùng có thể sử dụng ứng dụng Google Maps (https://maps.google.com) hoặc một vài ứng dụng khác.

 Google Maps: Nhấp chuột phải vào khu vực cần lấy thông tin, chọn mục “Đây là gì?”

3. Sau khi nhập các thông tin, ta có một file excel kiểu nhƣ sau:

Nguồn: Bảng Excel do chính chúng tôi nhập cho nghiên cứu này với những thông tin điều tra đƣợc tại huyện Quốc Oai, tháng 4 năm 2018.

4. Lƣu lại tệp vừa hoàn thành bằng định dạng Excel và định dạng Unicode (.txt)

Bước 3: Thêm các lớp của bản đồ

Sau khi lựa chọn bản đồ gốc, ngƣời dùng đã có thể trình bày dữ liệu mình đã chuẩn bị trong bƣớc 2. Trong phần mềm ArcGIS, những dữ liệu này đƣợc gọi là các “Lớp”

1. Nhấp chuột vào ô “Thêm” (1) và chọn ô “Thêm Lớp từ Tệp” (2).

2. Chọn Tệp dữ liệu (3) đã chuẩn bị trong bƣớc 2, sau đó nhấp chuột vào ô “Nhập Lớp” (4)

Bước 4: Thay đổi kiểu

1. Sau khi nhấp chuột vào ô “Nhập Lớp”, màn hình trang thay đổi kiểu sẽ mở ra. Nhấp chuột chọn ô “Chi tiết” (1), chọn “Hiện nội dung của bản đồ” (2) và sau đó chọn biểu tƣợng trong danh mục các nội dung của lớp muốn thay đổi.

2. Trong bảng chọn thả xuống, lựa chọn thuộc tính muốn hiển thị trên lớp của bản đồ.

3. Chọn thuộc tính hiển thị và chọn kiểu vẽ cho bản đồ: Chọn thuộc tính hiển thị (1 và 2). Sau đó nhấp chuột vào ô “Tùy chọn” (3)

4. Chỉnh sửa kiểu kí hiệu và kích thƣớc kí hiệu hiển thị: Sau khi đã nhấp chuột vào ô “Tùy chọn” (trình bày ở mục 3 bên trên), tiếp tục nhấp chuột vào biểu tƣợng “Thay đổi tất cả các kí hiệu” (1), sau đó tùy chọn kiểu kí hiệu (2) và kích thƣớc kí hiệu (3), sau đó chọn OK (4). Sau khi đã hoàn thành việc chỉnh sửa kiểu và kích thƣớc kí hiệu, nhấp chuột vào ô “Hoàn tất” (5)

5. Lƣu lớp vừa làm việc: Nhấp chuột vào ô “Chi tiết” (1), sau đó chọn biểu tƣợng “Hiện nội dung của Bản đồ” (2) rồi nhấn vào biểu tƣợng “ ” (3) và cuối cùng chọn “Lƣu Lớp” (4)

6. Nếu đây là lần đầu tiên đƣợc lƣu, ngƣời dùng cần nhập Tiêu đề, Từ khóa và Tóm tắt. Sau đó chọn “Tạo Mục” (5)

7. Cuối cùng, nhấp chuột vào ô “Lƣu” và chọn “Lƣu” để lƣu lại những thay đổi về cách thức trình bày của bản đồ. Nếu muốn lƣu cả bản đồ ban đầu và bản đồ đã đƣợc chỉnh sửa, chọn “Lƣu thành”. Sau đó thay đổi Tiêu đề, Từ khóa, Tóm tắt,….và ấn “Lƣu Bản đồ”.

1.5. Tiểu kết

Chƣơng này chúng tôi đã làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến việc nghiên cứu của luận văn nhƣ: biến thể, biến thể đánh dấu. Ngoài ra, chƣơng này cũng nêu một vài khái quát về đặc điểm và các thành phần âm tiết tiếng Việt. Những cơ sở lý thuyết này giúp ích cho việc miêu tả đặc điểm ngữ âm của địa bàn nghiên cứu trong các chƣơng tiếp theo.

Cảnh huống ngôn ngữ cũng nhƣ những khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu đã nêu trong chƣơng này cũng giúp chúng ta có đƣợc sự hình dung cơ bản về bức tranh ngữ âm đặc sắc của địa bàn này. Đó là những đặc điểm ngữ âm khác biệt với tiếng Việt toàn dân và tiếng Việt ở các khu vực khác.

Kĩ thuật và quy trình vẽ bản đồ đƣợc nói đến trong chƣơng này cũng góp phần giúp chúng ta hình dung phần nào về cách hiểu, cách đọc và ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến thể ngữ âm đánh dấu ở huyện quốc oai và không gian hành chức của chúng trên bản đồ ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài 602202 (Trang 26 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)