Không gian hành chức các biến thể của âm đầu /ʈ/ tại Quốc Oai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến thể ngữ âm đánh dấu ở huyện quốc oai và không gian hành chức của chúng trên bản đồ ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài 602202 (Trang 78 - 120)

3.3.3. Biến thể của âm đầu /ş/ (thể hiện trên cặp đối lập /ş/ và /s/)

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2: âm đầu /ş/có 2 biến thể. Trong đó: /ş/ đƣợc phát âm là [ş], ví dụ: “sung sướng” hành chức trên một phạm vi rộng, tại 17/21 điểm điều tra, còn/ş/ đƣợc phát âm là [s], ví dụ: “xung xướng” xuất hiện tại 8/21 điểm điều tra. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể /ş/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.3.4. Biến thể của âm đầu /ʐ/ (thể hiện trên cặp đối lập /ʐ,/ và /z/)

Âm đầu /ʐ/, nhƣ trình bày ở chƣơng 2,có 2 biến thể: /ʐ,/đƣợc phát âm là [z], ví dụ: “duộng”, “dau” hành chức trên phạm vi 13/21 điểm điều tra, còn /ʐ,/ đƣợc phát âm là [ʐ,], ví dụ: “ruộng”, “rau” xuất hiện tại 12/21 điểm điều tra. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của /ʐ,/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.3.5. Biến thể của âm đầu /z/ (thể hiện trên cặp đối lập /z/ và /ʐ/)

Âm đầu /z/ trong tiếng Quốc Oai có 2 biến thể:/z/đƣợc phát âm là [z], ví dụ: “con dâu”, “dễ dàng” hành chức trên phạm vi 15/21 điểm điều tra, /z/ đƣợc phát âm là [ʐ,], ví dụ: “con râu”, “rễ ràng” xuất hiện tại 14/21 điểm điều tra. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của /z/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.4. Không gian hành chức của các biến thể nguyên âm

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, trong số 3 thành phần âm tiết thuộc vần, chỉ có nguyên âm làm âm chính có xuất hiện biến thể đánh dấu, hai thành phần còn lại (âm đệm và âm cuối) không xuất hiện biến thể đánh dấu. Vì vậy, phần này, chúng tôi chỉ định vị không gian hành chức các biến thể đánh dấu của một số nguyên âm mà tƣ liệu của chúng tôi xác nhận là có tồn tại.

Về nguyên tắc, chúng tôi chọn cách mã hóa cho các biến thể nguyên âm là âm chính nhƣ sau: các biến thể toàn dân đƣợc kí hiệu là 0, ví dụ: [ie]-0; các biến thể đánh dấu đƣợc kí hiệu là 1,2,…ví dụ: [ie]-1,…

3.4.1. Nguyên âm /ɔ/

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, tƣ liệu điều tra của chúng tôi tại 21 xã thuộc Quốc Oai cho thấy: Nguyên âm /ɔ/ ở Quốc Oai có 2 biến thể, biến thể toàn dân, ví dụ: “”, “con” hành chức trên một phạm vi rộng, tại hầu hết các điểm điều tra, còn biến thể địa phƣơng/biến thể đánh dấu, ví dụ: “nuó”, “cuon” hầu nhƣ chỉ xuất hiện ở 6/21 điểm điều tra. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của nguyên âm /ɔ/ trên bản đồ nhƣ sau:

Bản đồ 13: Không gian hành chức các biến thể của nguyên âm /ɔ/ tại Quốc Oai

3.4. 2.

Nguyên âm /ie/

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2: Nguyên âm /ie/ ở Quốc Oai có 2 biến thể, biến thể toàn dân hành chức trên phạm vi 19/21 điểm điều tra, còn biến thể địa phƣơng/biến thể đánh dấu xuất hiện ở 11/21 điểm điều tra. Trong đó, [ie]-0 đƣợc phát âm là [ie], chẳng hạn trong “nhiều” và [ie]-1 đƣợc phát âm giống nhƣ [e], chẳng hạn trong “nhều”. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của nguyên âm /ie/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.4.3. Nguyên âm /ɔˇ/

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2: Nguyên âm /ɔˇ/ ở Quốc Oai có 2 biến thể, biến thể toàn dân hành chức trên một phạm vi rộng, tại hầu hết các điểm điều tra, còn biến thể địa phƣơng/biến thể đánh dấu chỉ xuất hiện ở 1 điểm điều tra duy nhất thuộc xã Sài Sơn (giáp huyện Thạch Thất). Trong đó, [ɔˇ]-0 đƣợc phát âm là [ɔˇ], chẳng hạn trong “học”, “xong” và [ɔˇ]-1 đƣợc phát âm giống nhƣ [ɔˇ] nhƣng với trƣờng độ dài hơn, chẳng hạn trong “hoọc”, “xoong”. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của nguyên âm /ɔˇ/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.4.4. Nguyên âm /ă/

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2: Nguyên âm /ă/ ở Quốc Oai có 2 biến thể, biến thể toàn dân hành chức trên một phạm vi rộng, tại hầu hết các điểm điều tra, còn biến thể địa phƣơng/biến thể đánh dấu chỉ xuất hiện ở 1 điểm điều tra duy nhất thuộc xã Sài Sơn (giáp huyện Thạch Thất). Trong đó, [ă]-0 đƣợc phát âm là [ă], chẳng hạn trong “hẳn” và [ă]-1 đƣợc phát âm giống nhƣ [ɤˇ], chẳng hạn trong “hẩn”. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của nguyên âm /ă/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.4.5. Nguyên âm /ɤˇ/

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2: Nguyên âm /ɤˇ/ ở Quốc Oai có 2 biến thể, biến thể toàn dân hành chức trên một phạm vi rộng, tại hầu hết các điểm điều tra, còn biến thể địa phƣơng/biến thể đánh dấu hầu nhƣ chỉ xuất hiện ở 7/21 điểm điều tra. Trong đó, [ɤˇ]-0 đƣợc phát âm là [ɤˇ], chẳng hạn trong “cấy”, “nầy” và [ɤˇ]-1 đƣợc phát âm giống nhƣ [ɤ], chẳng hạn trong “cới”, “nời”. Theo kết quả ấy, có thể định vị các biến thể của nguyên âm /ɤˇ/ trên bản đồ nhƣ sau:

3.5. Tiểu kết

Trong chƣơng này, bằng kĩ thuật vẽ bản đồ mới, chúng tôi đã cố gắng định vị không gian hành chức của các biến thể thanh điệu, các biến thể phụ âm đầu và các biến thể nguyên âm trong tiếng nói của ngƣời dân huyện Quốc Oai.

Tuy vậy, theo ghi nhận của chúng tôi trong quá trình phỏng vấn tại các điểm điều tra thì các biến thể đánh dấu cũng không đƣợc thể hiện một cách đồng loạt ở cả về đặc trƣng ngôn ngữ cũng nhƣ về đặc trƣng liên quan đến ngƣời sử dụng ngôn ngữ.

Về đặc trƣng ngôn ngữ, các biến thể đánh dấu không xuất hiện đều đặn ở tất cả các âm tiết có chứa âm vị đó mà chỉ xuất hiện ở một số từ cụ thể. Hiện tƣợng này đƣợc Hoàng Thị Châu gọi là những biến đổi không đều đặn, xuất hiện rất phổ biến, rộng khắp trên nhiều địa bàn khác nhau của các phƣơng ngữ Việt [2]. Điều này cũng đƣợc các nhà nghiên cứu khác nhƣ Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Nguyễn Tài Thái… cùng chia sẻ [1], [13], [15].

Về đặc trƣng liên quan đến ngƣời sử dụng, các biến thể đánh dấu không đƣợc thể hiện đồng loạt trong giao tiếp của mọi cƣ dân cƣ trú tại địa bàn nghiên cứu. Nó có thể chỉ xuất hiện ở nhóm đối tƣợng có nghề nghiệp là nông dân hay nhóm đối tƣợng có giới tính là nữ … Thực tế cũng cho thấy, các biến thể đánh dấu đƣợc sử dụng đều đặn hơn ở nhóm đối tƣợng là nông dân (chiếm đa số cộng tác viên), trong khi đó nó không đƣợc thể hiện đều đặn ở đối tƣợng là giáo viên, công nhân, thợ xây dựng, thợ thủ công…

Nhìn chung, các biến thể đánh dấu trong tiếng Quốc Oai đang tồn tại trong tình trạng khá đa dạng bên cạnh các biến thể toàn dân.

KẾT LUẬN

Trên đây, chúng tôi đã cố gắng trình bày những nét cơ bản nhất về đặc điểm của các biến thể ngữ âm đánh dấu tại huyện Quốc Oai, đồng thời miêu tả không gian hành chức của các biến thể đánh dấu này trên bản đồ.

Do đặc điểm tiếng nói của ngƣời dân Quốc Oai đƣợc nhận thức chủ yếu bởi sự khác biệt với tiếng Việt toàn dân thông qua một số biến thể ngôn ngữ cụ thể. Sự khác biệt đó thể hiện ở hệ thống các biến thể đánh dấu của thanh điệu, các biến thể đánh dấu của phụ âm đầu và các biến thể đánh dấu của vần.

Từ những vấn đề chúng tôi đã trình bày, có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Chúng tôi đã tiếp cận việc nghiên cứu bằng cách mô tả sự đối lập giữa các biến thể đánh dấu trong tiếng nói của ngƣời dân Quốc Oai với các biến thể không đƣợc đánh dấu trong tiếng Việt toàn dân. Từ sự đối lập này cho thấy sự tranh chấp về phạm vi sử dụng giữa các biến thể đánh dấu và biến thể toàn dân trong tiếng nói của ngƣời dân Quốc Oai.

2. Thông qua các quan sát thực tế và cảm thụ bằng thính giác kết hợp với các phần mềm hỗ trợ đã cho thấy sự đa dạng về đặc điểm ngữ âm trong tiếng nói của ngƣời dân Quốc Oai cũng nhƣ thấy đƣợc không gian hành chức của nó trên bản đồ.

3. Qua việc miêu tả đặc điểm ngữ âm ở cả ba thành phần của âm tiết là phụ âm đầu, vần và thanh điệu, chúng tôi cho rằng tiếng nói của ngƣời dân Quốc Oai là một đối tƣợng đặc biệt so với phƣơng ngữ Bắc nói riêng và với tiếng Việt toàn dân nói chung. Trong đó:

Đối với các biến thể của hệ thống thanh điệu: Tiếng Quốc Oai vẫn tồn tại hệ thống gồm 6 thanh điệu nhƣ tiếng Việt toàn dân nhƣng khác biệt với

tiếng Việt toàn dân ở sự hiện thực hóa của các thanh điệu. Trong đó, theo ghi nhận của chúng tôi, tại địa bàn Quốc Oai, thanh hỏi là thanh điệu có tính ổn định cao nhất bởi hầu nhƣ nó không xuất hiện các biến thể đánh dấu. Thanh ngã là thanh có tính ít ổn định nhất bởi nó xuất hiện ít nhất ba biến thể đánh dấu. Các thanh điệu còn lại cũng xuất hiện ít nhất một biến thể đánh dấu.

Đối với các biến thể của hệ thống phụ âm đầu: Hiện tƣợng lẫn lộn /n/ và /l/ diễn ra không phổ biến. Việc bảo lƣu các nhóm phụ âm quặt lƣỡi nhƣ /ʈ/, /ş/ và phụ âm rung lƣỡi /ʐ,/ cũng là điểm đáng chú ý. Tuy vậy, các nhóm này hiện tồn tại không đồng nhất ở các điểm điều tra.

Đối với các biến thể của hệ thống vần: Các biến thể đánh dấu của hệ thống vần chỉ xuất hiện ở một số nguyên âm làm âm chính, không xuất hiện ở hai thành phần còn lại là âm đệm và âm cuối. Xu hƣớng chung của các biến thể đánh dấu của hệ thống vần là các nguyên âm có hiện tƣợng chuyển âm sắc hoặc kéo dài trƣờng độ.

4. Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở trên đây mới chỉ là những đánh giá dựa trên những tƣ liệu còn ít nhiều giới hạn mà chúng tôi đã thu thập đƣợc. Chúng tôi cho rằng, còn nhiều đặc điểm khác nữa trong ngữ âm của tiếng Quốc Oai mà chúng tôi chƣa có điều kiện khảo sát đầy đủ. Chúng tôi nghĩ, ý thức đƣợc điều này, chúng tôi chắc chắn sẽ có thể làm tốt hơn trong những nghiên cứu tƣơng lai.

5. Với những gì đã thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy kĩ thuật vẽ bản đồ ngôn ngữ học mà chúng tôi mới tiếp thu đƣợc từ các chuyên gia Nhật Bản rất có hiệu quả trong việc vẽ bản đồ phƣơng ngữ, một phạm vi chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức ở Việt Nam. Đặc biệt là hiện nay, sự phát triển của giao thông khiến việc điều tra tại các địa bàn không khó khăn nhƣ trƣớc, sự phát triển của internet và công nghệ số thời 4.0 đã và đang hỗ trợ rất nhiều

cho các nhà nghiên cứu về mặt công nghệ thì việc phát triển, nhân rộng việc vẽ bản đồ phƣơng ngữ ra nhiều địa bàn khác nhau là việc vô cùng cần thiết và có ý nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Kim Bảng và đồng sự (2010), Khảo sát ngữ âm tiếng Hà Nội, Đề tài KHCN cấp Bộ, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

2. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Hồng Cổn (2008), Biến thể cú pháp và trình tự dạy các biến thể cú pháp cho người học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, Tạp chí ngôn ngữ học, số 6, tr 53-61.

4. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Đặc điểm ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Trịnh Cẩm Lan (2002), Sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở Hà Nội, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7.

7. Trịnh Cẩm Lan (2003), Nghiên cứu hiện tượng biến đổi ngôn từ của những người từ các phương ngữ khác đến Hà Nội (Trên cứ liệu cách phát âm của người Hà Tĩnh ở Hà Nội), Đề tài NCKH cấp Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Trịnh Cẩm Lan & Đặng Thị Lan Anh (2012), Biến thể ngôn ngữ mang tính đánh dấu và việc sử dụng chúng trong các phương ngữ Việt hiện nay (trường hợp các biến thể của /ɛ/ và /ɔ/ ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), Tạp chí Ngôn ngữ số 1.

9. Trịnh Cẩm Lan (2015), Tiếng Hà Nội và người Hà Nội – một cách nhìn,

Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8.

10. Trịnh Cẩm Lan (2016), Biến thể ngôn ngữ mang tính đánh dấu trong tiếng Hà Nội khu vực nông thôn, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 2/2016.

11. Trịnh Cẩm Lan (2017a), Đa phương ngữ xã hội như một hướng giải mã bản sắc tiếng Hà Nội hiện nay, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 2.

12. Trịnh Cẩm Lan (2017b), Cảnh huống ngôn ngữ xã hội tại Hà Nội hiện nay, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thƣ, số 2.

13. Trịnh Cẩm Lan (2017c), Tiếng Hà Nội từ hướng tiếp cận phương ngữ học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

15. Nguyễn Tài Thái (2015), Đặc điểm ngữ âm tiếng Sơn Tây, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

16. Đoàn Thiện Thuật (2003), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Ngô Thị Hải Yến (2013), Biến thể ngôn ngữ mang tính đánh dấu ở khu vực Đông Anh, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế, Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Fukazawa Mika và Endo Mitsuaki, (2017), A Manual for Drawing Geolinguistic Maps, Sapporo Gakuin University, Japan

20. https://www.google.com/maps

21. http://ngonngu.net/

22. http://quocoai.hanoi.gov.vn/

PHỤ LỤC I. DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN TUỔI

GIỚI

TÍNH NGHIỆP NGHỀ ĐỊA CHỈ

1 Đỗ Văn Cẩn 83 Nam Nông dân Xóm Trại, Thôn Phú Mỹ, Ngọc Mỹ, Quốc Oai 2 Nguyễn Thị Cấp 86 Nữ Nông dân Xóm Đầu làng, Thôn Phú Mỹ, Ngọc Mỹ, Quốc Oai 3 Nguyễn Thị Lâm 66 Nữ Nông dân Xóm Cóc, Thôn Phú Mỹ, Ngọc Mỹ, Quốc Oai 4 Đỗ Bá Hiệp 71 Nam Thợ thủ

công

Xóm Cóc, Thôn Phú Mỹ, Ngọc Mỹ, Quốc Oai

5 Nguyễn Thị Loan 86 Nữ Nông dân Xóm 1, Thôn Đồng Bụt, Ngọc Liệp, Quốc Oai

6 Nguyễn Thị Đƣợc 78 Nữ Nông dân Xóm 1, Thôn Đồng Bụt, Ngọc Liệp, Quốc Oai 7 Nguyễn Thị

Phƣơng 69 Nữ Nông dân

Xóm 2, Thôn Đồng Bụt, Ngọc Liệp, Quốc Oai

8 Lƣơng Thị Tác 60 Nữ Nông dân Xóm 3, Thôn 2, Thạch Thán, Quốc Oai 9 Lê Văn Hòa 65 Nam Nông dân Xóm 2, Thôn 2, Thạch Thán, Quốc Oai 10 Vƣơng Thị Năm 74 Nữ Nông dân Xóm 2, Thôn 1, Thạch Thán, Quốc Oai 11 Nguyễn Thị Hợp 92 Nữ Nông dân Xóm 2, Thôn 1, Thạch Thán, Quốc Oai 12 Bùi Thị Phú 88 Nữ Nông dân Xóm 3, Thôn 1, Thạch Thán, Quốc Oai 13 Nguyễn Thị

Phƣơng 60 Nữ Nông dân

Xóm 1, Thôn Đồng Rằng, Đông Xuân, Quốc Oai

14 Hoàng Công

Tuấn 61 Nam Nông dân

Xóm 2, Thôn Đồng Rằng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến thể ngữ âm đánh dấu ở huyện quốc oai và không gian hành chức của chúng trên bản đồ ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài 602202 (Trang 78 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)