Đánh giá tính chuyên biệt trên 3 ấn phẩm khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình (khảo sát trên ấn phẩm tạp chí truyền hình VTV, tạp chí truyền hình số VTC, (Trang 83 - 87)

3.1.1 Ưu điểm

Trong bối cảnh thơng tin báo chí tràn ngập thị trường, người đọc bị dư thừa thơng tin, thì các ấn phẩm tạp chí truyền hình vẫn đứng vững trên các kệ báo, lượng phát hành luôn ổn định – điều mà khơng phải tờ tạp chí nào cũng làm được. Để làm được những điều trên, đằng sau mỗi ấn phẩm tạp chí là sự cố gắng của cả bộ máy tịa soạn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên và đặc biệt là vai trò “kim chỉ nam” của người đứng đầu tạp chí đã tạo ra bản sắc riêng, tính chuyên biệt riêng cho những tờ tạp chí này. Nhìn chung, ba ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát (tạp chí Truyền hình VTV, tạp chí Truyền hình Số VTC, tạp chí Truyền hình Hà Nội) có những ưu điểm chung sau đây - đó cũng chính là yếu tố góp phần tạo nên thành công của các ấn phẩm tạp chí truyền hình nói chung.

Tạp chí truyền hình mang đậm tính chất chun ngành, nhưng lại dung hịa được tính giải trí trong đó:

Về tính chun ngành, trên cả ba ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đều có rất nhiều bài viết chuyên sâu về ngành truyền hình. Tuy nhiên, các bài viết không bị khô cứng, giao điều, không sử dụng quá nhiều thuật ngữ truyền hình khó hiểu. Ngược lại nội dung bài viết mềm mại, cung cấp những thông tin, kiến thức truyền hình thơng qua các ví dụ thực tế, câu chuyện sinh động. Đây chính là ưu điểm chính và lớn nhất mà tất cả các ấn phẩm tạp chí truyền hình đều làm được. Khơng những thế, ngoài những bài viết mang tính lý luận sâu ấy thì tạp chí truyền hình đã làm được ba vấn đề quan trọng sau để tạo nên thành công của tờ tạp chí đó là: “Tạp chí đã đi

trước, đi cùng và đi sau truyền hình. Đi trước truyền hình - tức là tạp chí này đã giữ vai trị giới thiệu những chương trình, phim truyện sẽ được trình chiếu trên truyền hình trong thời gian tới. Thậm chí, tạp chí cịn khái qt, tóm tắt hay dự đốn kết quả chương trình sắp được trình chiếu nhằm mục đích giới thiệu, kích thích sự tò mò của khán giả, giúp tăng lượng khán giả đón xem chương trình truyền hình đó. Đi cùng truyền hình - tức là tạp chí có những bài viết song song với những chương trình truyền hình đang phát sóng. Đồng thời tạp chí là cầu nối giữa khán giả truyền hình và Đài truyền hình thơng qua những cuộc thi, cuộc bình chọn phim, diễn viên được u thích nhất đang xuất hiện thường xuyên trên truyền hình. Điều này đã giúp cho Đài truyền hình có một kênh tương tác mới, tăng thêm sự giao lưu với độc giả. Cuối cùng là tạp chí truyền hình đi sau truyền hình. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua các bài viết bình luận sau cuộc thi, live show truyền hình nào đó; hoặc những bài phỏng vấn phóng viên, biên tập viên về e-kip thực hiện chương trình đang phát sóng trên truyền hình…”. (Theo kết quả bài phỏng vấn sâu các Tổng biên tập tạp chí).

Về tính giải trí, tất cả các ấn phẩm tạp chí truyền hình được khảo sát đều dành trên 50% “đất” đăng tải những bài viết mang tính giải trí như âm nhạc, thời trang, điện ảnh… khơng liên quan gì đến truyền hình. Từ chỗ nội dung chỉ bó hẹp trong lĩnh vực truyền hình, tạp chí đã dần cải tiến, đổi mới để tin bài thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội, phản ánh đa dạng, nhiều chiều những thay đổi của cuộc sống. Những bài viết đó thu hút độc giả bởi chất lượng, phong cách, dấu ấn riêng của tờ tạp chí truyền hình, giúp cho cơng chúng có thêm nhiều lựa chọn, thông tin phong phú và đa dạng hơn. Riêng điều này, tạp chí Truyền hình Hà Nội đã và đang làm rất tốt. Tuy là tạp chí của một đài phát thanh và truyền hình địa phương, nhưng bản sắc riêng của thủ đơ ngàn năm văn hiến, lịng tự hào dân tộc vẫn hiện lên rất rõ trong từng trang tạp chí.

Tiếp theo, hình thức và phong cách trình bày của các ấn phẩm tạp chí truyền hình cũng là một trong những ưu điểm lớn của dịng tạp chí này. Nắm giữ trong tay một đội ngũ diễn viên, MC, phóng viên, biên tập viên… nổi tiếng, được khán giả quan tâm yêu quý, tạp chí truyền hình đã thường xun tận dụng lợi thế ấy bằng cách đưa hình ảnh của họ lên trang bìa, đồng thời có những bài phỏng vấn sâu về chuyện đời, chuyện nghề của họ. Những trang bìa và bài phỏng vấn như một nét đặc trưng không thể thiếu, rất dễ nhận ra của dòng tạp chí truyền hình nói chung. Tất cả điều này đã giúp cho các ấn phẩm tạp chí truyền hình mang một phong cách rất riêng: sinh động, sắc nét và hiện đại, khiến mỗi độc giả khi cầm trên tay là dễ nhớ, dễ nhận, khó quên.

3.1.2 Nhược điểm

Tuy nhiều ưu điểm như vậy, nhưng dịng tạp chí truyền hình này vẫn cịn tồn tại vơ số nhược điểm. Khi xã hội quá nhiều thông tin, độc giả cần sáng suốt lựa chọn những thơng tin cần thiết cho mình tránh bị lỗng, “ngộp thở” trong thơng tin. Các ấn phẩm tạp chí truyền hình đã biết tạo ra bản sắc riêng, tuy nhiên chúng vẫn không tránh được những tồn tại khiến số lượng phát hành của cả ba tờ tạp chí khảo sát trong thời gian gần đây đã bị giảm sút rất nhiều.

Thứ nhất, do chưa được đầu tư đúng mức về điều tra xã hội học đối với các độc giả của dịng tạp chí truyền hình, nên các ấn phẩm tạp chí này vẫn cịn tồn tại một số tin bài hàm lượng thơng tin ít, và khơng phù hợp với đối tượng bạn đọc. Khái niệm thông tin ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thơng tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin. Theo các nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con người chú ý về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Thực hiện chức năng thơng tin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội.

Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thơng tin, báo chí có cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà khơng một hình thái ý thức xã hội nào có được. Tuy nhiên, sự chênh lệnh về trình độ phát triển thơng tin giữa các vùng miền, độ tuổi… khiến cho nội dung thông tin trên mỗi ấn phẩm báo chí khác nhau. Ví dụ, độc giả của tạp chí Truyền hình VTV bao qt được tất cả cơng chúng cả nước, cịn độc giả của tạp chí Truyền hình Hà Nội chỉ chủ yếu, đa số là khán giả thủ đơ. Chính vì thế nội dung thơng tin trên tạp chí truyền hình VTV phải phong phú, đại chúng, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn.

Thứ hai, các thơng tin về giải trí, văn hóa, xã hội khơng thuộc lĩnh vực truyền hình được đưa vào tạp chí nhằm tạo nội dung phong phú, tuy nhiên trong một số trường hợp tạo hiệu ứng ngược. Các tin bài đó khơng đủ hay và sâu sắc, làm loãng nội dung tạp chí. Vấn đề này bắt gặp nhiều nhất trên ấn phẩm tạp chí Truyền hình Số VTC. Tạp chí này phát triển mỗi số tạp chí theo một chủ đề riêng như: niềm tin, hạnh phúc, sự cố gắng… Khoan chưa đề cập tới chuyện chủ đề ấy có hay khơng, các bài viết về chủ đề ấy có chất lượng khơng, nhưng khi người đọc cầm trên tay một tờ tạp chí truyền hình mà khơng hiểu tại sao lại mang một chủ đề khơng liên quan tới truyền hình. Các bài viết cũng khá dài về quan điểm sống khá khơ khan, đầy tính triết lý, và khơng đại chúng. Có thể đây là bản sắc riêng rất khác của tạp chí Truyền hình Số VTC so với các tờ tạp chí khác, tuy nhiên chúng lại tạo hiệu ứng ngược, độc giả khó tiếp nhận cách thức trên. Vì vậy mà tạp chí Truyền hình Số VTC có số lượng phát hành ít nhất so với hai tờ tạp chí truyền hình khảo sát kia (theo kết quả bài phỏng vấn sâu TBT tạp chí truyền hình).

Thứ ba, mặc dù có thế mạnh là tạp chí và Đài truyền hình có cùng một cơ quản chủ quản là Đài truyền hình, nhưng các tin bài về truyền hình chưa

phát huy được thế mạnh đó. Nội dung tin bài về truyền hình nhiều khi khơng hay, khơng chất lượng bằng các tin bài về truyền hình báo khác đưa. Những MC, diễn viên, đạo diễn truyền hình… ln là đề tài công chúng quan tâm. Tuy nhiên, những thông tin về MC, diễn viên nhà Đài thường được công chúng biết qua một nguồn thông tin khác như báo mạng, báo in, chứ hiếm khi biết từ một tờ tạp chí truyền hình. Đó là sự thật khá buồn đối với tờ tạp chí chun ngành truyền hình, dễ dàng nắm trong tay những tin tức độc quyền mà lại không biết sự dụng triệt để. Xu hướng độc quyền thông tin cũng đang là xu hướng rất phát triển trong ngành truyền thơng thế giới. Ví dụ, trong nhiều vùng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh sẽ khơng xuất hiện các sáng tạo văn hóa của các nhà văn hoặc nhà thơ nổi tiếng của nền văn học thế giới, cũng như các thông tin về khoa học kỹ thuật mới nhất, nếu khơng có các cơ sở phát hành của Bertelsmann hay Magrohil. Nhưng có một điều mà khơng phải ai cũng được biết đó là các hãng thông tin độc quyền đa quốc gia này ln tìm cách đẩy các hãng truyền thơng nhỏ ra khỏi “lãnh địa” của họ để họ tự do đưa tin, cũng như tìm kiếm lợi nhuận từ người tiêu dùng bản xứ.

Quay lại vấn đề nhược điểm thứ ba của các ấn phẩm tạp chí truyền hình, nếu các ấn phẩm tạp chí trên biết tận dụng thế mạnh tin bài liên quan đến sản xuất truyền hình, đội ngũ MC, phóng viên, biên tập viên… của nhà Đài, biến chúng trở thành những thông tin độc quyền chỉ mình được khai thác thì chắc chắn khó có một tạp chí hay một loại hình báo chí nào cạnh tranh được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính chuyên biệt trên các ấn phẩm tạp chí truyền hình (khảo sát trên ấn phẩm tạp chí truyền hình VTV, tạp chí truyền hình số VTC, (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)