3.2 Các kiến nghị về việc xây dựng và nâng cao tính chuyên biệt
3.2.1 Xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện mới để tăng
thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thơng tin của từng tờ tạp chí.
Rõ ràng các đối tượng bạn đọc đều là những công chúng yêu truyền hình, tuy nhiên khán giả thường xuyên xem Truyền hình Hà Nội sẽ rất khác với khán giả thường xuyên xem kênh Truyền hình HTV. Sở thích, văn hóa vùng miền… của họ là khác nhau nên thông tin họ cần cũng là khác nhau.
Đối tượng bạn đọc tạp chí truyền hình mang những đặc trưng riêng: Vừa là cơng chúng của truyền hình, vừa là cơng chúng của loại hình tạp chí – báo in. Ban đầu họ là những khán giả xem truyền hình, tiếp nhận thơng tin từ truyền hình. Sau đó họ tìm hiểu những vấn đề xung quanh đến truyền hình và tìm đọc ấn phẩm tạp chí truyền hình.
Mỗi đối tượng độc giả lại có một nhu cầu thông tin khác nhau. Khi xã hội càng phát triển, con người càng bận rộn vì vậy họ có xu hướng chọn lọc thơng tin mà mình quan tâm u thích phục vụ cho lợi ích của bản thân. Vì thế những thơng tin về lịch phát sóng, tư vấn chương trình truyền hình… đăng tải trên các ấn phẩm truyền hình đã giúp cơng chúng truyền hình lựa chọn các chương trình mình quan tâm. Hoặc khi khán giả truyền hình khơng chỉ muốn nghe – xem, mà cịn muốn nói, muốn thì họ tham gia vào các chương trình truyền hình, các game show, cuộc thi do Đài truyền hình tổ chức. Lúc này tạp chí truyền hình là cầu nối giữa khán giả và nhà Đài thông qua các hoạt động như cắt phiều dự thi, xem chi tiết thể lệ, giải thưởng…
Ngoài ra, trong hoạt động báo chí, nhận thức về chất lượng thông tin song song với nhận thức về chức năng và đối tượng phản ánh của tạp chí. Muốn có nhận thức đúng đắn về thông tin, cần xác định được mục đích hoạt động của tạp chí, đồng thời phải nêu lên định hướng có tính ngun tắc cho
những hoạt động thực tiễn của một tờ tạp chí. Sự định hướng rõ ràng sẽ trang bị cho phóng viên phương pháp thơng tin và biết cách vận dụng thơng tin có hiệu quả để thực hiện chức năng của báo chí. Một hướng quan trọng trong cách tiếp cận thông tin báo chí là mỗi bài viết phải được xem xét kỹ lưỡng trong hệ thống những mối quan hệ giữa báo chí và cơng chúng. Bài viết trên tạp chí chính là điểm trung gian trong mối quan hệ: Nhà báo - Tác phẩm - Cơng chúng. Tác phẩm báo chí khi được đăng tải trên tạp chí mới chỉ dừng lại ở thơng tin tiềm năng, vì thơng tin đó chưa chắc đã được độc giả tiếp nhận. Người làm báo phải tìm mọi cách biến thơng tin tiềm năng thành thơng tin hiện thực. Tính chất thực tiễn của thông tin là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của thơng tin cao hay thấp, tức là có mang đến cho cơng chúng những thông tin phù hợp với nhu cầu của họ khơng và có khả năng chuyển thơng tin tiềm năng thành thông tin hiện thực không.
Trong cuốn “Lý luận báo chí truyền thơng” cũng đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng thơng tin, đó là tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời (đúng lúc). Trong đó tính đại chúng (tức là hiểu, nắm rõ được đối tượng cơng chúng) là tiêu chí quan trọng nhất. Tính đại chúng giúp cho cơng chúng nhận thức nội dung tác phẩm tương ứng với ý đồ tác giả, địi hỏi ngơn ngữ của báo chí (chữ viết, lời nói, hình ảnh…) và cách viết, cách thể hiện... phải được công chúng nhận thức đầy đủ. Nếu không thực hiện được nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng là cơng chúng khơng hiểu được tác phẩm.
Có thể thấy việc xác định rõ đối tượng bạn đọc trong điều kiện mới để tăng thêm hàm lượng văn hóa, chất lượng thơng tin của từng tờ tạp chí là rất quan trọng. Nó đi đúng hướng theo tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí chất lượng cao đã được các cơ quan quản lý nhà nước quy định.