Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề an ninh phi truyền thống (Trang 93 - 134)

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý báo chí

Các cơ quan quản lý báo chí cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, cần tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời, tiếp thu ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân để chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội dung các tin bài đăng trên báo chí cũng như hoạt động của các cơ quan báo chí, xây dựng báo chí trở thành công cụ hữu hiệu, đắc lực, phục vụ ứng phó với các mối đe dọa từ ANPTT.

Đặc biệt các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể hơn không chỉ bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp mà còn cổ vũ, động viên nhà báo xông pha vào mặt trận đấu tranh với các mối đe dọa từ ANPTT - lĩnh vực đầy gian nan, nguy hiểm, đòi hỏi bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng của các nhà báo. Luật Báo chí năm 2016 bảo hộ quyền tác nghiệp của nhà báo. Các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Báo chí ngay trong cơ quan, đội ngũ của mình, để các phóng viên, nhà báo tác nghiệp đúng quy định của pháp luật; đồng thời tuyên truyền sâu rộng, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về Luật Báo chí, bảo vệ và tạo điều kiện cho phóng viên hoạt động nghiệp vụ đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan nhà nước cần thực hiện quy chế phát ngôn theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguồn thông tin chính thống, tạo điều kiện cho báo chí thực hiện nhiệm vụ thuận lợi, an toàn, hiệu quả.

Vai trò của Hội Nhà báo các cấp cũng hết sức quan trọng, nhất là việc lên tiếng kịp thời bảo vệ quyền lợi, tính mạng, sức khỏe của hội viên, phóng viên; chia sẻ những khó khăn mà nhà báo gặp phải trong quá trình tác nghiệp; đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tấn công, cản trở nhà báo hoạt động, cố tình hủy hoại tài sản Nhà nước…

Để giảm tối đa các vụ cản trở, hành hung nhà báo, cơ quan báo chí cần phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có kế hoạch bảo vệ phóng viên khi tiến hành điều tra, thu thập tin tức… ở các địa bàn dễ xảy ra nguy hiểm.

Các cơ quan quản lý báo chí cũng cần tổ chức tổng kết, nghiên cứu các vụ việc hành hung, trù dập nhà báo. Từ đó bổ sung các quy định bảo vệ tác nghiệp, bảo vệ nhà báo khi đi làm nhiệm vụ cho phù hợp. Hơn nữa, cần bổ sung chế tài xử lý hành vi không trả lời báo chí theo luật định. Cần có cơ chế quy định rõ ràng chế độ thông tin “Mật” để báo chí có cơ hội nắm bắt thông tin và thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.

Mặt khác, để xử lý các hành vi vi phạm hoạt động tác nghiệp của nhà báo, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan pháp luật khi nhận đơn khiếu nại, yêu cầu của nhà báo hoặc văn bản kiến nghị của Hội Nhà báo, phải nhanh chóng điều tra, xác minh, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định sự thật khách quan, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức tôn trọng Hiến pháp và pháp luật đối với cơ quan báo chí và nhà báo.

3.3.2 Đối với cơ quan báo chí

Một là, cần thực hiện đúng, đầy đủ chế độ nhuận bút cho nhà báo theo Nghị định 61 của Chính phủ. Phải kịp thời khen thưởng cho các tác phẩm hay, xuất sắc theo tuần, theo tháng, theo quý để động viên, khích lệ các nhà báo. Các tòa soạn cần có chính sách hỗ trợ cho các nhà báo khi tác nghiệp.

Nhà báo cần được sự hậu thuẫn, hỗ trợ của lãnh đạo cơ quan, nhất là khi tác nghiệp về các vấn đề nóng, bức xúc, nguy hiểm.

Hai là, cần đầu tư trang thiết bị đầy đủ (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim, các thiết bị hỗ trợ…) và tập huấn sử dụng cho nhà báo nhằm tạo điều kiện cho các nhà báo có đủ tự tin và bảo đảm an toàn khi tác nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin quyết liệt như hiện nay thì việc bắt kịp, tận dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong nghiệp vụ làm báo là điều sống còn đối với tất cả các cơ quan báo chí. Các tòa soạn cần đầu tư trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật hiện đại cho các phòng, ban, các phóng viên, qua đó tăng cường năng lực thực hiện và truyền tải thông tin cho các loại hình báo chí mọi lúc, mọi nơi, xây dựng định mức, tiêu chuẩn, quy cách trang thiết bị và phương tiện nhằm tương cường năng lực kỹ thuật trong cơ quan báo.

Ba là, cần bồi dưỡng kỹ năng cho nhà báo. Cần bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng phát hiện đề tài, khai thác thông tin, ghi chép tư liệu, kỹ năng chụp ảnh, sản xuất thông tin đồ họa, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng phụ khác cho nhà báo bằng cách:

+ Phối hợp với Hội nhà báo tỉnh, thành thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trong tác nghiệp về vấn đề ANPTT cho các nhà báo. Có thể mời các giảng viên báo chí dày dặn kinh nghiệm và mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ANPTT (VD: lĩnh vực an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh tài chính, an ninh môi trường, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia…) để tập huấn, nói chuyện chuyên đề, trao đổi trực tiếp góp phần giúp nhà báo thêm vững vàng, có nền tảng kiến thức vững chắc khi tác nghiệp về ANPTT.

+ Riêng trong chi hội cơ quan báo chí nên tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng tác nghiệp về vấn đề ANPTT từ lớp đàn anh với lớp nhà báo trẻ hiện nay, để vừa truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng, những bài học rút ra từ thực tiễn và khơi gợi cho lớp nhà báo trẻ niềm say mê, tự giác tìm tòi, nghiên cứu khi tác nghiệp về vấn đề ANPTT.

+ Bốn là, các tòa soạn báo cần quan tâm đề xuất mở chuyên trang hoặc chuyên mục riêng dành cho vấn đề an ninh phi truyền thống, tạo “đất” để các nhà báo tác nghiệp, có điều kiện thể hiện kỹ năng viết lách của mình.

+ Năm là, cần rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo. Phải đảm bảo rằng nhà báo luôn phải tôn trọng nguyên tắc hàng đầu là đảm bảo tin tức luôn chính xác, khách quan, tôn trọng sự thật. Đặc biệt là với vai trò là cơ quan tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, báo chí cần tôn trọng sự thật, tạo môi trường trao đổi thông tin lành mạnh góp phần giúp công chúng nhận diện rõ bản chất, tác động của ANPTT, nâng cao ý thức cảnh giác, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực từ ANPTT, giữ vững ổn định để phát triển đất nước.

+ Sáu là, lãnh đạo các cơ quan báo chí cần nghiên cứu, xây dựng một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có trình độ, được đào tạo bài bản để có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất đồ họa phục vụ các tác phẩm báo chí về vấn đề ANPTT. Đây cũng là cách thức để các tòa soạn báo hiện đại hóa cách thức truyền tải thông tin, tạo nên bản sắc, tính chuyên nghiệp cũng như tăng tính cạnh tranh với các cơ quan báo chí khác.

+ Bảy là, lãnh đạo các tòa soạn cần chủ động gây dựng mối quan hệ tốt với địa bàn cơ sở, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng…từ đó giới thiệu nhà báo tới các địa bàn tác nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn để phục vụ công tác tuyên truyền.

3.3.3 Đối với đội ngũ nhà báo

Nhà báo cần thường xuyên học tập, rèn luyện trình độ lý luận chính trị, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu làm báo trong tình hình mới. Bên cạnh đó, mỗi nhà báo phải không ngừng học hỏi, trang bị cho mình kiến thức pháp luật, nhất là nắm vững Luật Báo chí; thường xuyên trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, tránh để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình tác nghiệp.

Nhà báo phải rất thận trọng trong hoạt động tác nghiệp, tránh suy diễn, phán xét một cách chủ quan về sự kiện được thông tin. Nhà báo phải vững về kỹ năng trong hoạt động tác nghiệp và tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của người làm báo.

Nhà báo Ngọc Hà, “báo An ninh Hải Phòng”: “Khi tác nghiệp về các sự kiện vấn đề thuộc lĩnh vực ANPTT, là phạm trù nhạy cảm, liên quan đến ANQG, đòi hỏi nhà báo cần nâng cao nhận thức về chính trị, thể hiện tư tưởng vững vàng, luôn nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và gắn với tình hình thực tế tại địa phương. Nhất là với các nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí thuộc lực lượng Công an nhân dân như báo An ninh Hải Phòng càng cần phải cẩn trọng hơn. Không chỉ cẩn trọng trong quan hệ với nguồn tin mà còn phải cẩn trọng khi khai thác thông tin từ lực lượng chức năng, khi đánh giá thẩm định thông tin, đảm bảo thông tin được đăng tải là chính thống, theo đúng đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước và ngành Công an.”

Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với các nhà báo khi tác nghiệp về vấn đề ANPTT lại càng quan trọng. Ngày nay, những vụ việc tiêu cực, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong ANPTT ngày càng gia tăng, nhất là những vấn đề tiên quan đến an ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, an ninh ngân hàng… Đôi khi mặt trái của cơ chế thị trường và những tiêu cực ngoài xã hội, những cám dỗ của lợi nhuận, tiền bạc đã len lỏi vào hàng ngũ những người làm báo. Để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo khi tác nghiệp đòi hỏi: nhà báo luôn phải đề cao tính khách quan, trung thực. Luôn lựa chọn thông tin có chọn lọc, cân nhắc đến hiệu quả xã hội, thể hiện ý thức trách nhiệm và ý thức công dân của người làm báo. Bên cạnh đó, nhà báo cần có tác phong chững chạc, lối sống lành mạnh, tạo được sự tin cậy, gần gũi với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các ngành chức năng và các tầng lớp nhân dân.

Đối với những nhà báo thường xuyên phải tác nghiệp về ANPTT, thường xuyên tiếp xúc với những tiêu cực, mặt trái xã hội thì nhà báo càng cần phải tuyệt đối tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, không lợi dụng nghề nghiệp để làm trái pháp luật, không để tình cảm cá nhân xen vào công việc mà phải công tâm, khách quan khi sử dụng thông tin, không chạy theo lợi ích tầm thường, vụ lợi cá nhân mà tác nghiệp qua loa, ảnh hưởng đến uy tín của tòa soạn. Tuân thủ theo quy định pháp luật, không viết tin, bài công kích người này hay người khác, thổi phồng thành tích hay hạ uy tín của người này với người kia.

Với nhà báo Thanh Nga, “Báo VnExpress”: “Khi tác nghiệp về vấn đề ANPTT thì nhà báo phải có tư duy độc lập, sáng tạo, có nhãn quan chính trị, nhạy cảm trước cái mới. Bên cạnh đó, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi nhà báo phải am hiểu, nếu không sẽ xử lý không toàn diện được nội dung. Với lĩnh vực tội phạm công nghệ cao, an ninh mạng và an ninh tài chính vô cùng phức tạp thì càng đòi hỏi nhà báo phải đầu tư kiến thức, tự trao dồi, tìm hiểu. Các nhà báo nên tìm đọc các tài liệu, văn bản, sách báo, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề ANPTT trong nước và trên thế giới. Việc tự đọc, tự học, tự nghiên cứu sẽ giúp nhà báo làm dày dặn thêm phông kiến thức, văn hóa của mình, giúp cho quá trình tác nghiệp nhiều thuận lợi hơn.

Cùng với đó nhà báo cần nâng cao khả năng giao tiếp mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tượng để từ đó nắm bắt và chọn lọc thông tin, nhất là xây dựng quan hệ tốt với nguồn tin là các chuyên gia về ANPTT. Cuối cùng, nhà báo cần có sự nhiệt tình, hăng say nghề nghiệp, sẵn sàng đi vào điểm nóng để bài viết mang hơi thở cuộc sống. Những tác phẩm cho ra đời phải không ngừng cải tiến, nâng cao cả về chất lượng, hình thức lẫn nội dung”.

Nhắc đến kỹ năng giao tiếp, các nhà báo cũng cho rằng trong một cuộc tiếp xúc, kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhà báo đưa ra lời nói, biểu thị thái độ, thể hiện cử chỉ hợp lý. Hơn thế, cử chỉ của nhà báo có thể xác lập sự tin cậy, sự đồng cảm và khuyến khích câu trả lời. Đôi khi một ánh mắt nhìn của nhà báo,

một cái nắm tay thấu hiểu, một lời nói đúng lúc mà nhân vật cởi tấm lòng. Kỹ năng tốt giúp nhà báo khai thác sâu vào chủ đề, mở ra trường thông tin sâu rộng. Nhờ kỹ năng giao tiếp tốt nhà báo có được những thông tin mới mẻ, chân thật, độc đáo mà nhân vật chia sẻ trong quá trình trò chuyện, đối thoại, bộc lộ một cách tự nhiên…Bên cạnh đó hiện nay nhà báo còn phải có kỹ năng từ việc chọn trang phục cho phù hợp, đi đứng, nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ thích hợp với môi trường làm việc, với đối tượng tiếp xúc.

Đối với kỹ năng thể hiện tác phẩm, nhà báo Phan Anh cho biết, với kinh nghiệm trong việc tác nghiệp về các vấn đề liên quan đến tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng, nhà báo đã chỉ ra một số nguyên tắc của bản thân khi viết tin, có thể mang giá trị tham khảo cho các nhà báo khác như:

- Dùng từ chuẩn xác và không dùng từ thừa. Tốt nhất nên rút những thông tin quan trọng nhất lên câu đầu tiên của tin trong vòng 25-30 chữ. Dùng những từ chủ động thay cho từ bị động.

- Nên sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, dễ hiểu, không phải ngôn ngữ của các chuyên gia trong lĩnh vực. Đồng thời nên giải thích một cách ngắn gọn và phù hợp những gì mà độc giả có thể không hiểu.

- Không được để ý kiến cá nhân chi phối nội dung thông tin và không được nói độc giả nên nghĩ gì, làm gì.

- Không nên sử dụng từ ngữ mang chính chuyên môn trong tin bởi nó sẽ khiến độc giả mất tập trung và những từ này đa phần cũng không cần thiết.

Trong điều kiện các tòa soạn còn khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị để phát triển báo chí theo hướng hiện đại, đa loại hình, đa phương tiện thì cần có những chính sách động viên, khuyến khích các nhà báo tự đầu tư máy móc, thiết bị sản phẩm để sáng tạo tác phẩm báo chí bằng các hình thức khác nhau.

cao kỹ năng tác nghiệp do tòa soạn phối hợp với hội Nhà báo và các cơ quan chức năng tổ chức. Nhà báo cần chủ động học hỏi từ những người có kinh nghiệm đi trước trong quá trình tác nghiệp về vấn đề ANPTT.

3.3.4 Đối với cộng tác viên, thông tin viên của cơ quan báo chí

Rõ ràng việc quan tâm đến công tác CTV, TTV, trong đó có các chuyên gia là vấn đề mà mỗi cơ quan báo chí cần đặc biệt lưu tâm, coi trọng. Bởi đây là nguồn cung cấp tin bài phong phú, đa dạng mà cơ quan báo chí rất cần đến trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về công tác CTV, TTV tại các tòa soạn báo, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề an ninh phi truyền thống (Trang 93 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)