2.3. Đánh giá chung về “thảm họa báo mạng” trong thông tin văn hóa –
2.3.2. Về hình thức
2.3.2.1 Ảnh nhiều, kích thước lớn, hạn chế tối đa chữ viết
Một đặc thù quan trọng của báo mạng điện tử đó chính là tính tương tác khá cao với các độc giả. Để có được đặc điểm này, báo mạng thường sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa cho các bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.
Các bài viết thuộc mục văn hóa, nghệ thuật trên các báo, đặc biệt là các bài viết rẻ tiền, được liệt vào dạng thảm họa đều sử dụng ảnh như một phương tiện nhằm thu hút thêm độc giả. Phương pháp này cũng xuất phát từ đặc thù độc giả của những bài viết này thường là những độc giả trẻ. Họ thường có xu hướng xem ảnh hơn là “dán mắt” vào những bài viết nhiều chữ. Cũng vì đặc điểm phải xem trên những thiết bị công nghệ điện tử nên những bài viết nhiều chữ thường khiến người đọc mỏi mắt. Do đó, hình ảnh được các báo sử dụng triệt để để thu hút sự chú ý từ phía độc giả, trong đó VNE, Vietnamnet, Dân trí
cũng không phải là ngoại lệ.
Theo khảo sát của tác giả, số lượng một bài viết trên Dân trí, Vietnamnet, VNE dao động trong biên độ khá lớn. Đối với những bài viết đơn thuần là đưa tin nhanh, ngắn gọn, số lượng ảnh thường dao động từ 1 đến 4, 5 ảnh. Đối với những bài tổng hợp theo chuyên đề, mỗi tít phụ trong bài thường đi kèm một ảnh. Do đó, tổng số lượng ảnh trong bài thường dao động từ khoảng 5 đến 7 ảnh. Còn đối với những bài đưa tin về các sự kiện lớn như họp báo, tổng hợp những pha “hớ hênh”, “lộ hàng”… của các diễn viên người mẫu, số lượng ảnh trong một bài lớn hơn nhiều, khoảng từ 10 đến 20, thậm chí 30 ảnh. Những bộ ảnh nghệ thuật của các ca sĩ, người mẫu cũng được đăng tải khá đầy đủ với số ảnh dao động từ 10 đến 20 tấm.
Trong các báo và trang tin kể trên thì Vietnamnet có số lượng khiêm tốn nhất. Đối với những bài đưa tin đơn thuần, những bài viết thường chỉ có 2 đến 3 ảnh. Cá biệt có bài viết chỉ có một ảnh duy nhất. Những bài tin ảnh sự kiện,
nếu như trên VNE, Dân Trí sẽ có số ảnh khoảng 15 – 20 thì trên Vietnamnet
thường chỉ dao động trong khoảng 7 – 10.
2.3.2.2. Sử dụng ảnh đại diện bài viết có tính chất “câu khách”
Các bài viết thường có ảnh đại diện ( gọi là thumnails hoặc avatar) để tăng thêm phần sinh động cho trang báo. Tuy nhiên nhiều báo đã lợi dụng đặc điểm này để sử dụng những hình ảnh hở hang, mát mẻ nhằm “trèo kéo”độc giả. VNE, Vietnamnet, Dân trí cũng không là ngoại lệ khi thường xuyên sử dụng thủ thuật này nhằm tăng lượt xem cho bài viết.
Nhiều hình ảnh phản cảm, hở hang được sử dụng với tần suất lớn, dày đặc, khiến khán giả bị tò mò, kích thích. Tuy nhiên nhiều khi hình ảnh này lại không hề xuất hiện trong bài viết hoặc không hề liên quan đến nội dung mà nó đề cập. Có thể nói đây chính là “thủ thuật” nhằm qua mặt độc giả, tăng lượt truy cập cho bài viết.
2.3.2.3. Lập lờ trong việc đặt tít bài báo
Như đã đề cập, tít bài là một trong những yếu tố thu hút độc giả quan trọng nhất của báo mạng. Chính vì thế, tác giả của các bài viết này đã có khá nhiều thủ thuật để đặt tít sao cho “hấp dẫn” nhất, “câu khách” nhất… Sự lập lờ trong việc đặt tít thường được thể hiện dưới hai dạng:
Thứ nhất: đặt tít dạng câu hỏi. Tít này thường được dùng cho những bài viết dạng tin đồn, “nghi án”… Tác giả đặt ra những tít như thế này như một nghi vấn để độc giả hướng vào vấn đề. Tuy nhiên trong cách triển khai đề tài và nội dung bài viết lại có tính chất khẳng định. Đây chính là một “chiêu” đặt tít mà cả VNE, Dân trí, Vietnamnet đều rất thường dùng. Có thể kể đến các bài viết như Vợ chồng Lê Minh sống thế nào sau tuyên bố ly thân? (Dân trí
ngày 6/10/2012), Kristen Stewart bị bắt quả tang ngoại tình như thế nào?
Thứ hai: đặt tít dựa trên lời trích dẫn của nhân vật. Kiểu đặt tít này thường được dùng cho các bài phỏng vấn, hoặc được trích từ những phát ngôn của nghệ sĩ. Tác giả bài phỏng vấn thường dùng những câu trả lời sock nhất, có tính chất câu khách nhất để dùng làm tít bài. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, những câu trả lời của nghệ sĩ nhiều khi được tác giả cố tình tách ra khỏi ngữ cảnh khiến độ sock, độ tò mò của nó với độc giả được đẩy lên cao. Đây cũng là một thủ thuật khá “cao tay” mà các báo nói chung cũng như VNE, Vietnamnet, Dân trí hay dùng. Có thể kể đến một vài bài viết tiêu biểu được giật tít theo lối này như Kiwi: “Có thể sang năm Phi Thanh Vân lại có bài hit…” (Dân trí ngày 2/6/2011), Ngọc Trinh: “Chẳng lẽ tôi sai khi đi thi Hoa hậu?” (Dân Trí ngày 18/9/2011), “Tôi chưa bao giờ tự tin trên thảm đỏ”
(Dân trí ngày 28/6/2011), Cao Thái Sơn: Adam Nguyễn lợi dụng tôi để PR
(Vietnamnet ngày 23/5/2012), Thu Thảo:“Đoạt Hoa hậu không phải nhờ nhiều tiền” (VNE ngày 27/8/2012)
2.3.2.4. Sử dụng video để làm bài viết thêm sinh động
Không chỉ sử dụng hình ảnh để thu hút độc giả, các báo mạng còn dùng video để làm bài viết thêm sinh động và thu hút thêm sự chú ý của độc giả. Những bài viết sử dụng video thường là hậu trường của các buổi chụp hình, những clip quay lại các màn trình diễn của các nghệ sĩ, hậu trường show diễn, phỏng vấn trực tiếp… Đây cũng là một xu hướng minh họa cho bài viết được sử dụng với tỉ lệ khá đồng đều trên cả VNE, Vietnamnet, Dân trí…
Có thể kể ra một số bài viết sử dụng video để minh họa cho bài viết như
Video: Hậu trường Elly Trần mặc nội y ăn bánh pizza (2Sao ngày 2/12/2012),
Cư dân mạng "mê mẩn" với clip mừng lễ hội của dàn người đẹp (Dân trí ngày 18/12/2012), "Cá sấu chúa" Quỳnh Nga nóng bỏng với vũ điệu Kpop (Dân trí
ngày 17/12/2012), 'Step Up 4' hé lộ hai diễn viên mới nóng bỏng (VNE ngày
Tiểu kết chƣơng 2
Dựa trên những lý luận cơ bản về báo mạng điện tử, đặc trưng của loại hình báo chí này, chương 2 đã khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng thông tin văn hóa – nghệ thuật trên báo mạng điện tử Việt Nam dưới góc nhìn phản biện, cụ thể như sau:
- Làm rõ khái niệm “thảm họa báo mạng”
- Giới thiệu cơ bản về cơ cấu nội dung và hình thức của 3 tờ báo mạng điện tử và chuyên mục chứa đựng thông tin văn hóa – nghệ thuật.
- Khảo sát, phân tích thực trạng “thảm họa báo mạng” thông qua các bài báo đã lựa chọn.
Có thể thấy, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự hội nhập ngày càng nhanh chóng của đất nước vào môi trường quốc tế, đời sống văn hóa, nghệ thuật trong nước hiện đang có bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, thời trang... Sự phát triển về mọi mặt này là một tất yếu cần phải có trong tổng thể một xã hội đang ngày càng phát triển và cởi mở hơn. Nó không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa, xã hội của nước nhà mà còn đáp ứng được nhu cầu văn hóa, giải trí ngày càng cao của người dân.
Tuy nhiên sự phát triển của nền giải trí này đã kéo theo nhiều hệ lụy khá tiêu cực và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của láng báo mạng trong nước. Suy cho cùng sự phát triển theo chiều hướng “sốc, sex” đầy tiêu cực hiện nay của làng báo mạng Việt Nam có sự tác động của nhiều chiều. Trước hết là xuất phát từ nhu cầu của độc giả. Tiếp nữa là sự tự thân vận động và ảnh hưởng của một nền giải trí, văn hóa ngày càng cởi mở cùng với đó là sự tiếp nhận những tư tưởng văn hóa thoáng từ phương Tây. Một nguyên nhân khác nữa cũng chính là sự dễ dãi trong nhận thức của nhiều người làm báo
người làm báo buộc phải “bẻ cong ngòi bút” để viết những bài dễ dãi, rẻ tiền, nhàm chán.
Nhìn nhận lại quá trình và trào lưu “lá cải hóa” báo mạng hiện nay, có thể nhận thấy những biểu hiện rõ ràng của xu hướng làm báo thiếu trách nhiệm và đạo đức này, cả về nội dung và hình thức, ngày càng đi theo chiều hướng tiêu cực hơn.
Chƣơng 3: KINH NGHIỆM ỨNG XỬ VỚI “THẢM HỌA BÁO MẠNG” VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM