Nhận diện chung về trang thông tin Văn hóa-nghệ thuật trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Thảm họa báo mạngtrong việc thông tin về văn hóa - nghệ thuật ( Khảo sát Bảo điện tử Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí năm 2011, 2012) (Trang 45 - 56)

Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn

Văn hóa – nghệ thuật là mảng thông tin quan trọng với báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Chính vì vậy, trên mỗi báo mạng điện tử mà luận văn khảo sát đều xây dựng chuyên trang riêng về Văn hóa – nghệ thuật. Tuy nhiên, vì đặc thù của mỗi trang báo khác nhau nên tên gọi của các chuyên trang này cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1.1. Báo mạng điện tử Vnexpress.net

Vnexpress.net (VNE) được thành lập bởi tập đoàn FPT vào ngày 26/2/2001 và được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp Giấy phép số 511/GP – BVHTT ngày 25/11/2002. Tòa soạn có trụ sở tại: Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh ở: Số 408, đường Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10. Hiện tại Tổng biên tập của tờ báo là ông Thang Đức Thắng.

Ngày 26/2/2001, trang báo điện tử thuần túy (không có phiên bản in) VNE ra đời, không quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có lễ khai trương. Nhưng 6 tháng sau, với 300.000 đị chỉ IP thường xuyên truy cập, VNE đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các website tiếng Việt trên toàn cầu.

Ngày 25/11/2002, VNE là báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet. Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ. Báo phát triển với nguồn thu duy nhất là từ quảng cáo.

11 năm qua, VNE luôn giữ vững và phát huy vị trí báo điện tử tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn nhất toàn cầu. Tháng 6/2007, VNE trở thành báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp mặt vào Top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhất thế giới do trang web Alexa.com bình chọn, ghi dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực tuyến tại Việt Nam.

Theo Google Analytics, VNE hiện có hơn 13 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 30 triệu lượt truy cập (pageview) mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 150 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên VNE thực hiện. Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Thế giới… có lượng bạn đọc lớn hơn cả.

Ngay từ ngày đầu thành lập, VNE đã xây dựng và trung thành với đường lối đưa tin: nhanh nhạy, khách quan, thái độ xây dựng. Tháng 5/2008, sau 7 năm kể từ khi ra đời, VNE lần đầu tiên thay đổi giao diện. Trong 3 năm (2005, 2006, 2007), VNE liên tiếp đoạt Cup vàng CNTT và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam tổ chức. Trong 3 năm (2003, 2008, 2010), Tạp chí Thế giới Vi tính PC World bình chọn VNE là sản phẩm CNTT ưa chuộng nhất.

VNE đã nhận được nhiều bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, UBND TP Hà Nội…

Thông tin văn hóa – nghệ thuật trên báo mạng điện tử VNE được xếp chung vào mảng chuyên Giải trí. Chuyên mục này được đặt dưới tên miền con của VNE là giaitri.vnexpress.net.

Chuyên mục Giải trí trên báo này được định danh là Tin tức giải trí 24h, showbiz, Sao Việt và thế giới. Ngay khi nhìn vào tên có thể nhận ra một cách rõ ràng định hướng của chuyên mục này đi sâu vào phần giải trí (ngôi sao, đời

sống showbiz…) để thu hút độc giả. Đây là một điểm khá mới lạ của VNE so với các ông lớn làng báo mạng điện tử khác như Dân Trí, Vietnamnet, VnMedia….

Chuyên mục Giải trí của VNE được chia làm 12 phụ mục nhỏ, đi sâu vào từng mảng chi tiết khác nhau: Giới sao, Thời trang, Phim, Truyền hình, Sách, Nhạc, Sân khấu – Mỹ thuật, Cộng đồng, Video, Làm đẹp, Thư viện, Đẹp tuổi 30. Số lượng phụ mục như vậy được đánh giá là nhiều, phong phú, hơn hẳn về số lượng và nội dung so với mảng giải trí, văn hóa, nghệ thuật của các báo mạng điện tử khác.

Về mặt nội dung, chuyên mục Giải trí cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc, nhiều chiều về tất cả các vấn đề giải trí, văn hóa - nghệ thuật. Bên cạnh các bài đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề văn hóa nổi bật, những góc nhìn văn hóa sâu sắc, những khám phá mang tính hàn lâm, chính thống, phù hợp với giới chuyên môn về nghiên cứu là những bài giải trí đơn thuần nhưng được thực hiện khá công phu và tỉ mỉ.

Tuy đưa tin nhanh song hầu hết các bài đều được kiểm duyệt rõ ràng, minh bạch, đảm bảo chất lượng cao. Những bài viết này không bị rơi vào tình trạng ăn sổi mà còn đưa ra thêm nhiều điểm nhấn, sự phân tích, cái nhìn khách quan của người viết.

Về số lượng tin bài, do là chuyên mục “chủ lực” của VNE nên mảng

Giải trí được đầu tư lớn về số lượng tin bài. Theo thống kê nhanh và chưa đầy đủ của tác giả, một ngày trung bình chuyên mục Giải trí cập nhật khoảng từ 30 đến 40 tin, bài mới sao cho đảm bảo tất cả các phụ mục đều có bài mới đăng. Trong đó tập trung vào các phụ mục tiêu điểm và cũng là những phụ mục được bố trí trên đầu trang như Giới sao, Nhạc, Phim, Thời trang

20 phút một tin. Đặc điểm cập nhật tin khá giống với Dân trí là lên nhanh vào buổi sáng và chậm dần về đầu giờ chiều. Tối vẫn có bài lên nhưng tần suất ít và chậm hơn.

Về mặt hình thức, có thể nói mảng Giải trí của VNE được xây dựng bố cục khá chặt chẽ, khoa học, hợp lí. Chuyên mục được chia làm nhiều phụ mục khác nhau nên bố cục được phân chia theo chiều dọc, dọc theo thanh cuộn chuột. Tuy vậy, bên cạnh bố cục dọc, mảng này vẫn được chia theo bố cục ngang để tận dụng không gian cho phần liên kết và quảng cáo.

Đây được đánh giá là một trong những cách phân chia bố cục hợp lí, khoa học, vừa giúp người đọc tiện theo dõi các bài viết theo chuyên đề vừa đảm bảo tính thương mại của trang báo khi có thể bán được nhiều quảng cáo ở những vị trí đẹp, thuận mắt.

2.1.2. Báo mạng điện tử Dantri.com.vn

Tháng 4/2005, báo mạng điện tử Dân trí (DT) ra đời với tên miền Dantri.com.vn. Đây là một báo mạng điện tử của tờ báo in Khuyến học và Dân trí, trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Giấy phép hoạt động của báo DT số 1050/GP – BTTTT, ngày 15/7/2008. Tòa soạn nằm ở: Số 2 (nhà 48), phố Giảng Võ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Với những chuyên mục thiết thực và bổ ích, thông tin được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, DT dù là phiên bản điện tử của một tờ báo in nhưng là một trong số rất ít báo mạng điện tử ở Việt Nam có khả năng tồn tại độc lập.

Dù “sinh sau đẻ muộn” hơn so với Vietnamnet, Vnexpress và nhiều tờ báo mạng điện tử khác nhưng chỉ sau 5 tháng ra mắt, DT đã lọt vào top 3 tờ báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam theo kết quả từ trang web Alexa.com. Cũng theo đánh giá của trang web này, hiện nay DT là một trong 2 tờ báo mạng điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông nhất. Theo Google Analytics, đến nay, mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo DT tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết, 173 nước trên thế giới có người truy cập đọc DT và DTINews). Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của tờ báo này xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”. Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng.

Các tin, bài trên DT đều được cập nhật hàng ngày, hàng giờ và liên tục nhận được phản hồi từ phía bạn đọc về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa… Ngoài ra, mỗi ngày, DT đều nhận được hàng trăm phản hồi từ phía độc giả gửi về mục “Gửi bình luận của bạn” nằm dưới mỗi bài viết. Đặc biệt là các chuyên mục như Blog, Bạn đọc, Diễn đàn, Tư vấn sức khỏe… thường

tác với độc giả lớn nhất từ trước đến nay. Gần 90% các bài viết trên DT có bạn đọc hồi âm, bình luận. Nhiều bài viết đạt lượng bình luận kỷ lục từ độc giả như bài viết về vụ tắm kiểu bạo hành trẻ ở Bình Dương với gần 10.000 bình luận hay bài tường thuật trực tuyến sự kiện trục vớt xe khách bị lũ cuốn tại Hà Tĩnh với gần 4000 bình luận… Bạn đọc đặc biệt quan tâm, bảy tỏ ý kiến với những bài viết liên quan đến các sự kiện “nóng”, các vấn đề đời sống, pháp luật, những bài viết phản ánh vấn đề xã hội bức xúc, các vấn đề mới của cuộc sống… và chia sẻ với những hoàn cảnh cần giúp đỡ của chuyên mục Tấm lòng nhân ái. Rất nhiều ý kiến của bạn đọc đã được DT khai thác lại trở thành những đề tài “nóng”, được xã hội quan tâm. Năm 2010, báo cũng tổ chức hàng loạt cuộc thăm dò những vấn đề nóng bỏng trong dư luận xã hội, mỗi cuộc đã thu hút được hàng vạn lượt bạn đọc tham gia.

Thông tin văn hóa – nghệ thuật trên báo DT được tổ chức trong hai chuyên mục Văn hóa (các vấn đề về văn hóa, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ) và

Giải trí (thông tin về thời trang, giải trí và giới showbiz, ngôi sao).

Cả 2 mảng Văn hóaGiải trí này đều được chia làm nhiều phụ mục nhỏ, đi sâu chi tiết vào các chuyên đề khác nhau. Mảng Văn hóa được chia làm các phụ mục nhỏ như : Đời sống – văn hóa, Sân khấu – dân gian, Du lịch – khám phá, Văn học, Điện ảnh, Âm nhạc. Mảng Giải trí được chia làm các phụ mục Sao việt, Hollywood, Châu Á, Thời trang, Xem – ăn – chơi.

Bên cạnh các phụ mục chuyên đề chi tiết này, cả 2 mảng Văn hóa

Giải trí đều có một taskbar (thanh sự kiện) cập nhật tất cả các bài viết liên quan đến những sự kiện nóng trong thời gian gần nhất.

Về mặt nội dung có thể nhận thấy một cách rõ ràng 2 mảng Văn hóa

Giải trí của DT có sự khác nhau khá lớn. Mảng văn hóa đi sâu phân tích các sự kiện mang tính văn hóa, văn nghệ, những bài viết sâu cung cấp kiến thức, tư liệu về văn hóa, điện ảnh, âm nhạc du lịch, tìm hiểu các nền văn minh, các

danh lam thắng cảnh, địa điểm điểm văn hóa nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới. Có thể nhận thấy bài viết ở chuyên mục Văn hóa không nhằm mục đích câu khách bằng những chiêu trò rẻ tiền mà đi sâu vào phần nội dung một cách khá hoàn chỉnh. Bài viết chủ yếu là DT tổ chức thực hiện, chỉ có một số ít bài dẫn về từ các báo, tạp chí chuyên về văn hóa, nhưng số này rất ít.

Trong khi đó, mảng Giải trí lại có nhiều điểm khác biệt về nội dung so với mảng Văn hóa. Những bài viết ở mục này thường đi sâu vào khám phá vào đời tư của các nghệ sĩ, những câu chuyện bên lề đời sống showbiz Việt Nam và thế giới để thu hút người đọc. Bên cạnh việc “soi” đời sống hậu trường nghệ thuật, chuyên mục này còn zoom vào những người đẹp, “chân dài” của sàn catwalk khắp thế giới để khai thác những đề tài „nóng bỏng‟ như „lộ hàng‟, „phẫu thuật thẩm mĩ…..Yếu tố „sex‟ cũng được mảng này khai thác triệt để với những cách câu view, giật tít quá đà.

Về số lượng tin mỗi ngày, tại thời điểm khảo sát, mảng Văn hóa dao động từ 7 đến 9 tin, bài/ngày, tương đương 210 đến 270 tin, bài/tháng. Trong khi đó mảng Giải trí có số lượng tin bài nhiều hơn với khoảng 11 đến 13 tin, bài/ngày, tương đương 330 đến 400 tin, bài/tháng. Vào những thời điểm có sự kiện thu hút, số lượng tin bài có thể tăng đột biến.

Về mặt hình thức, bố cục của mảng văn hóa và giải trí của DT có bố cục đơn giản, hài hòa, tinh gọn và khá khoa học. Homepage của mỗi chuyên mục sẽ làm nổi bài viết mới nhất bằng cách cho thumnails của bài viết đó và rõ ràng hơn so với các bài viết bên dưới. Bên trên là thanh sự kiện cập nhật các chuỗi bài liên quan đến những chủ đề nóng. Tiêu đề của bài trong hompage của mỗi mục có màu xanh đậm trong khi phần sapo để chữ màu đen, nền trắng. Những bài viết được phân bố bên trái màn hình. Bên phải dành cho các liên kết và banner quảng cáo. Ngoài ra bên trái còn có một phần không gian

tích chuyên sâu, nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội. Bên dưới (footer) của chuyên mục, DT thiết kế sắp đặt các bài đã đăng để người đọc tiện theo dõi theo ngày. Dưới phần các bài đã đăng là phần video gồm một thanh kéo ngang, mỗi thanh gồm 5 video hot do Dân Trí cập nhật, cho phép người xem theo dõi video và lựa chọn những video khác nhau. Dưới mục video là một tab chia làm 2 dòng, gồm 8 tin, bài đọc nhiều nhất chuyên mục. Dưới mục này là thanh menu thu gọn của các chuyên mục của báo và phần thông tin về tòa soạn. Nhìn chung về hình thức của 2 mảng văn hóa và giải trí không có gì khác biệt về hình thức. Đây được coi là một cách sắp xếp khá khoa học, phong phú, đa dạng và hấp dẫn tuy còn hơi đơn điệu và không bắt mắt cho lắm.

2.1.3. Báo mạng điện tử Vietnamnet.vn

Báo Vietnamnet (có tên miền Vietnamnet.vn) là hệ thống thông tin trực tuyến đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, được hình thành từ năm 1997 với tên gọi mạng thông tin trực tuyến VASC Orient. Ngày 23/1/2003, Vietnamnet chính thức được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép trở thành báo mạng điện tử.

Hơn 10 năm qua, Vietnamnet đã trở thành một thương hiệu có đẳng cấp trong làng báo chí Việt Nam, trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với độc giả trong nước và quốc tế.

Đến nay, Vietnamnet là một tập đoàn báo mạng điện tử lớn với 16 chuyên trang, chuyên mục về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc tế, giáo dục, CNTT-Truyền thông, thể thao, khoa học… và 10 tờ báo chuyên sâu gồm: TuanVietnamnet, Vietnamnet Jobs, Vietnamnet TV, VietTimes… với lượng truy cập 600 triệu lượt mỗi tháng với lượng độc giả thuộc hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay (đứng thứ 276 thế giới và đứng thứ 6 Việt Nam theo xếp hạng của Alexa).

Tờ báo có tốc độ cập nhật tin bài khá cao (tốc độ đẩy tin trung bình là 6 phút /tin) và cập nhật liên tục 24/24 từ nhiều nguồn tư liệu phong phú, đa dạng và luôn nóng hổi thời sự. Khác với các báo điện tử khác ở Việt Nam hiện nay, Vietnamnet có đội ngũ phóng viên, biên tập viên khá đông đảo trên tất cả các vùng miền cả nước, chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực cụ thể do Ban biên tập phân công, trong đó có các tin tức xã hội nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả, được ban biên tập đặc biệt chú trọng.

Là một trong những báo điện tử đầu tiên và lớn nhất Việt Nam hiện nay, không nằm ngoài xu hướng “thị trường” đang ngày một lan rộng, Vietnamnet cũng đầu tư khá lớn cho mảng thông tin văn hóa – nghệ thuật.

Trước hết về mặt hình thức, ngoài chuyên mục Văn hóa trên Vietnamnet.vn, báo mạng điện tử Vietnamnet còn xây dựng và phát triển hẳn một chuyên trang về thông tin giải trí tại địa chỉ 2sao.vn (gọi tắt là 2Sao).

Chuyên mục Văn hóa trên Vietnamnet.vn và chuyên trang 2Sao có nhiều điểm khác biệt về nội dung có thể nhận thấy khã rõ ràng, mặc dù sự khác biệt này càng về sau càng không còn rõ rệt như trước nữa.

Chuyên mục Văn hóa là một trong những chuyên mục khá nổi tiếng của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu Thảm họa báo mạngtrong việc thông tin về văn hóa - nghệ thuật ( Khảo sát Bảo điện tử Vietnamnet, Vnexpress và Dân trí năm 2011, 2012) (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)