3.2. Giải pháp quản lý báo mạng điện tử Việt Nam
3.2.1. Giải pháp về chính sách
- Tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý báo mạng bằng những văn bản pháp quy cần được làm chặt chẽ và kiên quyết thực hiện.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với báo mạng điện tử mà cụ thể là phải hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý thông tin nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với báo mạng điện tử.
- Nâng cao năng lực quản lý báo mạng điện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Có nhiều biện pháp công nghệ, kỹ thuật để khắc phục hoạt động dịch vụ Internet trái phép, ngăn chặn các trang tin phản động, đồi trụy, xâm phạm đời tư, làm tha hóa đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục.
- Gấp rút tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơ quan báo mạng điện tử, trước hết tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên tập và phó tổng biên tập báo. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên báo chí, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, quản trị kinh doanh báo mạng điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kiên quyết thay thế những người không đủ phẩm chất, năng lực.
- Đưa ra quy chế xử phạt nặng hơn.
Sau một thời gian “thảm họa báo mạng” bùng nổ như “nấm mọc sau mưa” và khiến dư luận xã hội cũng như giới nghệ sĩ có nhiều bức xúc, các cơ quan quản lí đã bắt đầu vào cuộc để chấn chỉnh lại lĩnh vực này với nhiều biện pháp mạnh tay, xử phạt và thậm chí đình bản, rút giấy phép một số trang báo mạng điện tử, trang thông tin điện tử ở những mức độ khác nhau.
Năm 2014 có thể coi là một năm cực kì mạnh tay của các cơ quan chức năng trong việc siết chặt quản lí hoạt động của các báo mạng cũng như trang thông tin điện tử trên phạm vi cả nước. Hoạt động xuất bản thông tin được kiểm soát chặt chẽ, xử lí triệt để ở những mức độ khác nhau và có tính chất răn đe tốt với các cơ quan báo chí.
Trong năm qua, vụ việc xử phạt báo chí đáng chú ý nhất phải kể đến việc trang thông tin điện tử 2Sao.vn của báo Vietnamnet.vn bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông tước giấy phép hoạt động trong vòng 3 tháng và phạt tiền 55 triệu đồng vì đăng tải bài viết “Nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò” có nội dung xúc phạm danh nhân, bình luận phản cảm, ghép, chế hình minh họa. Bên cạnh đó trang thông tin điện tử tổng hợp 2Sao.vn cũng không thực hiện trích dẫn nguồn tin chính thức theo quy định tại một số tin, bài viết. Vụ
khủng hoảng nhân sự và buộc phải chuyển qua tên miền tintuconline.com.vn để hoạt động “trá hình”.
Bên cạnh vụ việc của 2Sao, nổi cộm trong năm qua còn có vụ việc báo điện tử Tri Thức Trẻ bị phạt 207 triệu đồng và đình bản 6 tháng vì đăng tải bài viết Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ. Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, báo Tri Thức Trẻ bị phạt do các lỗi như “Không ghi rõ họ tên thật hoặc bút danh tác giả bài viết Gái miền Tây và 3 chữ 'N' nổi danh thiên hạ; Đăng ảnh của cá nhân mà chưa được người đó đồng ý trong bài; Đăng thông tin gây mất đoàn kết dân tộc”. Ngoài ra, do bài viết này mà báo Trí Thức Trẻ cũng phải cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật. Vụ việc này của báo Tri Thức Trẻ đã khiến cho hàng loạt các trang tin điện tử “xuất bản nhờ” thuộc hệ thống của Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp) phải tạm thời ngừng hoạt động một thời gian để tìm “đối tác” mới.
Ngoài 2 vụ việc đáng lưu ý trên, trong năm 2014 cũng ghi nhận hàng chục vụ xử phạt khác của cơ quan chức năng đối với các báo và trang tin điện tử như: Phạt 220 triệu đồng với 5 báo và tạp chí bao gồm Tiền Phong, Đất Việt và Kiến Thức, Tạp chí Doanh nghiệp và trang trại Việt Nam, Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (thuộc Bộ TT&TT) vì “đăng bài thiếu kiểm chứng, tạo dư luận không tốt đến môi trường văn hóa xã hội, chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước”; Phạt báo An ninh Thủ đô 25 triệu đồng do quảng cáo một số sản phẩm thực phẩm chức năng "không phù hợp với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận”; Phạt báo mạng điện tử Thanh niên 15 triệu đồng, Infonet, Tiền phong, Tri thức trực tuyến 10 triệu đồng và báo điện mạng tử Một thế giới 6 triệu đồng vì “có hành vi đưa thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh và phát triển kinh tế, du lịch của thành phố Hà Nội trong bài báo Hà Nội đứng
thứ 9 thế giới về… nạn móc túi; Phạt báo Nông thôn Ngày nay 42 triệu đồng vì có 4 sai phạm trong các bài viết của mình; Phạt báo Thể thao 24h 10 triệu đồng vì những thông tin sai sự thật trong bài báo Hành trình đi tìm tuổi thật của đội trưởng U19 VN Công Phượng: 19 hay 21 tuổi?;
Ngoài các báo mạng điện tử có tiếng như trên, các cơ quan chức năng cũng siết chặt quản lí với các trang thông tin điện tử đang hoạt động hoặc chưa được cấp phép. Cụ thể, trong năm 2014, đã có 27 trang thông tin điện tử bị xử phạt với tổng số tiền lên tới 555 triệu đồng. Ngoài ra, còn hàng chục trang thông tin điện tử chưa được cấp phép bị buộc ngừng hoạt động.
Các hoạt động xử phạt mạnh tay của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm qua đã phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhiều độc giả trong việc làm trong sạch “môi trường đọc”, đồng thời cũng khiến nhiều cơ quan xuất bản báo chí “chùn tay” hơn trong việc cho ra đời những sản phẩm dễ dãi, “thảm họa”. Đây là một tín hiệu tích cực, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền báo mạng điện tử nước nhà. Tuy nhiên, theo tác giả luận văn, mức phạt cần được nâng cao bởi việc đánh mạnh vào kinh tế là biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh hành động của các tòa soạn báo. Nếu mức phạt chỉ ở mức làng nhàng, cảnh cáo, rất nhiều báo sẽ bất chấp vẫn đăng để câu view, sau đó chấp nhận “rút ví” nộp phạt vì số tiền cũng không đáng là bao. Ngoài nâng số tiền phạt, với một số trường hợp vi phạm nặng nên thẳng tay rút giấy phép hoạt động.