Một số thống kê về tình hình phát triển của Phật giáo tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và so sánh với Việt Nam Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 38)

8. Bố cục của đề tài

1.3. Một số thống kê về tình hình phát triển của Phật giáo tại Hàn Quốc

Biểu đồ 1.1. Thống kê biến động về số lượng Phật tử và chùa ở Hàn Quốc (1943~2005) Nguồn: http://www.ibulgyọcom/news/photo/201104/73665_12878.jpg

Trong biểu đồ trên, cột biểu thị các chùa, đường đồ thị phía dưới biểu thị số lượng những người công tác, làm việc trong ngành giáo dục theo đạo Phật, đường đồ thị phía trên biểu thị số lượng các Phật tử. Có thể thấy, số lượng Phật tử đã tăng vọt. Và vào năm 2005, số lượng Phật tử là 10,726,463 người, đã tăng 18.24 lần so với năm 1943 (588,210 người). Số lượng năm 2005 là 22,072 chùa, tăng gấp 15 lần so với năm 1943 (1,466 chùa). Điều đó minh chứng cho sự phát triển của đạo Phật ở Hàn Quốc trong một giai đoạn nửa thể kỷ.

Biểu đồ 1.2. Hàn Quốc nằm trong số các nước có tỉ lệ dân số theo đạo Phật đông nhất thế giới - Nguồn: http://bopstorỵtistorỵcom/2366

Biểu đồ 1.3. Dân số và số lượng chùa tại khu vực Seoul và Gyeonggi (2014) – Nguồn: naver.com/

Trong biểu đồ trên, cột màu xanh biểu thị dân số, chữ số màu xanh được ghi trong ngoặc là tỉ lệ người dân trên số chùa, chữ số màu đỏ được ghi trong ngoặc là số chùạ Các khu vực được khảo sát có dân số từ 300.000 người trở lên. Như vậy, có thể thấy tỉ lệ chùa trến số dân của Hàn Quốc là tương đối caọ Hai cột đầu là biểu thị phía bắc thành phố Seoul và phía nam thành phố Seoul, nơi tập trung nhiều chùa nhất.

Căn cứ theo số liệu năm 2015 của Tổng cục thống kê Hàn Quốc (Korean Statistical Information Service) thì số lượng di sản văn hóa và quốc bảo, bảo vật theo từng tơn giáo ở Hàn Quốc có thể nhận xét rằng: Phật giáo có vị thế hơn hẳn về mặt số lượng các di tích, danh lam thắng cảnh hay quốc bảo… so với các tôn giáo khác ở Hàn Quốc. Đồng thời, trong chính sách của chính phủ Hàn quốc cũng có nhiều ưu ái với tôn giáo nàỵ

Loại tôn giáo Tổng (Năm 2015) Quốc bảo Bảo vật Di tích Danh lam thắng cảnh Văn vật nghìn năm Di sản văn hóa phi vật thể quan trong Tài liệu dân tộc quan trọng Di sản văn hóa đã xếp hạng Tổng số 4287 317 1842 491 109 455 122 286 665 Phật giáo 1402 171 1150 23 16 1 8 2 31 Nho giáo 95 6 53 22 2 - 4 4 4 Thiên chúa giáo 34 - - 8 - - - - 26 Tin lành 26 - - 2 - - - - 24 Tín ngưỡng Tangun 2 - - 1 - - - 1 - Khác 2726 140 639 435 91 454 110 279 578

Bảng 1.4. Số lượng di sản văn hóa và quốc bảo, bảo vật theo từng tôn giáo ở Hàn Quốc

Nguồn:http://kosis.kr/statHtml/statHtml.dỏorgId=150&tblId=TX_15002_A017&vw_cd= MT_TM2_TITLE&list_id=B10_B10_1&scrId=&seqNo=&lang_mode=ko&obj_var_id=& itm_id=&conn_path=MT_TM2_TITLE&path=%252FcustomStatis%252FcustomStatis_02 List.jsp

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này, tơi đã trình bày về những khái niệm cơ bản mà luận văn sẽ đề cập trong nội dung chính như phong tục, tập quán, nghi thức… Tôi cũng nghiên cứu và tham khảo những tài liệu mới mà từ trước đến nay ở Việt Nam chưa được đề cập tới về vấn đề Phật giáo đã tiếp cận bán đảo Hàn như thế nào, khái quát về đặc điểm và tình hình của Phật giáo hiện nay tại Hàn Quốc. Đây là cơ sở để tôi đi sâu giải quyết mục đích mà luận văn đã đề ra trong phần Mở đầụ

CHƢƠNG 2

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG CÁC NGHI LỄ VÒNG ĐỜI

Mối liên hệ của con người trong xã hội rất phức tạp, trong đó, các nghi thức, nghi lễ liên quan đến tình cảm chiếm phần lớn như là: Cúng kỵ ông bà cha mẹ tổ tiên, ma chay, hiếu hỷ, âm binh cô hồn, thờ cúng thần thánh, cầu an, cầu siêu, cưới hỏi, xây dựng nhà cửa, chúc thọ … Các nghi lễ tơn giáo và lễ hội truyền thống cũng có nhiều như Tết nguyên đán, rằm tháng giêng, lễ Phật đản, lễ vía Phật, Bồ-tát, Tổ sư, lễ Vu lan, rằm tháng mười… Những nghi lễ như vậy chi phối mạnh mẽ đến các sinh hoạt tinh thần, văn hóa của đời sống nhân dân. Các tôn ni, sư được quần chúng coi trọng và ngôi chùa là nơi diễn ra hầu hết các buổi lễ ấỵ Thông qua nhu cầu nghi lễ, chúng ta tạo được mối quan hệ gắn bó giữa đạo và đời, giữa người tu hành với quần chúng nhân dân. Qua đó, chúng ta có thể chuyển hóa họ bỏ ác làm lành, sống có đạo đức, an lạc. Chính vì vậy, ngày nay các nghi lễ chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất được người dân Hàn Quốc ưa chuộng và tin tưởng.

2.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong lễ thôi nôi 2.1.1. Nguồn gốc

Con cái là hạnh phúc của những người làm cha làm mẹ. Từ xưa đến hiện đại, người Hàn Quốc vẫn lưu truyền những phong tục, tập quán về sự sinh ra của một sinh linh mới, chịu ảnh hưởng từ niềm tin vào đạo Phật. Thời xưa, ở những gia đình chưa có con cái, người phụ nữ tìm đến những cây to hoặc tảng đá lớn trong chùa để cầu tự. Đặc biệt, vào dịp lễ Phật đản, người phụ nữ Hàn Quốc làm nghi lễ cúng Phật tại nhà hoặc tại chùạ Ngày nay, dù y học đã phát triển, những cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến bệnh viện để chữa trị. Tuy nhiên, người Hàn Quốc vẫn giữ niềm tin nàỵ Phụ nữ Hàn Quốc hiện đại vẫn tìm đến các chùa để cầu tự. Họ có thể đi một mình hoặc đi cùng chồng.

Khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ phải đối mặt với những nỗi lo khác. Ở Hàn Quốc thời xưa, do có nhiều bệnh tật và tỉ lệ các bé tử vong khi sinh và tử vong do bị 29 Bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc:

bệnh ốm khá caọ Do đó, việc bé vượt qua mốc một tuổi được xem như là em bé đó đã vượt qua được chướng ngại vật đầu tiên. Khi đứa con trịn 1 tuổi, gia đình và cha mẹ của bé sẽ tổ chức tiệc to mừng bé tròn 1 tuổị Tiệc này được gọi là 돌잔치 –

Doljanji – hay cịn gọi là tiệc thơi nơị Tuy bữa tiệc này có quy mơ lớn nhỏ khác nhau giữa các gia đình giàu nghèo, giữa nơng thôn và thành thị nhưng là một bữa tiệc quan trọng nhất định phải có.

2.1.2. Các nghi thức trong Lễ thôi nôi

Trong buổi lễ thôi nôi, cha mẹ sẽ mặc cho bé bộ Hanbok thật đẹp và rực rỡ, đặt ra trước mặt bé nhiều thứ đồ cho bé lựa chọn. Các đồ vật thường thấy theo phong tục từ xưa truyền lại là bánh teok, cuộn chỉ, tiền, cung tên, sách, giấy, bút lông, mực, ... Thời hiện đại, các đồ vật có khác về hình dáng và mang nét hiện đại hơn nhưng tính chất khơng hề thay đổị Các đồ vật đưa ra trước mặt cho bé chọn vẫn ẩn chứa những ý nghĩa tương tự. Ví dụ: chuột máy tính, bút bi, đồ chơi hình ống tai nghe bác sĩ, búa gỗ, mícro và tiền. Và các đồ vật này khơng bị giới hạn theo giới tính của bé trai hay bé gái như trước nữạ Việc bé nắm vào đồ vật gì đầu tiên được cho là sự dự đốn sau này bé sẽ làm nghề gì hay giỏi trong lĩnh vực nàọ

Ngày nay, nhiều gia đình chọn làm lễ thôi nôi tại chùạ Lễ thôi nôi tại chùa có sự tham gia của cha mẹ và người thân trong gia đình em bé, họ hàng. Lễ thôi nôi được nhà sư tiến hành trong không gian đầm ấm, trang trọng.

Các bé xinh xắn trong sinh nhật đầu tiên Cảnh bé trai chọn đồ vật trong tiệc thôi nôi - Nguồn: http://mulpix.com/instagram/ – Nguồn: http://ymcacom.tistorỵcom/49

2.1.3. Ý nghĩa Phật giáo trong lễ thơi nơi ở Hàn Quốc qua hình ảnh ba vị bồ tát phù hộ trẻ nhỏ phù hộ trẻ nhỏ

Người Hàn Quốc tin rằng “삼싞할머니” (Samsin Halmoni – three gods governing childbirth) sẽ che chở và bảo vệ cho đứa con của họ. Đây chính là ba vị bồ tát trong đạo Phật: Amitabha Buđha (阿彌陀); Sahasrabhuja-aryaavalokiresvara Buđă千手千眼觀世音菩薩) và The Buđha daeseji (大勢至菩薩) phù hộ cho phúc lành, tài lộc, tuổi thọ và con cáị

3 vị thần phù hộ cho trẻ nhỏ – Nguồn: blog.naver.com/

Có thể thấy rằng người Hàn Quốc theo đạo Phật hoặc không theo đạo Phật đều có niềm tin vào những điều tốt lành mà Phật giáo mang lại cho con cái mình. Điều đó thể hiện cụ thể qua niềm tin của người Hàn Quốc vào ba vị bồ tát bảo vệ , phù hộ cho trẻ nhỏ. Lễ thôi nơi gần gũi với mỗi gia đình càng cho thấy đạo Phật và những triết lý nhân sinh của nó gắn liền với thành viên bé nhỏ tuổi và quan trọng của gia đình Hàn Quốc.

2.1.4. Liên hệ lễ thôi nôi ở Việt Nam

Thôi: dừng lại, bỏ đị Nôi: cái nôi nơi đứa bé nằm

Do đó, thơi nơi có ý nghĩa là đứa bé không nằm trong nôi nữa, đứa bé đã lớn hơn và chuyển ra khỏi nôị

Ở Việt Nam, lễ thơi nơi cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Gia đình làm lễ cúng thơi nơi, cầu mong cho đứa con những điều tốt đẹp nhất. Lễ thơi nơi ở Việt Nam cũng có tên gọi khác là lễ cúng đầy năm. Tùy theo phong tục, tập quán ở từng vùng miền mà các thứ đồ chuẩn bị lễ thôi nôi cho trẻ cũng khác nhaụ Thông thường là xôi, chè, thịt luộc, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả. Sau lễ thơi nơi, cả gia đình qy quần xung quanh đứa trẻ và trò chuyện trong khơng khí đầm ấm.

hiếm muộn hay đến cầu tự đó là chùa Hương, đền Sinh (Hải Dương) và chùa Ngọc Hồng (Thành phố Hồ Chí Minh). Đặc biệt, đền Sình được lưu truyền là nơi cầu tự linh thiêng, có những phiến đá hình sản phụ đang sinh nở.

Như vậy, ở Việt Nam, đạo Phật cũng có ảnh hưởng sâu sắc trong niềm tin và cầu mong của người dân về vấn đề con cái, niềm tin của người Việt Nam vào đức Phật phù hộ, che chở cho con cái mình. Do vậy, trong lễ thôi nôi, cha mẹ cầu xin đức Phật và các bồ tát ban phước lành cho đứa trẻ. Đây là điểm tương đồng dễ nhận thấy trong văn hóa của hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.

2.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong lễ trƣởng thành 2.2.1. Nguồn gốc

Trong chu trình cuộc đời, mỗi người đều phải nhận ra được vai trò và ý nghĩa của bản thân đối với cộng đồng và cần sự công nhận của cộng đồng về sự tồn tại của mình. Chính vì thế, để giúp mỗi người có cơ hội thể hiện bản thân, nhiều nước đã tổ chức ngày lễ Trưởng thành như một điều khẳng định của cá nhân với toàn xã hội về chức trách, thiên chức của họ với bản thân và mọi người xung quanh. Cùng chung ý nghĩa đó, tại Hàn Quốc, lễ trưởng thành là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa trọng đại của cả dân tộc.

Lễ trưởng thành là ngày lễ ghi nhận sự trưởng thành của một người với trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như lịng kiêu hãnh vì từ nay trở thành một người trưởng thành, có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Vào ngày này, ở các công ty Hàn Quốc tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho những nhân viên trẻ. Lễ trưởng thành ở Hàn Quốc có từ năm 965 triều đại Koryọ Thời đó, lễ trưởng thành của nam giới được gọi là Kwan Rye (冠禮), lễ trưởng thành của nữ giới được gọi là Kye Rye (筓禮). Thời Joseon, chỉ có con cái nhà tầng lớp trung lưu trở lên mới được làm lễ nàỵ Sau thời gian dài và những biến cố lịch sử, năm 1973, lễ trưởng thành được khôi phục vào tháng 4. Năm 1975, lễ trưởng thành được chuyển sang tháng 5 để trùng với tháng thanh thiếu niên. Từ năm 1984, ngày lễ

trưởng thành được thay đổi thành ngày thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 5 dương lịch. Đối tượng là những người bước vào tuổi 19 (tính theo Dương lịch), tức là tuổi 20 (tính theo Âm lịch)30.

2.2.2. Các nghi thức trong Lễ trƣởng thành

Lễ trưởng thành được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có kiểu truyền thống, có kiểu hiện đạị Gần đây, có nhiều thanh niên đã lựa chọn làm lễ trưởng thành trong chùạ Nghi lễ được bắt đầu với tiếng chuông chùa quen thuộc. Tiếp đó lần lượt là các nghi lễ ca ngợi Tam bảo, nghi lễ quy y cửa Phật, đọc Bát nhã

tâm kinh, hát bài hát thỉnh đức Phật, đại diện các thanh thiếu niên tuyên thệ, cung

kính thỉnh cầu đức Phật khai tâm, bày tỏ mong muốn trở thành đệ tử của Phật môn, nghe lời huấn thị từ tiên giới, giải thích pháp danh, tuyên bố trưởng thành, lời chúc mừng của các vị khách mời, lời đáp tạ của các thanh niên được làm lễ trưởng thành, lời giác ngộ của nhà sư làm chứng, các thanh niên được làm lễ trưởng thành lạy 3 lạy, các gia đình có con làm lễ trưởng thành chào hỏi nhau, nghe dạy về phương pháp tự rèn luyện tu dưỡng làm nhiều việc thiện, rời xa điều ác, lời chúc nguyện, các thanh niên làm lễ trưởng thành nhận cuốn sổ nhỏ ghi lời tuyên thệ, đồng thanh đọc lớn Tứ hoằng thệ nguyện (bốn điều nguyện rộng lớn mà tất cả bồ tát nên phát khởi khi cịn ở nhân vị: Nguyện thứ nhất, Phật đạo vơ thượng nguyện thành, vì tự tính và Phật tính vốn đồng, vạn đức trang nghiêm, nên thề không thối đọạ Nguyện thứ hai, chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, do tự tính chúng sinh, nên tự ưng độ. Nguyện thứ ba, pháp môn vơ biên thệ nguyện học, nhân vì thâm nhập Kinh Tạng, trí huệ như biển, nên có thể làm người khác giác ngộ. Nguyện thứ tư, phiền não vơ biên thệ nguyện đoạn, vì đoạn tận phiền não, nên Phật đạo mới được nguyện thành.) Tất cả thanh niên làm lễ cùng đồng thanh: “Trưởng thành là thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ và nhận được quyền lợi chính đáng trong xã hộị Chúng con sẽ nghiêm túc thực hiện đạo lý mà các bậc bề trên đã chỉ dạỵ” Nhà sư động viên,

khuyến khích các bạn trẻ vừa thực hiện xong lễ trưởng thành: “Bây giờ, mỗi người các con đã là người trưởng thành, là công dân trưởng thành của xã hộị Ta mong rằng các con hãy sống một cuộc đời đẹp vì sự phát triển của xã hội và khẳng định bản thân.31”

2.2.3. Ý nghĩa Phật giáo trong lễ trƣởng thành ở Hàn Quốc

Phật giáo khuyên răn con người làm điều thiện, suy ngẫm phân biệt phải tráị Điều này rất có ý nghĩa đối với những thanh niên vừa trưởng thành, có sức khỏe và tài năng nhưng còn thiếu chin chắn trong phân định điều gì nên làm và khơng nên làm. Có lẽ đây cũng chính là lý do ngày càng nhiều thanh niên Hàn Quốc lựa chọn thực hiện nghi lễ trưởng thành tại chùa, theo nghi lễ Phật giáọ

Lễ trưởng thành của các thanh niên Hàn Quốc tại chùa CheonRyongSa Nguồn: naver.com/

Lễ trưởng thành của các thanh niên Hàn Quốc tại chùa CheonRyongSa

2.2.4. Liên hệ Lễ trƣởng thành ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta biết đến Lễ trưởng thành của người Dao và người Ê đê, người Chăm Bà Ni (Ninh Thuận). Các nghi lễ này được tổ chức theo tín ngưỡng riêng của dân tộc thiểu số. Đối với dân tộc Kinh, lễ trưởng thành chưa phổ biến và chủ yếu do các trường cấp 3 tự tổ chức cho học sinh trong những năm gần đây dưới dạng một sự kiện của trường. Trong lễ trưởng thành này, các em học sinh bước sang tuổi 18 sẽ chia sẻ những suy nghĩ và đắn đo, dự tính của bản thân mình trong tương lai sắp tớị Trường THPT Việt Đức là nơi đầu tiên tổ chức Lễ trưởng thành vào tối 18/10/200932. Lễ trưởng thành cịn nhằm cảm tạ cơng ơn của cha mẹ và thầy cô đã sinh thành và dạy dỗ nên ngườị

Các con quỳ gối rửa chân cho cha mẹ trong lễ trường thành – Nguồn: baonghean.vn Lễ trường thành ở Việt Nam tuy chưa được thực hiện trong chùa như ở Hàn Quốc nhưng nó cho thấy nét tương đồng trong sự phát triển và tương tác văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và so sánh với Việt Nam Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)