Trong Tang lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và so sánh với Việt Nam Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 60)

8. Bố cục của đề tài

2.4. Trong Tang lễ

2.4.1. Nguồn gốc

Tang lễ hay đám ma là nghi lễ cuối cùng của đời ngườị Đây là nghi lễ đặc biệt khơng cịn do tự người được làm lễ tang tham gia được nữa mà được những người thân hay bạn bè, hay người được giao phó thực hiện tang lễ cử hành cho người đã khuất. Ở Hàn Quốc, người ta cho rằng, khi linh hồn rời khỏi thân thể, linh hồn đó cần được mọi người an ủi, tiễn đưạ Tang lễ theo nghi thức Phật giáo bắt đầu

từ sau giai đoạn thời đại Tam quốc và thời Silla thống nhất, khi Phật giáo được truyền vào Hàn quốc và được phổ biến rộng rãị Đối với cha mẹ, thời kì để tang của con cái là 3 năm. Đối với các nhà sư, thời kì để “tâm tang” cũng là 3 năm. Tang lễ theo nghi thức của đạo Phật ở Hàn Quốc được thực hiện theo hình thức hỏa táng. 34

Đám tang cố Tổng thống Roh Moo Hyeon – Nguồn: bs.local.cbs.cọkr/

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ người Hàn Quốc làm tang lễ hỏa táng đã tăng lên nhanh chóng từ năm 2002

– Nguồn: yonhapnews

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy số lượng người Hàn Quốc chọn hình thức tang lễ theo nghi thức Phật giáo hỏa táng đã tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2002. Những nhà lãnh đạo của Hàn Quốc cũng chọn hình thức này cho tang lễ của mình. Lễ tang của cựu Tổng thống Hàn Quốc Rob Moo Hyun cũng được tổ chức theo nghi lễ Phật giáọ Không chỉ trong tang lễ, năm 2014, lễ tưởng niệm các em học sinh chết trong vụ chìm phà Sewol đã được tổ chức với quy mô lớn tại Seoul theo nghi thức Phật giáọ

2.4.2. Các nghi thức trong Tang lễ ở Hàn Quốc

Trong cuốn 釋門家禮; 석문가례 (Tạm dịch: Phật môn gia lễ)35, nhà sư Kwan Haeng Sang đã ghi lại các nghi thức được thực hiện trong tang lễ.

- Khai lễ: Nhà sư sẽ tuyên bố bắt đầu buổi lễ

- Tam quy nghi lễ: Nhà sư chủ lễ dẫn dắt mọi người thực hiện nghi lễ quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng)

- Nhắm mắt cầu nguyện: Những người tham dự tang lễ sẽ bước vào trước ban thờ, cùng quỳ xuống và nhắm mắt lại cầu nguyện.

- Đọc to tiểu sử người đã khuất: nhà sư chủ lễ đọc vắn tắt tiểu sử người đã khuất, những thành tích nổi bật hay những điều người đã khuất đã làm được khi sinh thờị

- Làm yên lòng người đã khuất: Nhà sư chủ lễ giảng giải lời dạy của Phật, cầu cho linh hồn người quá cố được yên nghỉ.

- Gọi hồn: Nhà sư chủ lễ lắc chuông gọi hồn người quá cố. - Đặt vòng hoa: đặt hoa trước linh cữu người đã khuất

- Đọc kinh: Nhà sư chủ lễ đọc Bát nhã Tâm kinh. Tiếp theo, mọi người tham dự

cùng đọc to kinh Phật cầu cho linh hồn người quá cố sớm dứt bỏ những mối quan hệ lúc sinh thời và mau chóng về với thế giới của Phật.

Cúi đầu trước người đã khuất - Nguồn: http://3il.cọkr/

- Đọc điếu văn: nhà sư chủ lễ đọc điếu văn tỏ lòng thương tiếc người đã khuất

Đọc điếu văn – Nguồn: http://3il.cọkr/

- Phát biểu cảm tưởng: một người đại diện trong số những người dự tang lễ sẽ thay mặt mọi người bày tỏ sự tiếc thương người mới “ra đi” và chia buồn với gia đình người đã khuất. Người này có thể là bạn thân hay là một người gần gũi với người quá cố nhất.

- Thắp hương: gia quyến, thân nhân của người chết thắp hương trước. Sau đó đến lượt những người tham dự lễ tang thắp hương.

- Đồng thanh đọc tứ hằng hạnh nguyện: mọi người cùng đồng thanh đọc bốn điều nguyện mà tất cả bồ tát nên phát khởi khi còn ở nhân vị. Cầu cho người đã khuất thành chính quả nơi cõi Phật.

- Đáp tạ: người trưởng nam hoặc người đứng ra làm chủ đám ma phát biểu, cảm ơn những người đến tham dự tang lễ.

- Kết thúc buổi lễ: Nhà sư làm lễ tuyên bố kết thúc tang lễ.

- Lễ hỏa táng: Mọi người cùng đưa linh cữu đến nơi an táng. Ở đây, sẽ thực hiện hỏa táng. Người ta cho thi thể người quá cố vào lò và hỏa táng. Nhà sư và những người tham dự đọc kinh Phật cho đến khi thi thể cháy hết. Sau khi thi thể cháy hết, xương người chết nguội đi, nhà sư chủ lễ đặt di cốt vào tờ giấy màu trắng rồi đưa cho thân nhân người quá cố đến lễ hỏa táng chịu tang. Tiếp đó, di cốt này được đập vụn nát ra và đưa đến ngôi chùa của vị sư chủ lễ để làm lễ. Sau 49 ngày, sư chủ lễ

tiến hành làm lễ và chỗ bụi tro xương này sẽ được đem lên rắc trên núi hoặc trải trên sông.

Mọi người dự tang lễ chắp tay cầu khấn – Nguồn: http://3il.cọkr/

2.4.3. Ý nghĩa Phật giáo trong Tang lễ ở Hàn Quốc

Sinh – Lão – Bệnh – Tử, Tang lễ là nghi lễ cuối cùng kết thúc vòng đời của một con ngườị Người Hàn Quốc tuy sống trong xã hội công nghiệp hiện đại, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của phương Tây nhưng tận sâu trong tâm hồn vẫn có những niềm tin rất Á Đông, không thể lay chuyển về sự sinh tử, luân hồị Với ý nghĩa đó, Phật giáo có sự ảnh hưởng âm thầm trong đời sống tinh thần của người Hàn Quốc khi hướng về người đã khuất.

2.4.4. Liên hệ với Tang lễ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghi thức tang lễ theo đạo Phật đã có từ lâu và phổ biến. Gia chủ sẽ thỉnh một nhà sư đến để hộ niệm. Đây là sự đề cao năng lực cứu độ của người xuất giạ Nhà sư này sẽ xem ngày giờ, tuổi tác kỵ, hợp. Sau khi các thủ tục và vật dụng cần thiết được chuẩn bị, nhà sư cử hành lễ nhập liệm. Tiếp đó, bày một án thờ trước quan tài, chuẩn bị vàng mã, lập bàn thờ Phật để tụng kinh cầu nguyện. Nhà sư đọc nhiều bài kinh trong suốt lễ tang từ khi liệm, cúng cơm cho đến khi hạ huyệt.

Lễ tang theo nghi thức Phật giáo ở Việt Nam – Nguồn: http://nguoiphattụcom/

Nghi thức cụ thể như sau:

- Trị quan nhập liệm: Thi thể người mất được tắm rửa sạch sẽ, đưa vào quan tài bằng nghi thức: lấy chén nước trong + cây nến gắn vào một cái cây gác trên một góc quan tàị Vị sư dùng tay ấn, đọc thần chú, tẩy sạch quan tài và vật dụng tẩm liệm sau đó đưa thi hài vào quan tàị

- Phục hồn: Lập bàn thờ Linh có linh ảnh, bài vị và bát nhang, thỉnh vong linh an vị để cho thần thức định tĩnh nhập rõ sự việc đang phải lìa thể xác.

- Khai kinh - Tiến linh: Lập bàn thờ Phật, thỉnh Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của vong giạ Tụng kinh để hương linh làm tư lương hướng Phật.

- Phát tang: Ðể cho bà con thân bằng quyến thuộc có cơ hội từ giả biệt luận với vong giả. Từ đây là chính thức báo tang.

- Triêu điện: các lễ cúng cho hương linh trong thời gian chưa chôn cất gọi là ĐIỆN. Lễ này cúng buổi sáng gần ngày đưa tang, dành riêng cho bà con đọc ai điếu, lời từ biệt.

- Tịch điện: lễ cúng buổi tối gần ngày đưa tang, giành cho con cháu nội tộc để con cháu có cơ hội tưởng niệm đến cơng hạnh của người quá cố.

- Triệu tổ: lễ cúng trước ngày di quan hai ngày trở lạị Tang quyến thỉnh linh vị, di ảnh, bát nhang và đầy đủ lễ vật đến Nhà thờ Họ - nhà Từ đường để làm lễ cáo tổ tiên.

- Sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh.

- Cáo đạo lộ: lễ này thường nhờ một người hộ tang đứng cúng, được làm trước ngày đưa tang, bàn cúng được đặt trước cửa ngõ với ý nghĩa xin cho đám tang được thuận lợi, cúng với lễ này có gia đình cịn tổ chức lễ cúng thí thực và phóng sanh - Khiển điện: Lễ này cúng trước khi di quan, dành cho bằng hữu tỏ bày tâm sự, tình cảm với hương linh qua điếu văn.

- Di quan (động quan): Lễ di chuyển quan tài đi chôn hay hỏa táng.

- Tế độ trung: Cúng giữa đường, lễ này với ý nghĩa: cho người âm cơng (đạo tì) nghỉ xả hơi lấy sức, đãi ăn uống đồng thời để cho con cháu có dịp lễ lạy tỏ lịng hiếu thảo trong lúc nghỉ giải laọ

- Trị huyệt: Một lễ làm tinh sạch huyệt, trước khi hạ quan tàị

- Tạ thổ thần: Lễ khấn vái thổ thần và những hương linh của những ngôi mộ chung quanh.

- Nhiễu mộ: Lễ này cử hành sau khi an táng xong, bái biệt hương linh, tạ chư Tăng và quan khách.

- An linh: Khi về đến nhà, chùa, an vị hương linh để hương khói thờ phụng.

Như vậy, có thể thấy rằng Hàn Quốc, số lượng người muốn thực hiện tang lễ theo nghi thức Phật giáo tăng lên nhanh chóng. Ở Việt Nam, trừ những gia đình theo các tơn giáo khác, những người Phật tử hay những người khơng theo tơn giáo đều có xu hướng thực hiện tang lễ theo nghi thức đạo Phật.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, luận văn đã đề cập sự ảnh hưởng của nghi lễ Phật giáo đến một số phong tục tập quán liên quan đến vòng đời của người Hàn Quốc là lễ Thôi nôi, lễ Trưởng thành, Hơn lễ và Tang lễ. Ảnh hưởng đó rất sâu sắc và lâu đờị Tôi đã so sánh những ảnh hưởng đó của nghi lễ Phật giáo của người Hàn Quốc và người Việt Nam. Phật giáo quả thực đã có ảnh hưởng sâu sắc từ lâu trong nghi lễ gắn với đời người ở cả Việt Nam và Hàn Quốc.

CHƢƠNG 3

ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ LỄ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỜI SỐNG THƢỜNG NHẬT CỦA NGƢỜI DÂN HÀN QUỐC

3.1. Một số lễ hội tiêu biểu chịu ảnh hƣởng của Phật giáo 3.1.1 Lễ hội đèn lồng ngày Phật đản (Vesak) ở Hàn Quốc

Nguồn ảnh: http://modernseoul.org/

Có nhiều hoạt động diễn ra trong ngày Lễ Phật Đản, trong đó có hai sự kiện lớn. Sự kiện lớn thứ nhất là người Hàn Quốc tiến hành tắm tượng Phật (佛像) và cúng Phật vào đúng 12 giờ trưa của ngày Lễ Phật Đản. Đây là thời điểm Đức Phật được sinh ra theo quan niệm ở Hàn Quốc. Việc tắm tượng Phật này thể hiện lịng tơn kính đối với Đức Phật. Sự kiện lớn thứ 2 chính là lễ hội đèn lồng: thắp đèn sáng giữa đêm tốị

Lễ hội đèn lồng này trong tiếng Hàn được gọi là Yeon Deung Hoe (연등회_燃燈會). Lễ hội này bắt nguồn từ 1300 năm trước dưới thời Shillạ Ý nghĩa của lễ hội này là dùng ánh sáng của đèn lồng để thắp sáng tâm trí và thắp sáng thế giớị Lễ hội đèn lồng cịn tượng trưng cho trí tuệ, khai sáng những suy nghĩ tối tăm và thiển cận của chúng sinh.

Lễ hội đèn lồng ngày Phật đản ở Hàn Quốc là một sự kiện lớn có truyền thống lâu đời và được tổ chức qui mơ, hồnh tráng, không chỉ mang ý nghĩa tâm

linh mà cịn là dịp giới thiệu với du khách nước ngồi về văn hóa Hàn Quốc. Ngày 6/4/2012, lễ hội này được Hàn Quốc xếp hạng vị trí thứ 122 trong danh sách các văn hóa phi vật thể quan trọng của Hàn Quốc.

* Lịch sử lễ hội

Thắp đèn là một trong những cách để tỏ lòng biết ơn Đức Phật. Ý nghĩa của dâng lễ đèn lồng này tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật soi sáng thế giới tối tăm của vơ trị Từ xưa đã có nhiều giai thoại về nguồn gốc lễ hội đèn lồng. Theo trang web chính thức của lễ hội đèn lồng Hàn Quốc (http://www.llf.or.kr/) có giai thoại rằng: một ngày nọ, khi Đức Phật đang ở trên núi Yeongchwisan, khi tất cả các ngọn đèn khác đều đã tắt, chỉ duy nhất ngọn đèn của người phụ nữ nghèo tên Hyun Woo sáng rõ cùng với lời cầu khấn khẩn thiết. Thấy vậy, Đức Phật nói: “Người phụ nữ này có cơng đức thắp đèn, sẽ thành chính quả.” Và từ đó có phong tục thắp đèn.

Thời Silla, năm trị vì thứ 6 của vua Silla Kyung Moon Wang, và năm thứ 4 của nữ hoàng Jin Sun Yo Wang, vào những đêm trăng rằm, đức vua đã đi vi hành chùa Hoàng Long Tự (皇龍寺) – một ngôi chùa lớn nhất ở Kyeoungju, tỉnh Kyeongsang bokdo thời đó và ngắm đèn lồng. Các ghi chép trong cuốn 삼국사기 - Sam Kyuk Sa Gi cho rằng người ta đã dùng đèn lồng trang trí các ngơi chùa từ khoảng 1000 năm trước.

Thời Koryo, Phật giáo được chọn làm Quốc giáọ Vị vua đầu tiên của thời đại Koryo, trong cuốn [Hunyosipjo, 訓要十條] (tạm dịch: 10 điều huấn giáo) đã ghi lại cụ thể về lễ hội đèn lồng Yeon Deung Hoe và Pal Kwan Hoẹ Ở thời đó, lễ hội đèn lồng đã được coi như một sự kiện quốc giạ Triều đình ban hành các quy định về chọn người cầm đèn lồng, về việc trang trí đèn lồng. Vào dịp rằm tháng giêng và rằm tháng 2, khắp nơi từ cung đình, thành thị đến nơng thơn đều treo đèn lồng rực rỡ, mở tiệc ca hát, nhảy múa vui vẻ. Vua và toàn thể nhân dân cầu mong cho mùa màng bội thụ Trên con đường diễu hành nhà vua bước đi, hai bên đường, hơn 30.000 chiếc đèn lồng tỏa sáng trưng như ban ngàỵ Cũng theo sách sử Koryo, từ năm 1166 đã bắt đầu thực hiện diễu hành rước đèn lồng vào ngày lễ Phật Đản. Năm 1245, lễ hội rước đèn đặc biệt lớn, có biểu diễn ca nhạc trên sân khấu thâu đêm suốt

sáng. Lễ hội rước đèn lồng ngày Phật đản ngày nay chính là kế thừa từ những lễ hội đã có trong quá khứ nàỵ

Thời Joseon lập quốc, chẳng bao lâu, lễ hội đèn lồng quốc gia bị hủỵ Rước đèn lồng chỉ còn được truyền tụng như một trò chơi dân gian, một thứ phong tục xưa truyền lạị Những đứa trẻ cắt giấy, dán cờ lên đèn lồng, rước đèn lồng đi chơi cùng nhaụ Vào ngày này, nhà nhà dựng chuẩn bị cột đèn, thắp đèn sáng và những chiếc đèn lồng lung linh đủ màu sắc, hình dạng được treo lên caọ Đêm đến, nam nữ trong thành ùa ra tạo thành biển người náo nhiệt. Họ mở lễ hội thâu đêm suốt sáng, leo lên phía trước núi Nam San ngắm cảnh. Đây được coi là một trong những sự kiện lớn tiêu biểu trong năm ở Hàn Quốc thời đó.

Thời cận đại, phong tục treo đèn lồng biến chuyển theo dòng chảy thời đạị Theo tờ nhật báo ở Hàn Quốc những năm 1915 ~ 1917, có nhiều hoạt động, lễ hội đã được tổ chức nhân dịp ngày Phật Đản như: diễn thuyết về lời dạy của Đức Phật, chương trình ca nhạc. Cùng với dịng chảy của lịch sử, lễ hội đèn lồng cũng có sự biến chuyển của nó. Gần dịp lễ Phật Đản, người ta làm đèn lồng, treo nhiều ở ngã tư Jongno, dần dần thành phong tục truyền nhau trong dân chúng từ đời này đến đời khác. Sau đó, có nhiều hoạt động khác được tổ chức bên cạnh rước đèn như các hoạt động biểu diễn âm nhạc. Sau chiến tranh, lễ hội đèn lồng được tổ chức tại nhiều đền chùa trên khắp cả nước.

Thời hiện đại, lễ hội diễu hành rước đèn, lễ hội đèn lồng được tổ chức như những sự kiện văn hóa gắn bó với đơng đảo quần chúng nhân dân. Sau giải phóng, vào ngày 7/5/1946, lễ hội Phật Đản được tổ chức với ý nghĩa hoan hỉ ngày Đức Phật Thích Ca mâu ni (Shakyamuni) ra đời, đồng thời cầu mong sự độc lập tự chủ của đất nước đã được diễn ra tại Công viên Tapgol (99, Jong-ro, Jongno-gu, Seoul). Kể từ sau đó, lễ hội này được nhân rộng ra khắp cả nước Hàn Quốc. Tổng hội Phật giáo Trung ương Hàn Quốc (được thành lập vào ngày 20/06/1954. Và kể từ sau năm 1954, Tổng hội Phật giáo Trung ương Hàn Quốc là đơn vị tổ chức sự kiện nàỵ Việc diễu hành đèn lồng ngày nay cũng bắt nguồn từ việc rước đèn ở khu vực quanh chùa Jokyesa diễn ra từ năm 1955. Và cũng kể từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và so sánh với Việt Nam Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)