Liên hệ với Lễ Hằng Thuậ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và so sánh với Việt Nam Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 58 - 60)

8. Bố cục của đề tài

2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trong Hôn lễ

2.3.4. Liên hệ với Lễ Hằng Thuậ nở Việt Nam

Ở Việt Nam, lễ cưới trong chùa được gọi là Lễ Hằng Thuận: “hằng” nghĩa là “luôn luôn”, “thuận” nghĩa là “hòa thuận”, tức là mong cặp vợ chồng hướng đến cuộc sống gia đình ln ln êm ấm, hịa thuận. Trên trang Đạo Tràng Tu Phật có

nói về nguồn gốc của lễ Hằng thuận như sau33

“Nhiều nguồn tư liệu cho rằng, cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 - 1940) là người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùạ Ông vốn là một nhà Nho quê ở Hải Dương, sau quy y Tam Bảọ Với lòng nhiệt thành phụng sự Phật Pháp, ông cho rằng việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ có lợi ích cho gia đình Phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh.

Năm 1930, tại chùa Từ Đàm - Huế đã tổ chức lễ cưới cho con gái của bác sĩ phật tử Tâm Minh - Lê Đình Thám - là bà Lê Thị Hồnh với ơng Hồng Văn Tâm. Đây là lễ cưới đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo nước nhà.

Đến năm 1971, Hịa thượng Thích Thiện Hịa đã chính thức đặt tên cho lễ kết hơn tại chùa là Lễ Hằng Thuận. Mục đích chính của lễ Hằng Thuận là làm thế nào để cho đôi vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức tâm linh trong đời sống gia đình, để từ đó hướng đến một đời sống hơn nhân thật sự an lạc hạnh phúc. Điều này có nghĩa là vợ chồng phải ln sống trên tinh thần hịa thuận,

tơn trọng lẫn nhau, cùng nhau vừa làm trịn trách nhiệm và bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống lứa đôi, đối với ông bà cha mẹ và con cái của mình; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chánh Đạo…”

Nghi thức lễ Hằng thuận

Nghi thức trong lễ Hằng thuận ở Việt Nam cũng có một số điểm tương tự như Lễ Hịa hơn ở Hàn Quốc. Trong cuốn “Nghi thức lễ Hằng thuận, Tỳ kheo Thích Chơn Khơng đã mô tả chi tiết các nghi thức trong lễ Hằng thuận.

Phần mở đầu, các quan khách hai họ và Phật tử ở chùa lúc đó đều được mời vào điện tham dự lễ. Chủ hôn hoặc vị điển lễ sẽ làm lễ dâng hương lễ Tổ và mời đức Phật và các vị bồ tát về chứng giám. Tiếp theo, làm các nghi lễ như dâng hoa quả, thắp hương, dâng lễ lên Tam bảo, đọc chú Đại bi, ca ngợi cơng ơn của đức Phật, cầu bình an, và mời tất cả mọi người tham dự cùng an tọạ Nghi thức truyền Tam quy Ngũ giới: nếu cặp vợ chồng có người chưa phải là Phật tử thì làm lễ Quy y, sau đó thực hiện nghi thức Huấn thị. Nghi thức huấn thị: nhà sư chủ hôn sẽ giáo huấn cho cô dâu chú rể về bổn phận làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ tương lai, bổn phận dâu ngoan rể thảo, giáo huấn về ý nghĩa đôi nhẫn mà hai người đeọ Sau khi trao nhẫn, vợ chồng cúi lạy nhau, ký tên. Nhà sư trao Giấy chứng nhận lễ Hằng Thuận. Hai vợ chồng cảm ơn nhà sư chủ hôn và Lễ tạ.

Lễ hằng thuận của John Matthews và S.R. Mills Lễ Hằng thuận tại chùa Phúc Thành

Hôn lễ của diễn viên Thúy Nga tại Thiền viện Thường Chiếu, Đồng Nai – Nguồn:tin247.com

Về cơ bản, các bước trong nghi lễ Hằng thuận ở Việt Nam và lễ Hịa hơn ở Hàn Quốc có nhiều điểm tương tự nhaụ Bên cạnh đó, lễ cưới nơi chính điện nhà Phật này đã có lịch sử lâu đời ở cả Hàn Quốc và Việt Nam. Điều này chứng minh rằng ở Hàn Quốc đạo Phật từ lâu đã gắn bó với những nghi lễ quan trọng của đời ngườị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán Hàn Quốc và so sánh với Việt Nam Luận văn ThS. Khu vực học và văn hoá học 60 31 06 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)