1.2. Quá trình hình thành trang phục của lực lƣợng Công an nhân
1.2.2. Trang phục Công an nhân dân Việt Nam bước đầu được hoàn
thiện tiến lên chính quy (thời gian từ 1956 đến 1989)
Trong thời kỳ từ 1956 đến năm 1962, sau khi miền Bắc được giải phóng, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng để tăng cường đấu tranh chống bọn phản cách mạng và bọn tội phạm hình sự, giữ gìn an ninh, trật tự, ngày 28/7/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 982/TTg quyết định thành lập Cục CSND có nhiệm vụ thống nhất việc xây dựng, quản lý, huấn luyện, giáo dục cảnh sát trong toàn quốc về nghiệp vụ, chính trị, quân sự, văn hóa. Lần đầu tiên, Nghị định trên đã xác định CSND là lực lượng vũ trang, nửa vũ trang thuộc biên chế ngành Công an. Nghị định 982/TTg đã đánh dấu một bước trưởng thành mới của lực lượng CSND, do chưa có quy định chính thức của Nhà nước về cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của CSND nên các cơ quan chức năng của Bộ Công an chỉ tổ chức may và cấp phát trang phục cho CSND theo mẫu đã có từ trước. Cũng trong thời gian này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 20/8/1956 về việc thành lập ngành CSND và Cục CSND. Nội dung Chỉ thị nêu rõ “CSND là lực lượng vũ trang và nửa vũ trang thuộc
ngành Công an quản lý và lãnh đạo. Thành lập Ngành CSND là một công tác quan trọng trong việc củng cố bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam…” [54; tr 120]. CSND được thành lập với các lực lượng chính là Cảnh
sát hộ tịch, giao thông, cứu hoả; Cảnh sát kinh tế và Cảnh sát vũ trang. Việc hình thành các lực lượng này đã góp phần hình thành kiểu dáng ban đầu của trang phục CSND. Trang phục thu đông của CSND màu vàng lúa chín, may kiểu veston, quần áo dài tay, có 04 túi ngực, áo cổ đứng, khơng có áo trắng và cà
vạt, khơng có biển tên, có 05 hàng cúc. Vai khơng có cầu vai, chưa có quân hàm, cổ áo có phù hiệu màu đỏ. Mũ cát cứng có hình Cơng an hiệu (xem ảnh 3 tại
phục lục 2).
Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên phòng. Ngày 03/3/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 100/TTg quy định nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo chỉ huy của CAND vũ trang, trong ngành Cơng an có hai chế độ đảm bảo vật chất cho cán bộ chiến sỹ. Theo Nghị định này, CAND vũ trang hưởng theo chế độ hành chính, sự nghiệp; CAND vũ trang là đầu mối thuộc Ủy ban kế hoạch Nhà nước, hưởng chế độ lực lượng vũ trang như quân đội. Vì vậy, ngày 01/9/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 331/TTg quy định hệ thống cấp bậc hàm CAND vũ trang, quy định cụ thể về mẫu, quy cách… của Cơng an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu có kết hợp cấp hiệu và lễ phục của cấp tướng, cấp tá CAND vũ trang. Nội dung Nghị định nêu rõ: “nay quy định hệ thống cấp bậc hàm CAND vũ trang và công an
hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của CAND vũ trang như sau: hệ thống cấp bậc hàm CAND vũ trang gồm các cấp bậc từ binh sỹ đến Đại tướng. Về Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu có kết hợp cấp hiệu và lễ phục của CAND vũ trang, Nghị định nêu rõ:“Điều 3: công an hiệu của sỹ quan, hạ sỹ quan và binh sỹ trong CAND vũ trang ấn định như sau: hình trịn, đường kính 32 ly, nền xanh giữa có quốc kỳ đường kính 20 ly, xung quanh có hai bơng lúa, phía dưới hai bơng lúa có hai chữ “CA”, bên ngồi hai bơng lúa có vành màu vàng. Công an hiệu này cũng dùng cho các loại CSND” [57; tr122-123].
Về cấp hiệu và phù hiệu của sĩ quan CAND vũ trang, Điều 4 Nghị định ấn định như sau: cấp hiệu sỹ quan đeo ở vai áo, nền màu xanh tươi lá cây và có sao. Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng: một sao; Trung úy, Trung tá, Trung tướng: hai sao; Thượng úy, Thượng tá,Thượng tướng: ba sao; Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 4 sao.
Cấp hiệu của cấp tướng: sao màu vàng, cúc hình quốc huy vàng, nền dệt nổi kiểu chữ nhân và ô vuông. Cấp hiệu của cấp tá: sao màu bạc, cúc màu
bạc có hình sao giữa bơng lúa, hai vạch màu vàng đặt dọc, nền dệt nổi lóng dọc. Cấp hiệu của cấp úy: như cấp tá nhưng chỉ có một vạch màu vàng đặt dọc. Cấp hiệu của chuẩn úy: giống như cấp úy nhưng khơng có sao.
Phù hiệu sỹ quan: phù hiệu sỹ quan đeo ở ve cổ áo màu xanh tươi lá cây. Phù hiệu cấp tướng viền màu vàng, phù hiệu cấp tá và úy không viền. Phù hiệu sĩ quan chun mơn có hình tượng trưng như sau: Công binh: hình nửa bánh xe và xẻng cuốc; Thơng tin: hình luồng điện; Qn y, thú y: hình hồng thập tự; Quân pháp: hình mộc và hai thanh kiếm đặt chéo; Quân nhu: hình bơng lúa và tấm vải; Xe hơi, mơ tơ: hình hai tay lái và nhíp xe; Kỵ binh: hình móng ngựa, có thanh kiếm và khẩu súng trường đặt chéo; Thủy đội: hình mỏ neo; Văn cơng: hình dấu hiệu âm nhạc và đàn nguyệt; Thể cơng: hình cung tên.
Để thực hiện việc đồng nhất về trang phục cho CAND vũ trang ngày 04/12/1959, Bộ trưởng Bộ Cơng an Trần Quốc Hồn đã ký Quyết định số 804/QĐ-BCA quy định từ ngày 22/12/1959, tất cả sỹ quan, hạ sỹ quan và chiến sỹ CAND vũ trang đều mang Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu hoặc phù hiệu kết hợp của CAND vũ trang theo đúng với cấp bậc đã được thụ phong. Tuy nhiên, đến tháng 10/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng CAND vũ trang sang BQP nhưng những nội dung của Nghị định số 331/TTg quy định hệ thống cấp bậc hàm CAND vũ trang và Công an hiệu, phù hiệu của CAND vũ trang trên cơ sở kế thừa những nét đẹp của bộ trang phục của lực lượng QĐND và CAND vũ trang đã tạo cơ sở cho việc phác thảo, định hình nên kiểu dáng, màu sắc trang phục của lực lượng CAND.
Với sự xuất hiện của các lực lượng CSND đảm nhiệm những nhiệm vụ chuyên biệt, trong thời gian tháng 7/1959, Bộ Công an ban hành văn bản quy định trang phục cho công nhân lái canô và cảnh sát tuần tra kiểm sốt trên sơng, cảng. Căn cứ vào quy định của Bộ, các địa phương dự trù kế hoạch trang bị nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ, Bộ tổng hợp để tổ chức may và mua
sắm trang phục, trang bị nghiệp vụ cấp phát cho công an các đơn vị, địa phương theo kế hoạch.
Trong điều kiện nước ta còn tạm thời bị chia cắt, cuộc đấu tranh chống gián điệp và các bọn phản cách mạng ngày càng gay go quyết liệt, phức tạp và lâu dài hơn. Ngày 20/01/1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 40/NQ-TW về củng cố và tăng cường lực lượng Công an. Nghị quyết xác định: “cần phải kiên quyết và khẩn trương tăng cường lực lượng
Công an thành một cơng cụ chun chính tuyệt đối trung thành với Đảng, có liên hệ mật thiết với quần chúng, thành một lực lượng chiến đấu vững mạnh, có tính chất vũ trang, có tổ chức chặt chẽ, thơng thạo về nghiệp vụ và có trình độ khoa học kỹ thuật” [23; tr201]. Thực hiện Nghị quyết 39 và 40 của Bộ
Chính trị về tăng cường lực lượng CAND, chế độ cấp bậc hàm trong lực lượng CSND. Xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, lực lượng CSND phải được trang bị thống nhất về trang phục và trang bị nghiệp vụ cần thiết. Vì thế, ngày 17/02/1962, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 177/TT-TCCB quy định chế độ trang phục và trang bị cho CSND. Cụ thể:
Trang phục và trang bị nghiệp vụ nhà nước cấp phát chung cho tất cả các loại cảnh sát và cán bộ nhân viên trại giam như sau: 01 bộ quần áo bằng vải kaki Nam Định loại tốt; 01 áo bông hoặc áo rét; 01 đôi giày da; 01 đôi giày vải dùng riêng cho cán bộ nhân viên trại giam; 01 áo mưa; 01 mũ cứng; 01 thắt lưng da chéo, 01 Công an hiệu; 02 đôi phù hiệu, 01 số hiệu (xem ảnh
số 3,4, 5, 6, 7, 8, 9 tại phụ lục 2).
Trang phục và trang bị nghiệp vụ nhà nước cấp riêng cho CSND thời kỳ này bao gồm: 01 đôi giày vải; 01 áo trấn thủ dùng cho cảnh sát và cán bộ nhân viên trại giam cơng tác ở vùng núi nói chung và cho đội tuần tra bằng ca nô trên sông, cảng; 01 mũ kê pi và vải bọc dùng trong 5 năm cho CSND nói chung; 01 đơi găng tay dài dệt kim đông xuân dùng cho CSGT; 01 đôi găng tay dệt dùng trong 3 năm cho Cảnh sát tuần tra bằng ca nô trên sông. Mỗi đội Cảnh sát tuần tra bằng ca nô trên sông được trang bị 03 đôi găng tay cao su, mỗi người 2 khẩu trang để sử dụng trong trường hợp phải vớt tử thi ở sơng;
01 cịi đồng và 01 sắc cốt bằng da dùng cho Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, CSGT, Cảnh sát tuần tra trên sông. Trong thời gian này, CSND và cán bộ nhân viên trại tạm giam là một lực lượng thống nhất nên về trang phục và trang bị nghiệp vụ phải thống nhất theo mẫu mức và quy cách đã quy định.
Chế độ cấp phát và may phát trang phục, trang bị nghiệp vụ là xuất phát từ yêu cầu của công tác nghiệp vụ nên Bộ Cơng an quy định nói chung tất cả các cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát từ Bộ đến địa phương, cán bộ chiến sỹ các huyện công an ngoại thành Hà Nội, cán bộ nhân viên công tác ở các trại giam, cán bộ chiến sỹ Phòng 5 Cục Cảnh vệ đều được cấp phát, may sắm và trang bị nghiệp vụ đã quy định chung cho CSND.
Trên cơ sở Nghị định 982/TTg và Chỉ thị số 30/CT-TW, Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ 14 (tháng 01/1960) đã bàn nhiều về công tác xây dựng lực lượng CSND với khẩu hiệu “Xây dựng ngành Trị an dân cảnh thành lực lượng CSND”. Hội nghị này cũng chỉ rõ: “cần tiếp tục củng cố và xây dựng
lực lượng Cảnh sát thành một lực lượng chính quy, có hệ thống từ trên xuống dưới, có chế độ điều lệnh thống nhất” [21; tr121]. Trên cơ sở các Nghị quyết
lần thứ 14, 15, 16, Ngành Công an đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước xúc tiến việc xây dựng Pháp lệnh lực lượng CSND. Những nội dung của Nghị quyết Hội nghị Cơng an tồn quốc trên là cơ sở quan trọng để xây dựng pháp lệnh CSND năm 1962. Sau một thời gian nghiên cứu, dự thảo pháp lệnh quy định cấp bậc sỹ quan, hạ sỹ quan CSND Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (gọi tắt là Pháp lệnh CSND) đã được ra đời và được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thơng qua ngày 16/7/1962, tiếp đó ngày 20/7/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh 34/LCT cơng bố Pháp lệnh CSND. Điều 1 của Pháp lệnh quy định rõ:
Hệ thống cấp bậc sỹ quan có 03 cấp: cấp tướng có hai bậc là Thiếu tướng và Trung tướng; cấp tá có 04 bậc là: Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá; cấp úy có 04 bậc là: Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy, Đại úy. Hạ sỹ quan có 3 bậc là: Hạ sỹ, Trung sỹ và Thượng sỹ ( xem ảnh số 6 tại phụ lục 2).
cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu có kết hợp cấp hiệu, số hiệu và lễ phục của sĩ quan và hạ sỹ quan CSND” [21; tr24]. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu
bước trưởng thành của CSND từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Đồng thời là cơ sở pháp lý xây dựng lực lượng CSND tiến lên chính quy, đáp ứng yêu cầu giữ gìn trật tự xã hội trong giai đoạn cách mạng mới. Theo Pháp lệnh này, lực lượng CSND được phong cấp hàm chính quy, có trang phục riêng, thống nhất được trang bị và hưởng mọi chế độ của một lực lượng vũ trang.
Căn cứ pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CSND và pháp lệnh quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sỹ quan CSND, ngày 10/10/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP quy định cụ thể quy cách, mẫu mã cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu của CSND. Căn cứ vào quy định của Chính phủ về từng loại cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu kết hợp với cấp hiệu và số hiệu CSND bao gồm: 01 bộ áo kaki Nam Định màu vàng, 01 áo bông, 01 bộ lễ phục, 01 đôi giày da, 01 áo mưa, 01 mũ cứng, 01 mũ kêpi, 01 cơng an hiệu, 02 phù hiệu. Riêng CSGT cịn được trang bị thêm 01 đơi găng tay, 01 cịi đồng, 01 xắc cốt. Cảnh sát tuần tra bằng ca nô trên sông (đường thủy) được trang bị 03 đôi găng tay cao su, 2 khẩu trang (xem ảnh số 3, 4,
5,6,7,8,9 tại phụ lục số 2).
Lực lượng CSND được phong cấp bậc hàm được trang bị Công an hiệu, phù hiệu, số hiệu theo quy định, trừ lực lượng Công an đường sắt, Bộ Công an vẫn trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ; về bộ máy tổ chức, biên chế trực thuộc Tổng cục đường sắt, do ngành đường sắt trả lương nên không được hưởng chế độ theo Pháp lệnh quy định về cấp bậc của sĩ quan, hạ sĩ quan CSND.
Nhìn chung, đây là thời kỳ trang phục CSND được cơ bản hoàn thiện, chức vụ cao nhất khi đó là Trung tướng. Quy định phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của cấp tướng đeo ở ve cổ áo, nền đỏ, ba cạnh viền màu vàng, phía trên có gắn Cơng an hiệu nổi, đường kính 18 ly bằng kim loại sơn màu xanh lá cây, phía dưới có sao màu vàng.
quy định cơ quan phụ trách, quản lý công tác PCCC là Bộ Công an và quy định chế độ, cấp bậc của sỹ quan, hạ sỹ quan PCCC. Căn cứ vào Thông tư 08/NV ngày 13/2/1962 của Bộ Nội vụ quy định chế độ cấp phát trang phục cho lực lượng PCCC. Để phù hợp với tình hình cơng tác thực tế hiện nay của lực lượng PCCC, ngày 14/11/1963, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an Ngô Ngọc Du đã ký Thông tư số 1829/TT quy định chế độ trang phục cho cán bộ chiến sỹ PCCC. Chế độ cấp phát trang phục và trang bị cho một cán bộ chiến sỹ PCCC chuyên nghiệp như sau: trang phục, trang bị nghiệp vụ: 01 áo mặc đi chữa cháy không thấm nước; 02 bộ quần áo tập bằng vải bạt Nam Định; 01 đôi ủng cao su; 01 thắt lưng da to; 01 bao da đựng búa chữa cháy.
Triển khai thực hiện quy định của Hội đồng Chính phủ về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, chiến sỹ ANND và CSND. Theo đó, về chế độ trang phục: cán bộ, chiến sỹ ANND và CSND được quan tâm. Từ năm 1960, Bộ Cơng an có nhiều văn bản quy định về chế độ trang bị, trang phục phương tiện cho cán bộ, chiến sỹ Công an là Cảnh sát và một số công tác nghiệp vụ cần thiết, trong đó có cán bộ, chiến sỹ làm cơng tác Cảnh vệ ở Cục Cảnh vệ. Để đảm bảo thống nhất chế độ trang bị, trang phục phương tiện cho cán bộ, chiến sỹ Cảnh vệ, đáp ứng yêu cầu công tác, ngày 30/1/1967, đồng chí Ngơ Ngọc Du, Thứ trưởng Bộ Công an đã ký Thông tư số 1429/A23 quy định và tổng hợp các chế độ trang bị, trang phục và phương tiện cho cán bộ, chiến sỹ Cảnh vệ.
Ngày 21/2/1975, Chính phủ ban hành Quyết định số 47/CP quy định chế độ, chính sách và quản lý đối với lực lượng CAND. Ngày 12/5/1975, đồng chí