Các giá trị nổi bật của trang phục Công an nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử hình thành và biến đổi của trang phục công an nhân dân việt nam từ 1945 đến nay (Trang 102 - 163)

- Trang phục Cơng an nhân dân Việt Nam thích ứng với mơi trường tự nhiên Việt Nam

Ăn, mặc, ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Sự lựa chọn của con người trong cách ăn, mặc, ở là khác nhau tạo nên sắc thái trong sinh hoạt khác nhau. Khi sự lựa chọn ấy đạt đến tính thống nhất, tính bền vững, tính giá trị cao thì chúng được nâng lên thành văn hóa, trở thành biểu hiện của văn hóa. Thơng qua các biểu tượng văn hóa trên trang phục, chúng trở thành một trong những sắc thái để nhận biết đặc trưng của mỗi dân tộc. Cũng thông qua cách phục sức, chúng ta tiếp nhận những thông tin quan trọng làm cơ sở để phân biệt tộc người này với tộc người khác, các giai tầng trong xã hội, trình độ văn hóa, sở thích cá nhân. Một trong những biểu hiện của văn hóa tộc người được bảo lưu thường xuyên và lâu bền nhất qua các thời đại là trang phục. Hiểu được tầm quan trọng này, chính sách đồng hóa của kẻ thù đều bắt đầu từ cách ăn mặc, cách phục trang của dân tộc.

Cùng với chức năng cơ bản là bảo vệ cơ thể, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, từ xa xưa, trang phục đã cùng với ngôn ngữ, chữ viết trở thành một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện một dân tộc.

Trang phục gắn bó mật thiết và tồn tại trong sự vận hành của đời sống tộc người. Nhiều hoạt động đặc trưng của văn hóa tộc người điều có sự tham gia của trang phục, bản sắc văn hóa được biểu hiện rõ nét, thường xuyên và lâu bền nhất. Mặt khác nó cịn là tấm gương phản chiếu giá trị đạo đức, tâm lý, nếp sống, lối sống, phong tục… của mỗi cộng đồng dân tộc.

Trang phục là những sản phẩm mang giá trị văn hóa vật thể được hình thành do nhu cầu của đời sống con người và nó khơng ngừng phát triển cùng với lịch sử phát triển của các cộng đồng tộc người và quốc gia. Trang phục là sản phẩm văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn văn hóa của từng thời đại, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng tộc người và quốc gia. Trang phục mang tính hai mặt: bảo lưu những yếu tố văn hóa truyền thống, vừa giao thoa hịa đồng để thay đổi, bổ sung thêm các thành tố của một bộ trang phục cũng như chất liệu, kiểu dáng… cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Vì có mối quan hệ sâu sắc với đời sống văn hóa tộc người nên trang phục là một thành tố cơ bản của nền văn hóa nước nhà.

Nằm trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, trang phục của lực lượng CAND ra đời là một nhu cầu thiết yếu, tạo nên vẻ đẹp của người chiến sỹ CAND. Quân phục góp phần nâng cao tư thế người lính, nhắc nhở trách nhiệm của người lính và củng cố niềm tin của người dân. Trong quan hệ quốc tế, trang phục hoàn chỉnh, thống nhất, tạo điều kiện cho bình đẳng quốc tế, bè bạn chan hịa, đối phương vị nể.

Hệ thống trang phục của lực lượng CAND là một trong những nhân tố góp phần thể hiện sự lớn mạnh của lực lượng CAND nước đó, tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang, tơ thắm hình ảnh người chiến sỹ, phản ánh tính thẩm mỹ, lịch sử của một nền văn hóa.

CAND, còn hàm chứa những giá trị lịch sử đặc biệt. Yếu tố văn hóa, biểu hiện của văn hóa trong trang phục CAND đó là trang phục của một lĩnh vực cơng tác, trong đó khi người ta nhìn thấy, gọi tên những yếu tố cấu thành hệ thống trang phục đó ta có thể định vị được hình ảnh đó là trang phục của lực lượng CAND, đó là hình ảnh người chiến sỹ CSND trong bộ quân phục màu xanh lá mạ, hay người chiến sỹ CSGT trong bộ trang phục màu vàng mang trên tay gậy chỉ huy giao thơng, kèm theo đó là nhịp cịi vang lên để điều hành các luồng phương tiện lưu thông tránh ùn tắc; hay đó là hình ảnh những anh cảnh sát PCCC gồng mình dập tan những ngọn lửa hung thần bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân…

Từ khi thành lập, lực lượng CAND đã vượt qua bao gian khổ, hy sinh, chiến đấu anh dũng, có lý tưởng rõ ràng. Cũng như bộ đội, trong những ngày kháng chiến trường kỳ, trong điều kiện cơm ăn còn thiếu, áo mặc chưa đủ lực lượng CAND đã hịa mình vào trong nhân dân, ln giữ mối quan hệ quân - dân như cá với nước. Ở với dân, quần áo, càng giống như trang phục của nhân dân càng nhiều thuận lợi trong công tác, tuy nhiên đến khi lực lượng CAND tiến hành xây dựng một lực lượng chính quy, trang phục được cấp đồng bộ, theo một quy định thống nhất. Đặc biệt, từ sau ngày đất nước thống nhất, các mối quan hệ bang giao phát triển, yêu cầu về vấn đề nghi lễ được đặt ra ngày càng khắt khe, chuẩn mực hơn, vì vậy, song song với việc xây dựng lực lượng CAND chính quy, hiện đại thì vấn đề trang phục của lực lượng CAND không thể tùy tiện, sơ sài.

Trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của các quốc gia trên thế giới, trang phục có một vị trí đặc biệt quan trọng, là dấu hiệu thơng tin thứ hai (sau ngôn ngữ) để nhận diện hoặc phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, tộc người này với tộc người khác.

Trang phục CAND được sáng tạo, sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu mặc phục vụ công tác, chiến đấu và làm đẹp cho người chiến sỹ Công an. Cùng với các yếu tố khác, để tạo nên nét đẹp, diện mạo và khí phách riêng có của người chiến sỹ CAND Việt Nam: gần gủi nhưng vẫn rất trang nghiêm.

trang phục của quần chúng nhân dân hầu như gần giống nhau (kể cả trang phục của các lực lượng vũ trang khác). Khi lực lượng CAND đi vào xây dựng chính quy, trang phục của cán bộ, chiến sỹ mặc dù có những nét riêng nhưng vẫn có kiểu dáng gần gũi với trang phục của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Ngày nay, trải qua nhiều lần cải tiến về kiểu mẫu, chất liệu, màu sắc đã đạt tới mức thống nhất cao, tạo được vẻ nghiêm trang, mạnh mẽ và những giá trị thẩm mỹ nhưng nhìn tổng thể trang phục CAND vẫn khơng hồn tồn xa lạ đối với cơng chúng. Nhân dân vẫn ln thấy hình ảnh người chiến sỹ Cơng an thật gần gũi và thân thương, vẫn cịn đó vẹn ngun hình ảnh những người chiến sỹ quên mình băng qua lửa đạn cứu dân, khơng ngại hiểm nguy vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc nhân dân, “thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mọi cán bộ, chiến sỹ”. Trang phục CAND qua các thời kỳ lịch sử đã góp phần thể hiện bản chất của CAND từ nhân dân mà ra, dựa vào dân mà phục vụ.

Nhằm chính quy hóa lực lượng CAND, bộ máy của CAND ngày càng được kiện toàn mạnh mẽ, nhiều lực lượng mới được thành lập. Trong q trình đó, các hình thức trang phục CAND cũng được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu (đó là các loại quân phục, cấp hiệu, phù hiệu) tạo điều kiện thuận lợi trong công tác và chiến đấu.

Qua từng giai đoạn, trang phục của CAND Việt Nam có sự thay đổi từng bước. Các yếu tố về thời tiết, địa hình, u cầu cơng tác và thẩm mỹ ngày càng được chú trọng. So với các kiểu dáng trang phục của lực lượng CAND trước cải tiến thì mẫu trang phục mới cải tiến và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2016 là hoàn chỉnh, thống nhất hơn cả. Bộ trang phục mới tuy có sự tham khảo, học tập từ các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia và của một số nước Châu Âu như: Nga, Séc, Hunggari, Pháp…, đồng thời, có sự tiếp thu từ trang phục QĐND nhưng khơng rập khn máy móc mà phù hợp với điều kiện thực tế của lực lượng CAND Việt Nam. Vì vậy, trang phục của lực

lượng CAND đã vượt qua phạm vi là trang phục đại diện cho một lực lượng cụ thể để trở thành một bộ trang phục có tính đại diện cho sự uy phong của lực lượng CAND Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Trước hết, trang phục của lực lượng CAND mang tính thích ứng cao với môi trường tự nhiên Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, được chia thành 3 miền với những đặc trưng về khí hậu và văn hóa, địa hình khác nhau đều này cũng góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa của các vùng miền, tạo nên sắc thái vùng miền. Trong sự đa dạng về văn hóa đó, trang phục các tộc người, các vùng miền cũng xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu. Tuy vậy, khi một loại hình trang phục mới xuất hiện để có thể tồn tại và phát triển nó phải trải qua một quá trình “thử thách” và sàn lọc khắt khe. Trang phục của lực lượng CAND cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Là trang phục của lực lượng vũ trang, ngồi các yếu tố thẩm mĩ, cơ động, phù hợp với đặc thù cơng việc thì trang phục của lực lượng CAND còn phải đáp ứng được u cầu là phù hợp với mơi trường. Do tính chất, đặc thù ngành nghề của lực lượng CAND nên các cán bộ, chiến sỹ làm công tác nghiên cứu quân trang trước khi cho ra đời một mẫu quân phục mới phải đánh giá được sự tương quan giữa môi trường và chất liệu dự kiến thiết kế trang phục, đặc biệt là trang phục của các lực lượng có tính chất đặc thù như CSGT, CSCĐ, đặc nhiệm.

Yếu tố thích ứng với mơi trường ln hiện hữu trong trang phục của lực lượng CAND, thông qua việc chọn chất liệu may trang phục về mùa hè phải đảm bảo yếu tố mát, thấm hút mồ hôi, mùa đơng phải ấm. Bên cạnh đó, để thích ứng với khí hậu các vùng miền như Bắc, Nam thì chất liệu và loại hình, quy định mặc trang phục cũng được điều chỉnh cho phù hợp.

Trang phục CAND là sản phẩm do con người sáng tạo ra, thể hiện trí tuệ, tài năng sáng tạo ra các kiểu mẫu trang phục phù hợp với vóc dáng, tính cách, điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu Việt Nam. Bản thân trang phục CAND thuộc về văn hóa trong nghĩa rộng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn

hóa tinh thần. Trang phục CAND vừa là phương tiện vật chất phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người chiến sỹ, vừa thể hiện những giá trị về tinh thần, đó là khả năng sáng tạo, óc thẩm mỹ của người Việt Nam nói chung và những người thiết kế, sản xuất trang phục CAND nói riêng. Tạo nên vẻ đẹp thống nhất, diện mạo truyền thống, khí phách anh hùng của lực lượng CAND, phản ánh đậm nét các giá trị thẩm mỹ và các giá trị văn hóa truyền thống.

Một đội quân chính quy, tinh nhuệ đẹp trước hết là ở sự đồng nhất, thống nhất, sự thống nhất đầu tiên đó chính là trang phục, chính vì lẽ đó bất cứ lực lượng CAND, cảnh sát và an ninh của một quốc gia nào trên thế giới cũng điều sáng tạo ra trang phục riêng của nước mình theo truyền thống, chuẩn mực riêng của mỗi quốc gia, dân tộc, cho dù nước đó lớn hay nhỏ. Thông qua trang phục của mỗi quốc gia, người ta có thể nhận thấy đó là lực lượng an ninh và cảnh sát thuộc quốc gia, tổ chức nào.

Nhìn vào trang phục của mỗi quốc gia, chúng ta còn phần nào nhận biết được sự phát triển kinh tế, văn hóa cũng như sự phát triển về mặt quân sự của quốc gia đó. Có thể nói theo quy luật biện chứng, trang phục CAND là hình thức thể hiện nội dung bên trong, đó là sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế và truyền thống văn hóa của dân tộc ta.

Sự sáng tạo và tài năng của những cán bộ nghiên cứu quân trang thể hiện ở kết quả nghiên cứu, sản xuất ra những bộ trang phục phù hợp với các điều kiện mang, mặc của người chiến sỹ Công an.

Khí hậu nước ta là khí hậu nóng ẩm, với hai mùa rõ rệt trong năm. Những cán bộ quân trang trong lực lượng CAND đã nghiên cứu điều kiện đó để sản xuất ra những bộ trang phục có thể chống lại lạnh khi khí hậu lạnh (như áo bông cho các lực lượng, áo bông dài, giày cao cổ, tất cao cổ, trang phục thu đông) với những chất liệu vừa giữ ấm nhưng cũng vừa đảm bảo sự thoải mái khi mặc như chất bông mềm, chất gabadin, tuypsilen. Để đảm bảo sử dụng trang trong thời tiết nóng nực của mùa hè, lực lượng hậu cần đã nghiên cứu những chất liệu mỏng, nhẹ, phù hợp cho việc sử dụng trang phục

trong mùa hè (như trang phục xuân hè cho các lực lượng), đồng thời phù hợp với đặc điểm công tác vùng miền.

Căn cứ vào điều kiện tác chiến, huấn luyện, chiến đấu và công tác nghiệp vụ… các cán bộ ngành quân trang CAND đã nghiên cứu những kiểu dáng, màu sắc phù hợp. Trong chiến đấu và huấn luyện chiến đấu là những bộ trang phục gọn nhẹ, dễ thao tác, dễ ngụy trang… trong hoạt động nghiệp vụ phải phù hợp với tính chất cơng tác, có thể bảo vệ, bảo hiểm cho người chiến sỹ dễ thao tác và tránh được những nguy hiểm trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, các loại trang phục quần áo, mũ… đã được nghiên cứu, sản xuất để trang bị cho từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ khác nhau trong tồn ngành Cơng an như: áo bạt của lực lượng PCCC được may bằng vải bạt, dày, dài đảm bảo giảm sức nóng cho người sử dụng; áo giáp chống đâm, chống đạn công cụ hỗ trợ để tự vệ đảm bảo an toàn cho cán bộ chiến sỹ khi thi hành nhiệm vụ, áo mưa phản quang của lực lượng CSGT…

Thứ hai, hệ thống biểu tượng trong trang phục CAND Việt Nam còn thể hiện đậm nét yếu tố gắn liền với môi trường tự nhiên.

Trang phục là cách ăn mặc của con người, mỗi dân tộc đều có sự thể hiện văn hóa trang phục khác nhau do nếp sống và sinh hoạt văn hóa khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu về trang phục nói chung và trang phục của lực lượng CAND nói riêng là đi giải mã những thơng tin về văn hóa CAND gắn liền với nó.

Mỗi cộng đồng tộc người đều có những đặc trưng về văn hóa, tạo nên bản sắc riêng trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa ở nước ta, trang phục là một trong những biểu hiện của văn hóa dân tộc, cũng giống như trang phục của các tộc người, nhóm ngành nghề khác, trang phục của lực lượng CAND Việt Nam còn hàm chứa một hệ giá trị biểu tượng phong phú trong việc thể hiện các yếu tố cấu thành nên tổng thể hệ thống trang phục. Trước tiên, chúng ta phải lý giải đó là yếu tố màu sắc, chất liệu vải được lựa chọn để sửa dụng trong may trang phục cho lực lượng CAND Việt Nam.

có nhiệm vụ tiến hành cơng tác tình báo, đấu tranh chống gián tiệp, chống phản động, bảo vệ an ninh chính trị và lực lượng CSND có nhiệm vụ là đấu tranh chống các loại tội phạm hình sự, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Mỗi một lực lượng có một nhiệm vụ và đặc trưng cơng việc riêng do vậy tính chất cơng việc cũng góp phần quy định nên diện mạo trang phục của lực lượng đó. Là một lực lượng được kế thừa nhiều yếu tố từ lực lượng QĐND và CAND vũ trang song tính chất chiến đấu của ngành Cơng an có những nét khác biệt so với Quân đội đó là chiến đấu với kẻ thù bí mật, khơng có trận tuyến cơng khai, được tiến hành trong điều kiện phân tán, thậm chí từng cá nhân riêng lẻ và có khi trong điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử hình thành và biến đổi của trang phục công an nhân dân việt nam từ 1945 đến nay (Trang 102 - 163)