Trang phục sơ khai của lực lượng CAND Việt Nam trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử hình thành và biến đổi của trang phục công an nhân dân việt nam từ 1945 đến nay (Trang 40 - 43)

1.2. Quá trình hình thành trang phục của lực lƣợng Công an nhân

1.2.1. Trang phục sơ khai của lực lượng CAND Việt Nam trong

những ngày đầu thành lập (giai đoạn 1945-1956)

Cách mạng tháng Tám thành cơng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời. Cùng với sự ra đời của chính quyền cách mạng, các tổ chức đầu tiên của CAND được thành lập (Liêm Phóng và Cảnh sát ở Bắc Bộ, Trinh sát ở Trung Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc ở Nam Bộ) làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách

mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Cùng với ra đời của các lực lượng trên, một số kiểu dáng, màu sắc trang phục cũng được xuất hiện như: Đội Công an xung phong thuộc Việt Nam Công an vụ được trang bị quần áo đồng phục màu ghi, áo may kiểu bludong, quần may kiểu sóoc lửng (xem ảnh

1 tại phụ lục 2). Trong khi đó đội Cơng an xung phong thuộc Sở Cảnh sát Bắc

Bộ được trang cấp đồng phục là quần soóc, áo ngắn tay bằng vải kaki màu vàng be, mũ canô theo phong cách của người Anh, người Pháp (xem ảnh 2 tại

phụ lục 2). Tại Hà Nam, lực lượng Cảnh sát được trang bị quần kaki màu

vàng, phù hiệu nền đỏ sao vàng đính ở ve áo và đeo băng đỏ ở cánh tay. Đội Cảnh vệ Hòn Gai được trang bị quần áo bằng vải kaki, mũ canô màu sáng giống như Vệ quốc đồn, mùa đơng có thêm áo trấn thủ màu xanh cơng nhân. Đội Cảnh sát xung phong Ninh Bình được trang cấp mỗi cán bộ chiến sĩ một bộ đồng phục màu vàng, một đôi giày da cao cổ, mũ canô và mỗi cán bộ chiến sĩ được trang bị một khẩu súng dài. Đội Công an xung phong Hà Tĩnh được trang bị đồng phục, đội mũ canô. Đội Cảnh vệ Kiến Anđược trang bị quần soóc ngắn màu nâu, mũ canơ có huy hiệu 5 cánh màu đỏ. Năm 1946, Công an Quảng Nam, Đà Nẵng được trang bị đồng phục, phù hiệu, trên mũ có 2 cành liễu và chữ “CA” lồng màu xanh ở giữa. Công an Nam Bộ đã thiết kế phù hiệu, trang phục nhưng đơn giản (xem

ảnh số 45 phụ lục 2)… đặc biệt trong ngày mùng 02/9/1945, Hậu cần Công an

Bắc Bộ đã trang bị cho lực lượng Cảnh sát xung phong các loại súng ngắn, quần soóc, áo ngắn tay, mũ cát trắng, xe đạp để hộ tống, bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời từ Bắc Bộ phủ đến Quảng trường Ba Đình dự lễ Tuyên ngơn độc lập.

Bước sang năm 1946, để đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và bọn phản động thân Pháp, trong tháng 4 năm 1946, Nha Công an và Sở Công an Bắc Bộ quyết định thành lập Đội Công an xung phong. Để tỏ rõ tính uy nghiêm của lực lượng cơng an cách mạng, hậu cần Nha Công an và Sở Công an Bắc Bộ đã cấp trang phục đồng bộ cho lực lượng Công an xung phong. Trang

gian này, Ty Công an Kiến An đã thành lập Đại đội Cảnh vệ thay cho lực lượng Công an xung phong. Hậu cần Ty Công an Kiến An cũng đã linh hoạt tìm nguồn để có đủ qn trang trang bị cho lực lượng Cảnh vệ các loại vũ khí và đồng phục như: ghệt ngắn màu nâu (ghệt là một kiểu giày chuyên dụng, chuyên dùng cho lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ như CSCĐ, Đặc nhiệm, phản ứng nhanh. Mũi giày làm bằng cao su còn cổ giày làm bằng vải bạt siêu bền; có hai hình thức ghệt là: ghệt ngắn cổ và ghệt cao cổ), quần ngắn, áo ngắn theo kiểu Nhật; mũ ca nơ có huy hiệu năm cánh màu đỏ [53; tr 18-19].

Sau ngày bầu cử quốc hội và thành lập Chính phủ liên hiệp, cuộc đấu tranh chống phản cách mạng diễn ra ngày càng phức tạp, địi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương; đồng thời phải tăng cường cơng cụ chun chính của chính quyền nhân dân để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Từ ngày mùng 8 đến ngày 15/01/1950, Hội nghị Cơng an tồn quốc lần thứ V được tổ chức tại Tuyên Quang. Tham dự Đại hội có đơng đủ đại biểu của lực lượng CAND trong toàn quốc. Hội nghị đã tổng kết công tác và thông qua Đề án CAND Việt Nam. Đây là văn kiện lý luận quan trọng xác định những vấn đề cơ bản như nhiệm vụ, đường lối công tác, nguyên tắc xây dựng tổ chức CAND Việt Nam. Đề án CAND Việt Nam xác định: CAND Việt Nam là một lực lượng, là một bộ phận của chính quyền nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, góp phần vào cuộc đấu tranh giành tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy CAND Việt Nam phải mang tính dân tộc, dân chủ và khoa học”... “Hội nghị đã quyết định triển khai nghiên cứu y phục, phù hiệu, cấp hiệu cho ngành Cơng an nói chung và lực lượng bảo vệ trật tự xã hội nói riêng cho giai đoạn hiện tại và sau này khi đất nước được giải phóng và lực lượng cơng an làm nhiệm vụ duy trì trật tự trị an ở các đô thị lớn [25; tr 143]. Việc

Hội nghị quyết định triển khai nghiên cứu trang phục, cấp hiệu, phù hiệu cho lực lượng Công an tại các đơ thị sau khi đất nước được giải phóng thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng.

sự thống nhất về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, phù hiệu, số hiệu (xem ảnh số 1, 2,

45, 46 tại phụ lục số 2)… nhưng với sự cố gắng cao nhất, nhiều lực lượng đã được

trang bị đồng phục, bước đầu thể hiện tính thống nhất, chính quy của lực lượng CAND, trong nỗ lực trang bị. Bước đầu “phác thảo” về hình thái trang phục CAND đã được hình thành, tạo cơ sở cho việc phát triển công tác nghiên cứu, thiết kế trang phục trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử hình thành và biến đổi của trang phục công an nhân dân việt nam từ 1945 đến nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)